Thịnh Hành 5/2024 # Chim Vành Khuyên: Chọn Giống, Nuôi Và Chăm Sóc Chim Căng Lửa Líu Hay # Top 8 Yêu Thích

Chim Vành Khuyên là một trong những loài được nuôi và ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Không chỉ sở hữu vẻ ngoài bắt mắt mà nó còn có giọng lứu rất hay. Tuy nhiên, để sở hữu một chú chim Vành khuyên khỏe mạnh, lứu hay với bộ lông óng mượt và thuần người là cả một quá trình đòi hỏi các nghệ nhân phải chăm chút, tỷ mỷ.

Chim Vành Khuyên hay còn gọi là chim khoen có tên khoa học là “Zosteropidae”, sống ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, dựa vào hình dạng và màu sắc của chim Vành khuyên mà người ta chia làm hai loại chính:

Chim Khuyên xanh: Sống chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung có hình dáng thon gọn và sở hữu giọng hót rất hay và ganh đua tốt. Đây là loài chim được rất nhiều người chơi lựa chọn bởi giọng hót cũng như ngoại hình bắt mắt.

Chim Khuyên vàng: Sống chủ yếu ở miền Nam với bộ lông vàng óng và giọng hót đanh dài. Tuy nhiên loài chim này lại không có sự ganh đua đấu đá tốt như loài chim khuyên xanh.

– Nên chọn chim Vành Khuyên đầu to, trán rộng, mắt xếch lên phía trên đỉnh đầu… đây là những chú chim có giọng hót tốt và đanh.

– Nên lựa chọn những con mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn và tơi… đây là những con hót rất mau mỏ, nhanh, dài và có tính ganh đua với đồng loại.

– Chân chim khuyên phải cao, lông óng để tạo dáng cho chim đẹp.

Chim Vành khuyên cũng như các loài chim cảnh khác, chúng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt. Trong mỗi thời kỳ khác nhau mà chế độ dinh dưỡng cũng khác nhau. Một chú chim Vành khuyên thời kỳ thay lông sẽ phải chăm sóc khác với chim thời kỳ kích lửa và thi đấu.

Trong thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn, vì thế phải làm thế nào để chim ăn nhiều và các biện pháp đề phòng gió máy.

Để chim ăn nhiều thì trước hết phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu). Cám trong giai đoạn chim đang xuống lông bạn cần hạ xuống cám thấp nhất, như Hiển Bảo Khánh 1, Thúy Tuấn 1…

Để đề phòng gió máy thì nên để chim ở những nơi có độ ẩm cao, yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim và không cho tắm nhiều.

Khi chim Vành Khuyên mọc lông, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao đáng kể, vì vậy chúng ta cần bổ sung mạnh mẽ vào thời điểm này, cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh), tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn, vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng…

Trong giai đoạn này, chim Vành Khuyên đã lên lửa nhưng vẫn chưa căng, hăng. Do đó, chúng ta cần thiết phải bổ sung các thức ăn có tính nóng như bột tép, bột sâu khô, lưu ý các thức ăn này nên cho theo tỷ lệ nhất đinh, không được quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong và sâu chân lông.

Hoa quả là thức ăn ưa thích của chim Khuyên, tuy nhiên đa phần các loại hoa quả lại có tính ngọt, giải nhiệt. Nên chúng ta hạn chế cho chim ăn hoa quả, có thể cắt hoàn toàn vì giai đoạn này đang tập trung cho chim căng. Tới khi nào chú khuyên của chúng ta bắt đầu cất những tiếng líu đầu tiên tức là chúng ta đã thành công bước đầu và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn khuyên lên lửa.

Đây là thời kỳ khó chăm nhất, đảm bảo phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chim, đồng thời tập lực và tập dượt cho chim Vành Khuyên giúp chúng căng lửa hơn. Chúng ta sẽ có 2 vấn đề cần quan tâm ở thời kì này đó là dinh dưỡng và chế độ tập dượt.

Trong giai đoạn này nên tiếp tục duy trì thực đơn của giai đoạn trước, không nên thay đổi cám một cách đột ngột. Bạn cũng có thể bổ sung thêm hoa quả, các thức ăn tươi như sâu, cào cào, châu chấu cho Vành Khuyên

Lưu ý: Không nên dùng cám kích lửa, nó giúp chim lên lửa nhanh nhưng lại ảnh hưởng cực kỳ tới sức khỏe của chim. Nên nuôi chim lên lửa một cách tự nhiên là cách bền vững cả về thể trạng lẫn tiếng hót của chim.

Thời gian thi đấu không nên quá dày, chỉ 2,3 lần trên tuần. Trước khi lên giàn thi đấu nên cho chim lại gần để làm quen, dần dần mới cho chim thi đấu.

Không nên lựa chọn đối thủ quá máu lửa, dễ gây cho khuyên sợ hãi bởi chưa quen hoặc chưa căng lửa ảnh hưởng về sau sẽ rất khó chữa.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể của chim Vành Khuyên cũng giống như chim Chào Mào không thể tránh khỏi việc bị nhiễm một số bệnh thường gặp. Do đó muốn sở hữu một chú chim Vành Khuyên bạn phải nắm được hiểu biết về các bệnh thường gặp ở chim Vành Khuyên và cách chữa trị chúng.

Chim Vành Khuyên bị đi ngoài

Chim có biểu hiện đi ngoài loãng toàn nước không có phân. Nguyên nhân là do thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc. Lồng cóng không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày.

Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 – 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.

Đối với bệnh nặng bạn cho chim uống nước chè loãng. Và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì một thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi.

Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết. Vì thế tạo cho vi khuẩn chúng tôi gây bệnh tiêu chảy. Bạn nhận biết rõ nhất là phân thay đổi màu.

Bạn chỉ cần dùng 1 – 2 mg thuốc Ampicilin. Pha chung với 15ml nước pha đường 25% rồi cho chim uống liên tục trong 3 ngày.

Đây là loại bệnh dễ gặp nhất khi nuôi chim. Chim thường có biểu hiện ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, bị lệch ngón. Chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.

Biểu hiện của bệnh là do chim nhảy bị vướng vào nan cửa lồng. Hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào. Nếu không để ý mà xiên chuối bằng sắt hoặc inox để chim ăn thì chim rất dễ bị thương đó. Hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng.

Dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau bôi thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin bôi kỹ vào vết thương.