Xu Hướng 4/2024 # Các Vị Thần Ai Cập (Phần 2) # Top 4 Yêu Thích

Osiris – Thần của người chết

Osiris là con của thần Keb và Nut, là anh cả của nữ thần Isis, Nephthys và Seth, là cha của Horus. Hình tượng của ông là người đàn ông để râu theo hình dáng của Pharaoh, đầu đội vương miện trắng của miền Hạ Ai Cập, hai bên viền vương miện có gắn lông đuôi chim, thân là xác ướp chỉ để lộ phần đầu và hai bàn tay, tay cầm biểu tượng quyền trượng và móc néo tượng trưng cho quyền lực.

Osiris lấy em gái mình là Isis và lên ngôi Pharaoh trị vì Ai Cập. Tuy nhiên, em trai ông là Seth ghen tức vì Osiris được lòng dân chúng. Hắn sắp sẵn một bữa tiệc. Giữa buổi tiệc, một cỗ quan tài bằng vàng ròng được chở vào. Seth nói rằng cỗ quan tài này sẽ thuộc về người nằm nào nằm vừa. Osiris tham gia cuộc chơi và vào nằm trong quan tài. Seth lập tức đóng đinh nắp hòm và ném xuống sông Nile. Isis đã đi tìm xác chồng và mang về Ai Cập, giấu trong một đầm lầy. Seth lại tìm thấy các xác và chặt ra làm 14 mảnh. Không nản lòng, Isis ráp lại đủ xác của Osiris rồi cùng Nephthys dùng phép thần thông để làm cho Osiris sống lại và giúp bà thụ thai, sinh ra thần Horus.

Horus lớn lên và trả thù cho cha. Ban đầu Horus bị đánh bại và bị mù một mắt, nhưng sau đó trải qua nhiéu lần giao chiến, Horus đã đánh bại Seth và lấy lại con mắt bị mất của mình. Horus trở thành vua của Ai Cập trong khi Osiris trở thành vua của người chết và là quan tòa của thế giới ngầm. Mỗi Pharaoh Ai Cập sẽ là Osiris sau khi chết và lúc còn sống họ sẽ là hiện thân của thần Horus.

Isis – Nữ thần của phụ nữ và lòng trung thành

Hình tượng là nữ hoàng, trên đầu đội chữ tượng hình của tên Iris và hai chân xếp lại giống như chiếc ngai vua của Ai Cập. Bà là một nữ thần mẹ vĩ đại, nữ thần chim, nữ thần vùng địa ngục, đem lại sự sống cho người chết và là nữ thần của vùng nước nguyên thủy. Sự thờ cúng bà lan ra khỏi Ai Cập, đến tận Hy Lạp và khắp đế quốc La Mã.

Horus – Vua của các pharaoh

Horus là một trong những vị thần quan trọng nhất trong thần thoại Ai Cập cổ đại, hình tượng là con chim ưng, hoặc đầu chím ưng thân người, hoặc là một vầng mặt trời với đôi cánh. Horus được coi là thần bảo vệ ngôi vua. Pharaoh được miêu tả là “người hầu của Horus”.

Horus là vị thần cai quản bầu trời vì thế Horus cũng cai quản luôn mặt trời và mặt trăng. Horus đại diện cho sức khỏe, sự sống và sự tái sinh. Mắt phải của Horus màu trắng, đại diện cho mặt trời và mắt trái là màu đen, đại diện cho mặt trăng. Do đó, người dân Ai Cập đã đồng hóa mắt phải của Horus với thần mặt trời, thần Ra. Còn mắt trái của ông với thần mặt trăng, thần Thoth.

Anubis – Người phán xét

Anubis là con của Nephthys và Seth. Người Ai Cập cổ đại gọi ông là”Amp”. Hình tượng là con sói đen đang nằm hoặc mình người và đầu chó rừng. Cánh tay Anubis đeo một dải ruy băng, một tay cầm móc, tay kia cầm móc néo. Chó rừng gắn bó mật thiết với nghĩa trang ở Ai Cập cổ đại vì nó là kẻ ăn xác thối. Đặc biệt màu đen của Anubis không phải do có mối liên hệ với màu lông của chó rừng, mà là sự liên tưởng với màu sắc của thịt thối rữa và với đất đen của thung lũng sông Nile, tượng trưng cho sự tái sinh. Trong thời Cổ vương quốc, Anubis được coi là thần bảo vệ người chết và lăng mộ. Nhưng thời Trung Vương Quốc, Anubis nhanh chóng bị thay thế trong bởi Osiris.

Anubis cũng là một trong số ít vị thần tham gia vào quá trình phán xét tội lỗi của con người ở cuộc sống sau cái chết, được gọi là “Weighing Of The Heart”. Ông tham gia phán quyết linh hồn nhờ bằng việc cân quả tim của người đấy với một cộng lông đà điểu của thần công lý Ma’at. Nếu linh hồn có trái tim nhẹ hơn Ma’at thì sẽ được tái sinh, ngược lại sẽ bị xé xác :)).

Con của Horus

Bốn vị thần đã bảo vệ xác ướp, đặc biệt là các cơ quan nội tạng gồm Imsety (đầu người, phụ trách gan); Duamutef (đầu chó sói, phụ trách bao tử); Hapi (đầu khỉ, phụ trách phổi) và Qebehsenuef (đầu diều hâu, phụ trách ruột).

Ngoài ra, họ cũng trở thành biểu tượng cho tinh thần của con người: Imsety tượng trưng cho linh hồn, Hapi tượng trưng cho tâm linh, Duamutef tượng trưng cho ý thức và Qebehsenuef tượng trưng cho xác ướp. Trong phòng xét xử ở cõi âm cùa Osiris, họ lần lượt đứng ở bốn phía. Trong hầm mộ, tượng của Imsety đặt ở bên dưới bức tường phía nam, Hapi đặt ở bên dưới bức tường phía bắc, của Duamutef đặt ờ bên dưới bức tường phía đông và Qebehsenuef đặt ở bên dưới bức tường phía tây.

Ptah – Thần thủ công mỹ nghệ

Ptah là một trong bộ ba vị thần được tôn sùng tại kinh đô Memphis cùng với vợ là Sekhmet (hoặc Bastet) và con trai Nefertem. Ông là vị thần sáng tạo và là thần bảo trợ của các mặt hàng thủ công và nghề thủ công. Hình tượng là người đàn ông với hình dạng xác ướp, quấn vải khắp người nên chỉ để lộ đôi bàn tay cầm quyền trượng ra ngoài. Hoặc là người đàn ông cạo đầu để râu, đầu đội mù, mình khoác áo dài cao cổ.

Thôi nhớ được như vậy là quá đủ rồi nha =)).