Xu Hướng 5/2024 # Một Số Nét Về Loài Chim Yến # Top 5 Yêu Thích

Về một số giống loài chim yến

Nội dung trong bài viết

Về một số giống loài chim yến

Đời sống tự nhiên của chim yến hàng

Thành phần hoá học cơ bản của tổ yến

Thuộc họ: Apodidae

Giống: Collocalia (tiếngAnh-Swifts)

Loài:

Collocalia fuciphagus (yến tổ trắng, VN-yến hàng)

Collocalia gigas (yến lớn)

Collocalia maxima (yến tổ đen- yến xiêm)

Collocalia brevirostris (yến núi)

Collocalia vanicorensis (yến tổ rêu)

Collocalia esculenta (yến bụng trắng, theo tiếng Indonesia gọi là yến sapi).

Chim yến ( Swiftlet– t iếng Anh) và chim én thường bị lẫn lộn vì chúng đều là những loài chim bay lượn, thích bay lượn trên bầu trời để thăm dò thám thính ở những khoảng cách khá xa, và đều ăn các côn trùng bay.

Về mặt phân loại, nhóm chim yến thuộc họ Apocdidae (theo tiếng la tinh nghĩa là “không chân”), có đặc trưng là chân yếu ớt không thể đậu được nhưng có khả năng bay cao và có thể bay lượn liên tục trong không trung suốt cả ngày. Tổ làm từ nước bọt hoặc thêm các thứ khác như lông, cỏ trộn nước bọt. Cánh uốn cong và đuôi lõm mức vừa phải.

Khác với nhóm trên, loài chim én (chim nhạn – tiếng Anh: Swallows, Martins), cũng thích bay lượn trên trời cao, thuộc hirudinidae thì có chân khoẻ mạnh, có thề đậu xuống trên cây và dây điện, chân có ba ngón phía trước, một ngón phía sau; cánh dài, nhọn, gần như thẳng; lông nói chung có màu xanh dương ngả sang màu đen; tổ làm từ đất sét hoặc cỏ cây.

Tại Indonesia nguời ta đã tìm ra bí quyết nuôi chim yến trong nhà bằng cách nương tựa vào một loài chim mà người Indonesia (Indo.) gọi là chim sriti và nhiều ý kiến cho rằng nó chính là chim “én ” (nên nhiều người ở đây vẫn dùng tiếng Anh là Swallow). Con chim sriti này làm tổ dưới mái nhà, và tổ của nó có thể dùng để ấp nở trứng yến. Trên thực tế nó ở trong cùng họ với chim yến (họ Apodidae), có tên la tinh là Coilocalia linchi (theo Tim Penulis PS). Bởi vì chim con của nó hầu như giống chim yến sapi (C. esculenta). Nhưng lông phân bố trên lưng của cơ thể C. linchi màu đen phớt xanh lục và không có các lông nhỏ ở trên ngón chân cái. Trong khi lông trên cơ thể của chim C. esculenta màu đen phớt xanh dương, và trên ngón chân cái có lông nhỏ.

Ở bắc Kalimantan và Benunnungan Bukit Barisan, loài chim C. linchi sống cùng chỗ với loài C. esculenta. Ở đảo Jawa và Bali, loài C. linchi kiếm mồi cả ở các vùng thấp đến đỉnh núi có độ cao 3000m so với mặt biển. Loài này hay bay lượn gần nhà và thích làm tổ ở trong nhà, dưới mái nhà, nhất là ở vùng Sukabumi. Tổ của nó hình cái bát không đều đặn, tổ được kết bện chặt bằng cỏ nhỏ và nước bọt, kích thước tổ 65,5 x 45 mm, có thể sử dụng để ấp trứng chim yến hàng.

Tổ chim yến núi, yến lớn, yến tổ rêu, yến sapi C. esculenta và cả tổ yến sriti C. linchi đều không thể ăn được, riêng tổ của loài yến xiêm C. maxima thì có thể ăn được nhưng phải nhặt hết lông. Mội số người Indo. còn dùng các tổ yến phẩm chất xấu có trộn nhiều lông để làm thuốc cho ngựa.

