Phổ Biến 5/2024 # Chơi Và Nuôi Chim Chào Mào # Top 7 Yêu Thích

Chào mào là loài chim thuộc bộ sẻ, sinh sống chủ yếu tại châu Phi và vùng nhiệt đới châu Á. Một số chào mào có màu sắc sặc sỡ với huyệt, má, họng, lông mày có màu vàng, đỏ hay da cam, nhưng phần lớn có bộ lông với màu chủ đạo là đen hay nâu ô liu đồng nhất.

Một số loài có mào rất đặc biệt. Nhiều loài sinh sống trên phần ngọn của cây cối trong khi một số loài chỉ sống ở các tầng cây thấp. Chúng thường đẻ 5 trứng có màu hồng tía trong các tổ trên cây và chim mái .

Lựa chọn chào mào

Khi chọn mua chào mào cần chú ý những chi tiết cơ bản như sau:

– Căn cứ vào hình dáng:

+ Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ, không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ – chim kém bền), ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay. Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, uy nghi oai dũng.

+ Yếm: Yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của chim chào mào. Nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống 2 bên vai với màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại – tạo nên một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ chào mào mới có. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyến rũ… Hai bên yếm cân đối thì nhìn chim càng đẹp.

+ Mỏ: mỏ chim cần mảnh. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.

+ Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyết độc đáo, tô điểm cho nét mặt của chim – như thể họa sĩ “điểm nhãn” để lấy cái “sắc thần” cho một bức họa chân dung vậy. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốít – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.

+ Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu góp phần rất quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi.

Các bạn chú ý đặc điểm này để đánh giá về cái hầu cho chính xác. Đôi khi con chim có hầu to nhưng mà do phần lông chỗ đó bị bết lại, hoặc bị rụng đi thì nhìn thấy nhỏ hoặc ngược lại, hầu nhỏ nhưng do lông xù lên lại cứ tưởng là to…

Để nhìn chính xác thì nên nhìn cái xương ở cổ, dưới xương hàm. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.

+ Mình chim: mình chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.

+ Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh linh hoạt. Vai nỏ thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi xếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.

+ Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt. Ngực to phổi thường to – giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.

+ Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh mới thấy.

+ Cặp cánh: gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim. Cặp cánh không nên xếp chéo nhau trên lưng- như vậy chim chưa có lửa.

+ Chân: Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.

+ Bộ lông đỏ ở phần hậu môn: nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt.

+ Đuôi: đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.

– Căn cứ vào nết chim:

+ Siêng: Chim rao gọi leo lẻo.

+ Lực: Rao ra rả mà không bị hụt hơi. Có thể nhảy nhót ra cánh cả ngày không xù, đủ sức chinh chiến ít nhất 3 ngày liên tục.

+ Bền: chơi đều đặn, bền bỉ, dẻo dai – không ẻo lả do thời tiết.

+ Lì: Lạnh lùng như sát thủ, lì lợm như đô vật – mặc cho chim trời bu cắn, mặc cho nan lồng mài miết, mặc cho chim rừng hù dọa đe nẹt, chim vẫn chiến đấu tới cùng.

+ Đằm: Bình tĩnh, tự tin, không nôn nóng.

– Căn cứ vào lối chơi của chim:

+ Dang cánh xòe đuôi: Chim đứng cầu dang rộng 2 cánh xòe đuôi, đôi khi kết hợp sổ, chẻ.

+ Chớp: 2 cánh máy liên tục trong khi xáp đấu.

+ Rũ: chim xếp mào lại, đầu lượn như lươn, lưỡi lè như rắn, mình uốn như vũ nữ, cánh + đuôi vỗ nhẹ nhịp nhàng như đàn cò bay chậm… mục đích chọc tức đối thủ là chính và quyến rũ chim mái.

+ Bu, chụp: Chim đấu cứ hay nhảy bổ về phía đối thủ, chụp nan lồng, thò đầu ra rướn về phía đối thủ đòi cấu xé…

+ Nhứ: Khi đấu chim vừa chớp cánh vừa giật giật hướng về phía đối thủ – lối chơi này nhanh hạ gục đối thủ nhất.

+ Chao: Chim chao bên này, bên kia cầu như kiểu vừa bỏ chạy vừa rủ rê. Lôi chơi này thường có ở chim mồi sành hay đi bẫy.

+ Kết hợp: chim có nhiều lối chơi như ở trên.

