Phổ Biến 5/2024 # Cách Thuần Chào Mào Bổi Nhanh Dạn Trong Thời Gian Ngắn # Top 7 Yêu Thích

Để thuần 1 chú chào mào nhanh nhất người ta thường chuẩn theo một số quy tắc. Dù là chào mào bổi hay chào mào bẫy rừng gì thì cũng có phương pháp nhất định…

Chuẩn bị lồng ép bổi vuông

Những chú chim bổi về thông thường rất nhẩy, nhiều con nhẩy rúc nan Lồng đến sứt mặt chẩy máu trông rất thương ! tuy nhiên các Bạn cũng không cần lo quá về vấn đề này . Sau khi thay lông hoặc đóng vẩy khô chim sẽ rụng vẩy sẹo và trổ lông lại như thường! Để tránh những chú chim khi thuần trở lên xấu xí do rụng đuôi, cánh, sứt mặt vv..v Các bạn nên chuẩn bị một Lồng thuần nhỏ, kích cỡ 30×30 hình vuông hoặc Lồng tròn đường kính khỏng 30cm cao 50cm là OK . Sau đó mua tấm nhựa trong flastic mỏng luồn vào trong lồng và bắt chặt ngăn cách chim với nan Lồng ( Ta bịt 3 cạnh và đỉnh Lồng, chỉ chừa lại phần cửa lồng đẻ cho thức ăn , nước uống, phần cửa lồng này hướng ra phía đông người nên chim sẽ ít khi nhảy ra phía đó ). Trong những ngày đầu tập vào cám cho chim các Bạn nên chùm gần kín hết áo Lồng để chim bớt hoảng sẽ chịu ăn hơn . Sau khi chim đã chịu ăn một thời gian khoảng 4-5 ngày các Bạn hé từ từ áo Lồng để chim quan sát và làm quen dần với Môi trường xung quanh khi bị nuôi nhốt. mõi ngày các Bạn hé ra một chút khoảng 7-10 ngày sau có thể mở hết áo Lồng. Lúc này có thể phân làm 3 cách :

Cách 1 : Để nơi đông người và không trùm áo lồng

– Các Bạn muốn chú chim nhanh thuần và rút ngắn nhanh thời gian để chú chim đứng Lồng thì sẽ mạo hiểm hơn một chút đối với cách thuần này . Sau khi mở hết áo lồng các bạn đẻ chim dưới đất chỗ đông người qua lại, nếu nhà Bạn nào có cửa hàng mặ Tiền thì rất tốt! cứ để như vậy mặc chim nhẩy trong Lồng, thỉnh thoảng cho chim ăn và tắm rửa, nghịch chơi với chim… Chỉ khoảng 3-5 tháng chú chim đã khá đứng lồng .

– Nhược điểm của cách thuần này sẽ là khiến cho chú chim bị ép quá nhanh ! nhiều chú nhát quá bị ép có thể bể chim ( chim lúc nào cũng sợ sệt, rú một góc không dám hót hét ) nhiều chú ép quá sinh tật trong lúc hoảng sợ tìm đường chạy mà bị Ngoái, lộn mất giá trị của Chú Chim.

Cách 2 : Trùm áo lồng

Với những Bạn có nhiều kiên nhẫn: Chim sẽ có thời gian trùm áo lồng lâu hơn:

– 1 tháng sau vào cám chỉ mở 1 góc 1/4 Lồng.

– tháng thứ 2 mở 1 nửa lồng theo chiều ngang Lồng

– Tháng thứ 3 mở 1 nửa theo chiều dọc (phần chân lồng mở hết, trùm phần đỉnh Lồng )

* Tất cả các tháng trên đều treo cao hơn hoặc ngang đầu người và treo chỗ nhiều người qua lại

– Sau khi chú chim quen dần với môi trường, ít nhẩy mạnh hơn sẽ mở hết áo Lồng, lúc này chim đã được 6-7 tháng Lồng. Lúc này mới có thể trùm đỉnh Lồng và để chim dưới đất chỗ nhiều người qua lại để thuần chim cho đứng.

– Phải xác định một điều những chú chim bổi này ta chỉ có thể nghe hót vu vơ! Để chú chim có thể chơi tốt Đổ giọng, đấu, ché..v.vv ở mọi nơi, với mọi đấu thủ chũng ta phải có chế độ luyện tập, dợt, dãi cho chim và chú chim đó phải qua ít nhất 1 mùa thay lông Lồng! Vấn đề thay Lông cho chim chúng ta sẽ bàn sau ! Trước hết là sau khi chim đã đứng Lồng không còn nhảy nhiều nữa thì chúng ta bắt đầu tập dợt cho chúng !