Ở VN loài chim này có trọng lượng cơ thể khoảng 12-20gr, làm tổ lần đầu kéo dài 4 tháng, bắt đầu khoảng tháng 12 -tháng 1, tuỳ địa phương và điều kiện khí hậu từng năm. Chim bắt đầu đẻ trứng vào giữa và cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 (tùy vùng), có 70% chim tập trung đẻ vào đầu và giữa tháng 4. Nếu bị khai thác lấy tổ thì tiếp tục làm tổ đến khoảng tháng 5-6, còn nếu tổ của chúng không bị lấy đi thì chúng sẽ đẻ lại lần 2 sau khi chim non rời tổ được 5 – 40 ngày, có 30% số chim đẻ lại trong vòng 7-10 ngày. Thòi gian ấp trứng là 23 – 30 ngày, trung bình 25 ± 2. Chim non rời tổ sau khi nở 40 – 45 ngày, trọng lượng cơ thể là 14,5gr. Thức ăn của chim yến hàng chủ yếu là côn trùng: kiến, mối, ruồi muỗi, bọ rầy, các loài cánh cứng và nhộn. Chim trưởng thành ăn chủ yếu là kiến cánh.

Chim non ăn bọ rầy (nâu, xanh) – chiếm 50% và ruồi muỗi chiếm 20%. Trong thức ăn của chim bố mẹ thì bọn cánh màng ( Hymenoptera) chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Vào mùa mưa tỷ lệ mối trong ruột là 100% (theo NQP).

Loài này sinh sống nhiều từ vĩ độ 10 o S đến 20°N và kinh độ 95° đến 115° đông, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Á, Philippines, Việt Nam, Thailand, Malaysia, Indonesia (Kalimantan, Sumatera, Jawa, Bali…), Campodia.

Ở Việt Nam người ta thấy chim yến hàng làm tổ ở các đảo trong vịnh Hạ Long, Quảng Bình, Đà Nẵng (Cù Lao Chàm), Quảng Ngãi (Sa Huỳnh), Bình Định (bán đảo Phước Mai), Khánh Hòa (10 đảo lớn nhỏ), Phan Rang (Đá Vách), Côn Đảo (10 đảo), Kiên Giang (khoảng 4-5 đảo) (theo NQP).

b/ Loài yến lớn C. gigas là loài chim có cơ thể lớn so với các loài yến khác. Kích thước trung bình của cơ thể khoảng 16cm. Lông chim màu đen, phía dưới màu nâu tối. Lông đuôi chẽ đôi rõ.

Chim thường chỉ đẻ 1 quả trứng, trứng trắng và hình dạng gần như oval. Vào tháng 11-12 yến lớn thường bước vào mùa làm tổ. Phân bố nhiều ở Malaysìa, Sumatera, Kalimanlan và Jawa, thường thấy ở các vùng núi cao rùng rậm.

c/ Loài yến xiêm C. maxima cũng hay làm tổ chung với loài yến hàng, chiều dài trung bình cơ thể là 12,5cm (số liệu Indo.). Lông lưng màu nâu phớt đen, lông ngực màu xám đen và lông đuôi màu nâu phớt cam. Đuôi cũng hơi chẽ đôi. Loài yến này chân có lòng phẳng, mắt nâu đậm, mỏ đen, chân đen. Tổ chim màu đen vì được làm từ lòng đen và nưức bọt của chim kết lại. Tổ yến đen có tới 90% là nước bọt và 10% là lông. Sau khi lựa hết lông ra, tổ chim có thể ăn được. Chất lượng tổ tất nhiên là thấp hơn so với tổ yến hàng. Chim cũng ăn các côn trùng nhỏ và chủ yếu là các côn trùng bay. Chim thích làm tổ trong các khe đá vôi.

Người ta thấy mùa vụ ghép đôi cũng giống chim yến hàng. Trứng màu trắng, thường chỉ đẻ 1 quả. Giống như chim yến hàng, loài yến xiêm cũng dễ nuôi hơn những loài yến khác.