– Căn cứ vào mục đích:

Thứ nhất: nếu bạn muốn nghe hót, thì chỉ cần con nào mở miệng nổ đều và mau mỏ là được, có thể chọn về nuôi để nghe hót.

Về bộ chim thì có 2 kiểu trường bộ và đoản bộ, thường thì trường bộ trông đẹp hơn, dáng chim dài đòn, tính cả đuôi cả cổ và thân thon nhỏ, khi căng hót, chim rướn người trông sẽ đẹp, đoản bộ thì chim ngắn hơn, đầu hơi to và cổ, thân ngắn, hót thường đứng thẳng người và lưng quy hơn (lưng quy có nghĩa là khi hót chim phải đứng hình chữ C, cổ thẳng, hầu ưỡn, lưng gập, đuôi cụp vào trong).

Thứ hai: nếu bạn muốn có chim vừa hót ở nhà vừa hót đấu trên đấu trường, thì lại có nhiều tiêu chí hơn, đầu tiên chim đấu là chim thường trên 1 năm tuổi lồng, chim phải đứng lồng thì mới đem đi đấu tốt được, chim đấu nên là chim bẫy già rừng thuộc lên, tướng chim phải dữ, mắt sắc bén, tròn to, lông đỏ trên má mọc hướng lên trên.

Dáng bộ đều đặn, chân ngắn, mào cao, to, mỏ dài mỏng mỏ, đầu to, hầu mỏ lớn. Nếu chào mào sống ở khu vực phía Bắc thì phải chọn con yếm dài, chim không giới hạn về trường bộ hay đoản bộ, nhưng thường chim đoản bộ đấu bền hơn, viền đen kẻ trên má phải sắc rõ, chim nổ ra chuông giọng đanh, hót lớn giọng, vang xa, thường át được chim đối thủ qua giọng, khi hót chim phải ra được tiếng ché to.

Nếu đạt tiêu chí trên thì hoàn toàn bạn có được một chú chim đấu thi tốt về dáng bộ, thế đấu và khả năng của nó thì là do đi dợt nhiều chim sẽ căng và sung lên, học được nhiều giọng và đấu đảo giọng rất hay, chim phải đảo giọng liên tục nhằm lấn át chim đốỉ thủ.

Tiêu chí chọn chim thì là vậy, nhưng chọn được một con tiềm năng thì cực khó, thường thì chim bẫy bán ở ngoài đều là chim loại 3, chim loại 1 và 2 đều được các tay săn và chủ cửa hàng tách ra bán riêng cho các tay chơi chuyên nghiệp.

Lồng nuôi chào mào

Lồng cho chào mào thì không cầu kỳ quá, bỏi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Nếu ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi cho chúng dạn dĩ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Chim con nuôi từ lúc móm mồi cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ để nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không có chế độ dinh dưỡng và điều kiện hoạt động tốt thì chim sẽ yếu đi.

Cầu cho chim: Nên dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra nhanh. Chân không được bám vững. Nhiều người thường dùng cầu cong, uốn lượn, điều này là không nên như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra dị tật cho chân chim.

Tắm cho chào mào

Để tắm cho chào mào cần có một cái lồng tắm, một máng nưổc để chim tắm, một cái cầu để chim đậu, dùng keo 502 để dán chặt cây cầu đó vào lồng cố định hẳn.

Sang chim qua lồng tắm, đặt lồng ở nơi nào nắng nhẹ, thích hợp cho chim tắm nhất là khoảng 10 giò 30 phút đến 12 giờ trưa vì thời điểm đó nắng đẹp, kích thích chim tắm.

Dùng nước vẩy nhẹ lên người chim, sau đó đổ vào máng tắm khoảng 1/2 nước (đổ nhiều chim sẽ ngợp và không tắm). Đặt lồng nơi có nắng nhẹ.

Chim bị nước dính vào lông sẽ rỉa lông, rũ lông cho khô, nắng nhẹ kích thích cho chim cảm thấy khó chịu trong người, và sau vài lần rũ lông chim sẽ nhảy vào máng để tắm.

Nếu chim còn nhát thì trong khi chim tắm không nên đứng quá gần. Tắm cho chim giúp chim có bộ lông đẹp, và chim mau dạn người hơn. Nếu bận thì có thể 2 ngày tắm 1 lần cho chim.