Loài này thường thấy ven bờ biển, làm tổ trong các khe núi đá vôi ở Indonesia, Himalaya, Malaysia, Thailand, Philippines.

Việt Nam cũng có loài yến xiêm, hay cùng làm tổ với yến hàng ở một số đảo vùng Khánh Hoà. Nhưng yến xiêm ở đây có số lượng quá ít, khoảng 90 đôi (186 con – theo NQP), trọng lượng cơ thể từ 12-17 gr.

d/ Yến núi C. brevirostris, lông chim màu đen, đuôi màu xám đen. Lông đuôi chẽ đôi sâu, chân hơi có chút lông hoặc không. Cơ thể hơi lớn, chiều dài trung bình đạt 14cm.

Loài này bay nhanh, thường ghép thành nhóm, hướng đến các vùng cao, đỉnh núi. Ăn các côn trùng nhỏ và cả các côn trùng bay. Tổ của nó làm trong các khe đá, nơi có dấu vết núi lửa và ở các đỉnh núi. Bởi vì tổ của nó làm từ cỏ, chỉ trộn rất ít hoặc không có nước bọt nên loại tổ yến này không thể ãn đươc. Chim có mùa vụ ghép đôi, thường đẻ 2 quả trứng.

Loài chim này thường gặp ở Himalaya, Trung Quốc, Đông Nam Á, Philippines, Andaman, Sumatera, Jawa.

e/ Yến tổ rêu C. vanicorensis, lông chim màu nâu ngã sang màu đen, lòng đuôi tối hơn. Đuôi cũng chỉ hơi lõm vào. Giọng hót ríu rít và cao. Kích thước cơ thể nhỏ, chiều dài cơ thể trung bình khoảng 12cm.

Chim bay mạnh và xa, đôi lúc cũng bay lượn xoay tròn và là thấp xuống gần mặt đất để tìm các côn trùng nhỏ. Tổ đẹp với bề mặt mềm. Rêu tảo được dùng để phủ và bện kết thêm cho đến khi tổ làm xong, nên được gọi là “yến tổ rêu”

Yến tổ rêu thấy nhiều ở Sumarera, Kalimantan, Javva và các vùng tây Thái Bình Dương.

g/ Yến bụng trắng C. esculenta (tiếng Anh là White Billied Swiftlet).

Lông lưng đen phớt xanh dương, lông ngực phớt màu cam tối (màu vàng bí ngô), phần lông bụng trắng hơn, đuôi có chẽ đôi nhỏ. Mắt nâu tối, mỏ đen, chân đen. Giọng hót ríu rít và cao. Đây là loại chim yến nhỏ nhất trong giống yến, có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 10cm.

Chim sống cả trên vùng cao nguyên, thích đồng cỏ, rừng cây rộng và thoáng. Loài chim này hay bay thành nhóm nhưng không xếp thứ tự. Chim không bay xa, thường bay thấp hoặc lượn vòng tròn gần trên mặt đất, hoặc mặt nước để tắm và uống nước. Khi tìm kiếm thức ăn thường kêu hót ríu rít dưới các cây lớn có nhiều côn trùng. Hình dạng tổ không đều đặn, được làm từ rêu, cỏ và nước bọt. Tổ làm ở các khe đá, góc khe núi. Chỉ đẻ 2 quả trứng, màu trắng và hầu như hình oval. Chim làm tổ không phụ thuộc vào mùa ghép đôi mà có thể làm tổ kéo dài trong năm. Trong một số tài liệu của Indonesia đây chính là loài để dụ chim yến hàng (nhưng theo phân tích ở trang 2 loài dùng để dụ chim yến hàng là loài C. linchi Tim Penulis PS).

Loài này phân bò nhiều ở Châu Á, Himalaya, Trung Quốc, Papua New Guinea, Đông Nam Á, Australia, Jawa, Rali

Đời sống tự nhiên của chim yến hàng

Loài chim này hay sống quần đàn, thích làm tổ từng cặp riêng rẽ, thích sống ở chỗ gần nước (sông, hồ, biển), có đồng ruộng, rừng cây thấp, và ít đến các khu rừng rậm. Chim yến là loài chim bay lượn cao, nhưng ít khi chúng bay xa đến độ cao 1500m để kiếm mồi (Indo.).