Sau khi chim tắm xong thì sang chim qua lồng cũ thường nuôi nó, sau đó mang ra nơi nào có nắng nhẹ để chim rũ lông và sưởi cho khô lông. Khoảng một lúc là mang chim vào, treo ở nơi nào cao và thoáng.

Thức ăn cho chào mào

Chào mào có nhiều nguồn thức ăn nên đối với cám ăn hàng ngày, chỉ cần đủ chất dinh dưỡng cơ bản. Cám chim thì có nhiều hãng sản xuất, đóng gói bán nhiều trên thị trường. Nếu có điều kiện, bạn nên chọn cho mình một công thức phù hợp với chim thì tự làm cám cho chim theo các thành phần đó là tốt nhất.

Đối với cám tự làm hay với cám bán sẵn, sau khi mở gói không nên để quá 1 tháng. Nhiều khi nhìn cám vẫn tươi nguyên, mùi vẫn thơm ngậy nhưng đã có một số chất khi tiếp xúc với không khí nó bị biến đổi gây rối loạn tiêu hoá. Khi đã xác định được công thức cám thích hợp rồi thì phải theo đuổi công thức này lâu bền, tuyệt đối không được đột ngột thay đổi các thành phần cơ bản của cám. Lý do là: cơ thể của chim đang thích nghi, đang phát triển bình thường với các thành phần cơ bản, việc trao đổi, hấp thụ chất đang được diễn ra bình thường, nhưng đột ngột bị ngắt đi, thay vào một chất khác, điều này làm chim không kịp thích nghi, cơ thể chim bị thiếu hụt các chất quen thuộc, nhẹ thì chim bị rối loạn tiêu hoá, suy nhược một thời gian, khi nào thích nghi với cám mới thì phát triển bình thường.

Nặng thì tiêu chảy dài ngày, xù lông, bất thưòng, suy dinh dưỡng, suy kiệt và có thể sẽ chết. Muốn đổi cám thì bắt buộc phải làm từ từ, bạn trộn hai loại cám vào với nhau rồi hàng ngày rút dần tỷ lệ cám cũ đi, tăng dần tỷ lệ cám mới lên.

Thức ăn chính của chào mào có thể là:

– Các loại cám dành cho gia cầm bán đóng gói sẵn (cám Ba Vì, cám Con cò…).

– Trứng vịt, trứng gà: nếu trộn 10 quả thì lấy 10 lòng đỏ + 3 lòng trắng. Nếu không có điều kiện phơi, sấy thì nên luộc chín rồi cà nhỏ ra để trộn sau đó phơi, sấy thật khô. Cám trộn trứng thì mỗi mẻ đủ để chim ăn trong vòng 15 – 20 ngày.

– Trứng vịt lộn, trứng cút lộn

– Tép khô

– Bột ngũ cốc hoa quả (bột dinh dưỡng dành cho trẻ em)

– Cơm nấu từ gạo nếp lứt: thứ này nóng, nếu chọn thì nên cho ít thôi.

Thức ăn bổ sung đối với chào mào là trái cây, côn trùng:

– Trái cây: Chào mào đặt biệt thích chuối. Có điều kiện thì cho ăn chuối tây là tốt nhất, không làm cho chim bị tiêu chảy. Ngoài ra chào mào cũng thích ăn nho, cà chua, hồng, cam quýt ngọt, dưa hấu. Về liều lượng thì trong một tuần có ít nhất 3 ngày chim được ăn trái cây.

– Chào mào cũng thích ăn khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc.

– Côn trùng: Cào cào non là lựa chọn số 1 cho chào mào, nhưng có con thích ăn cào cào, có con không thích, không ăn, vì vậy phải tập cho chim ăn bằng cách cho nhịn đói rồi để mấy con cào cào vào cóng (bẻ chân cẳng cào cào đi). Có điều kiện cho ăn đều đặn hàng ngày thì quá tốt, nếu không thì vài ba ngày cho ăn một lần, mỗi lần chừng 5 – 7 con là vừa.

– Không nên cho chào mào ăn dế, dế hăng không hợp với chào mào. Bạn cũng không nên tập cho chào mào ăn thịt bò, thịt heo tươi sống, tôm tươi – không tốt cho hệ tiêu hoá của nó.

Nước uống: Nước uống cần sạch sẽ là đủ rồi, không cần phải đun sôi để nguội, nên lấy nước từ bể hay lu chứa để không còn hơi thuốc clorua trong nước máy. Cóng nước không để quá 3 ngày, không để rong bám, đặt biệt, nếu chim ỉa vào là phải đem ra thay ngay.

Giữ ấm cho chào mào

Thân nhiệt của chim cao rất nhiều so với con người nên nó có thể chịu được sự giá rét mà không cần đến “lửa hồng, chăn ấm” như loài người chúng ta phải sử dụng đến. Tuy nhiên, có một số loài chim vẫn không thể gượng được nên nó đã tạo thành tập tục trú đông mỗi khi mùa lạnh bắt đầu.

Chào mào là loài chim sinh sống cố định theo vùng miền, không có sải cánh bay xa như cò, sếu… nên khả năng di cư khi mùa đông đến là rất ít, nên vấn đề bám trụ ở đó và vượt qua mùa đông là chuyện thường thấy. Để giữ ấm cho chào mào cần treo chim ở nơi kín, không có gió lộng hoặc trùm một nửa áo lồng.

Nuôi chim bổi thành chim thuần

Bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nửa lồng rồi từ từ mà mở dần ra. Để hạn chế thương tích cho chim ta có thể để vào lồng che bằng lưới ruồi, khiến chào mào không chui đầu ra được. Cách tập cho chim dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại, treo thấp ngang nửa thân người, thỉnh thoảng đút cho chim ăn sẽ giúp chim dạn dĩ hơn. Chào mào

Chăm sóc chào mào trong thời gian thay lông

Cũng như các loài chim khác chào mào có mùa thay lông vào khoảng tháng 8 đến 11 dương lịch. Cũng không hiếm những trường hợp thay lông trái mùa, thay lông sớm, muộn do thay đổi môi trường sống, thức ăn, khí hậu…

Dấu hiệu đầu tiên để chúng ta nhận thấy chúng bước vào mùa thay lông là bộ lông cũ có dấu hiệu khô, xơ, khi tắm hoặc dính mưa bộ lông này ướt rất nhanh.Tiếp đến là một vài cọng lông cánh, đuôi, hoặc lông ức rụng xuống. Có những con rụng lông đuôi đầu tiên, cũng có con rụng một vài lông ức… tùy theo thể trạng, tính chất từng con. Chim rỉa lông, rỉa cánh nhiều hơn, bởi đây là lúc lông mới kích thích ra và lông cũ sắp rụng khiến chim bị ngứa và khó chịu.

Lúc này là lúc chú chim xuống sức bởi phần lớn phải tập chung chất dinh dưỡng cho quá trình tạo lông. Lông chim được hình thành từ phần lớn chất đạm và một phần canxi, bỏi thế để chú chú chim có được bộ lông đẹp ưng ý thì ngay khi cọng lông đầu tiên rụng xuống báo hiệu quá trình thay lông đã tới nên bồi bổ nhiều hơn thức ăn tươi như cào cào, trứng kiến và hoa quả. Tuyệt đối không cho chim ăn sâu tươi hoặc khô vào thời kì này bởi sâu khô có tính nóng sẽ gây khô, quăn lông khiến bộ lông sẽ xấu. Tắm nắng cho chim và tắm nước cách 2 – 3 ngày một lần để tạo điều kiện cho lông mới ra nhanh hơn. Khi tắm nước, nước sẽ ướt phần vỏ bọc chân lông và làm mềm chúng khiến các sợi lông nhanh chóng làm bục lớp vỏ bọc và trồi ra. Để chim khỏe và lông ra mướt đẹp, trong lúc này cần cho chim các loại hoa quả có màu đỏ để bổ sung sắc tô’ giúp chim giữ được màu đỏ nơi tách má và lông hậu môn.

Quá trình thay lông cũng tùy theo thể chất từng con chim, lượng chất dinh dưỡng ta bổ sung mà diễn biến nhanh chậm khác nhau.

Trong quá trình chim thay lông nên giữ ổn định điều kiện sống cũng như môi trường sống, tránh những thay đổi, biến động bất ngờ khiến chim ngừng thay lông, có con đang thay dở lông cánh, đuôi rụng xuống nhưng gặp thay đổi bất ngờ nên ngưng lại khiến bộ lông xấu xí, đến 1 hoặc 2 tháng sau mới tiếp tục quá trình thay lông.