Theo những điều tra của Khánh Hoà, chim yến hàng có thể lên đến Lâm Đồng, Phan Rang để kiếm ăn.

Chim rất thích trú trong các hang động với diện tích rộng. Độ ẩm trong chỗ ở của chúng giao động từ 85 – 95% (đấy cũng là lý do tại sao trong một số điều tra của Khánh Hòa, sản lượng tổ yến của các hang có đáy nước cao hơn hang đáy đá, và có thể gợi ý về việc thử tạo ra một độ ẩm nhất định cho các hang không có đáy nước). Nhiệt độ thích hợp nhất cho yến làm tổ là 25 – 29 o C. Yến thích sống ở chỗ tối, nơi yên tĩnh, cảm giác an toàn, không bẩn thỉu và chứa bầu không khí trong sạch (Indo.).

Chim yến hàng làm tổ trong thời gian lúc trở về nhà đến nửa đêm. Nó không làm một mình mà cả con đực và con cái cùng làm. Công việc xây dựng tổ tiến hành mỗi ngày, kéo dài trong khoảng 40-80 ngày. Nếu thức ăn (côn trùng) nhiều hoặc vào mùa đẻ trứng thì thời gian này chỉ 40 ngày, còn nếu chưa vào mùa đẻ trứng và bị ảnh hưởng của nhiều tác nhân thì thời gian làm tổ có thể kéo dài gấp đôi.

Hình bên cho thấy chu kỳ sống của chim yến: Từ khi mới nở đến khi tập bay và rời tổ khoảng 45 ngày; từ khi bay được đến khi ghép đôi khoảng 30 ngày. Chim bắt đầu làm tổ cho đến khi làm tổ xong là khoảng 40 ngày nếu vào mùa mưa, còn nếu vào mùa khô ráo thì thời gian này mất 80 ngày. Thời gian từ khi làm tổ xong đến khi đẻ trứng là 8 ngày. Bắt cặp giao phối khoảng 5 – 8 ngày. Trứng bắt đầu vào ấp khoảng 7 ngày. Trứng được ấp và nở ra thành chim con trong khoảng 20 – 21 ngày, rồi lại bắt đầu 1 chu kỳ mới.

Chú thích : 1- Chim con mới nở

II – Chim non tập bay rời tổ

III – Chim ở thời kỳ chuẩn bị ghép đôi

IV – Chim bước vào làm tổ

Va – Tổ đã làm xong (vào mùa mưa)

Vb – Tổ đã làm xong (vào mùa khô ráo)

VI- Đẻ trứng

VII- Trứng bắt đầu ấp

Ia – Trứng ấp đã nở ra con

(IIa – Chim con bắt đầu bay rời tổ cho tới khi tổ trống)

Thành phần hoá học cơ bản của tổ yến

Theo phân tích của Departemen Perdagangan R. I, 1979 (Indo.) trong 100g tổ yến chứa

Calori : 281 Calori

Protein : 37,5 gram

Lipit: 0,3 gr

Carbonhydiat: 32,1 gr

Canxi: 485 mg

Phospho: 18 mg

Sắt: 3mg

Nước: 24,8 gr

Theo các phân tích của Nguyễn Quang Phách (1993), hàm lượng protein và lipit có khác nhau theo loại tổ và kỳ khai thác (tính theo % trọng lượng khô). Hàm lượng protein trong kỳ khai thác lần đầu là 47,16%, lần hai là 36,9%; lipit lần đầu là 0%, lần 2 – 0,56%.

Qua các số liệu trên cho thấy, hàm lượng canxi và photpho trong tổ yến rất cao, nguyên tố sắt cũng khá cao. So sánh với tài liệu đã công bố của Indonesia, thì tổ yến của Khánh Hoà có chất lượng rất tốt, hàm lượng protein cao, hàm lượng lipit rất thấp, chỉ từ 0 – 0,56%, lượng nước thấp chỉ khoảng 16 % (so với Indo. Là 24,8%).