Có những con thay lông theo mùa vừa xong, gặp phải thay đổi, những chiếc lông mới đẹp mướt sẽ tự động trút xuống, lúc này thể trạng chim xuống thấp, nếu không có quá trình ổn định và cung cấp dinh dưỡng tốt thì lần ra lông sau sẽ chậm, chất lượng lông khô và xấu, các sợi không kết dính. Chim xuống lửa nhiều và thời gian phục hồi sẽ chậm.

Phòng trị bệnh cho chào mào

Bệnh tiêu chảy cấp

Bệnh này thường diễn biến nhanh, dễ lây lan

Nguyên nhân gây bệnh là do chim nhiễm phải một số loại vi khuẩn gây hại ở đường ruột, do ngộ độc thức ăn,…

Chim đứng ủ rũ, run rẩy, bỏ ăn, ỉa phân lỏng màu trắng hoặc xanh có khi lẫn cả máu, chim có thể chết chỉ qua 1 đêm hoặc từ sáng đến chiều.

Nếu bệnh nhẹ (chim vẫn khỏe, ăn uống và hoạt động còn linh hoạt chỉ đi phân lỏng trắng) thì cho uống nước chè hoặc nghiền 1 viên becberin trộn vào thức ăn cho chim ăn liên tục trong 2 – 3 ngày.

Dùng kháng sinh khi chim có các biểu hiện nặng hơn, một số kháng sinh có thể dùng: chloramphenicol 10mg/100g trọng lượng chim, pha 1 thuốc/10 nước cho chim uống liên tục trong 3 – 5 ngày. Tetracyclin + bespton 10mg/100g thể trọng pha vào nước theo tỷ lệ 1:10 cho chim uống liên tục 3 – 5 ngày.

Hoặc dùng vitamin B1 10mg, nghiền thành bột, trộn vào cám cho chim ăn để trợ lực cho chim.

Để phòng bệnh cần:

+ Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, cầu đậu, áo lồng.

+ Cách ly chim bệnh nếu nhà nuôi nhiều.

+ Cho chim khỏe uống kháng sinh bằng 1/2 liều điều trị chim bệnh.

+ Tăng cường dinh dưỡng, các vitamin trong hoa quả tươi.

Bệnh về đường hô hấp

Nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn, virus, do chim hít phải hơi độc, khói thuốc…

Dấu hiệu nhận biết sớm chim bị bệnh là do chim có động tác vảy mỏ qua lại liên tục kèm theo tiếng thở hắt ra (giống như hắt hơi), chảy nước mắt, nước mũi, chim hót ít hơn nhưng vẫn nhảy nhót linh hoạt. Biểu hiện nặng lên khi chim đứng ủ rũ, bỏ ăn, thở gấp, phải há mỏ để thở, thân mình rung lên theo nhịp thở; kèm theo là chim đi ngoài phân toàn nước màu trắng hoặc xanh, mùi phân tanh…

Nếu chim mắc bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp thì dùng thuốc kháng khuẩn (amoxicillin, erythromycin …, dùng 1 trong các loại kháng sinh này, hòa vào nước theo tỷ lệ 10mg/100g thể trọng, pha vào 10ml nước cho chim uông liên tục trong ngày.

Chim bị bệnh cúm mùa hoặc H5N1, SARS… ta có thể dùng 1 số các loại thuốc dành cho người như: arbidol, tamiflu…

Cho chim dùng kết hợp các vitamin B1, vitamin C để trợ lực.

Bệnh bại chân

Nguyên nhân do lạnh, thiếu vitamin B1, có thể do một loại virus (vì chưa có nghiên cứu cụ thể).

Khi bị bệnh một hoặc 2 chân chào mào duỗi thẳng cứng, chim di chuyển khó, chân bị bại không bám được cầu, một sổ còn kèm theo cả cứng cổ, đầu không ngóc lên được.

Để điều trị bệnh cho chim trước bữa ăn cơm khoảng 2 – 3 tiếng ta bỏ đói chim xong cho 1 thìa cà phê cơm nóng vừa đun chín vào cóng thức ăn bỏ vào lồng cho chào mào ăn. Hoặc cho chim uống vitamin B1.

Để phòng bệnh cần tăng cường dinh dưỡng cho chim. Dùng vitamin B1 10mg dạng viên nén nghiền nhỏ 1 viên trộn vào thức ăn cho chim dùng trong ngày. Dùng 1 đợt 10 ngày liền.