Cách thứ 3 : Nhổ, cắt lông cánh để hạn chế bay nhảy (không khuyến khích)

Chim cắt hoặc nhổ xong thì cho vào lồng nhỏ và tiến hành chăm sóc bình thường. Hàng ngày các bạn tắm nắng, tắm nước, trái cây, mồi tươi….

Chim bị cắt lông, nhổ lông sẽ hạn chế bay nhảy từ đó gặp người cũng ít nhảy, sau khoảng 1 tháng quen dần nó sẽ không bay nhảy nữa. Đối với chim bị nhổ lông cánh thì sau 1 tháng lông bị nhổ đã mọc lên đầy đủ và đẹp rồi. Còn đối với chim bị cắt lông cánh thì các bạn phải đợi chim thay lông mới mọc lại được.

Đó là 3 cách thuần chào mào bổi chỉ trong mà nhiều người đã làm thành công. Trong đó cách 1 và 2 được áp dụng nhiều nhất. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn mới bắt đầu chơi chim chào mào.

Nguyên tắc của việc thuần chim Chào mào

Nguyên tắc của việc thuần chim bổi là vấn đề về tâm lý. Chim bẫy ở ngoài rừng về tâm lý thường rất hoảng loạn và muốn có thể thuần được chim bổi phải sử dụng phương pháp đánh vào tâm lý. Có nghĩa là khi bẫy được con chim từ ngoài rừng về công việc đầu tiên cần làm là phải ổn định tâm lý cho nó. Đó là chúng ta phải chùm lồng, có đầy đủ nước và thức ăn trong đó.

Lồng trùm kín, treo ở vị trí không quá tối và phải đảm bảo cho con chim cảm thấy được an toàn bằng cách nghe những con chim khác hót và có sự kết nối với đồng loại. Sau khoảng 3 ngày mở áo lồng hình và vén lên 1 góc nhỏ để chim nhìn thấy cảnh vật xung quanh, bắt đầu làm quen với môi trường sống mới. Sau 3 ngày đầu tiên bắt đầu tập vào cám cho chim. Có nhiều cách nhưng có 2 cách hiệu quả hơn cả:

Cách 1: Cho chim vào 1 lồng bẫy. Dùng cám nghiền mịn ra sau đó để với hoa quả, mà cụ thể là chuối. Lăn chuối qua lớp cám để cám bám quanh bề mặt quả chuối cho chim ăn chuối và dần dần nó sẽ quen dần mùi cám.

Cách 2: Nhốt chim trống cùng với chim mái. Những con chim mái ăn cám cứng rồi thì sẽ làm cho con chim Chào mào rất hay bắt chước, nó có tính bắt chước rất cao. Chim Chào mào mái sẽ dạy cho con chim Chào mào trống ăn cám nhanh hơn. Cho chim trống vào sống chung trong khoảng 1 tháng để nó thích nghi và học cách ăn cám từ chim mái.

Lưu ý: Trong thời gian này đừng quên cho chim tắm vì tắm táp đầy đủ sẽ giúp chim nhanh dạn. Chim trống thấy chim mái tắm sẽ bắt chước theo. Sau 1 tháng có thể tách chim ra. Nên treo chim chỗ đông người qua lại, treo tầm ngang vai chứ không quá đầu.

Sau khi thuần được chim ăn cám rồi, bước tiếp theo cũng là bước quan trọng nhất là cho chim tắm. Nếu chim chịu tắm sẽ rất nhanh dạn. Để cho chim tắm cũng phải để ý đến tâm lý của nó, nó phải cảm thấy an toàn mới chịu tắm.

Sau 1 tuần lông sẽ cho chim vào lồng tắm và cho một con chim thuần vào. Những con bổi khi nhìn thấy con thuần tắm sẽ học và tắm theo. Khi con bổi tắm được 1 lần thì từ những lần sau sẽ không cần phải nhìn con thuần tắm theo nữa. 1-2 tuần đầu mà chim tắm được thì sau này con chim sẽ có bộ lông đẹp và giữ được lửa rừng.

Quãng thời gian tiếp theo khi chim chịu tắm rồi mở toàn bộ áo lồng ra và treo chim ở những nơi có người qua lại. Lưu ý phải cách chỗ người qua lại khoảng 3-5 mét để con chim nhìn thấy con người ở một cự li vừa phải.

Lưu ý: Không nên và cũng không khuyến khích dùng cách cắt cánh, nhổ lông vì nó phản khoa học, làm chim mất lửa và khiến chim không thể nhảy, khiến tâm lý của chim hoảng loạn và có thể mất tâm 1-2 năm mới chơi lại được.

Một số chú ý khi thuần chim Chào mào

1. Lồng chim

Nên chọn lồng 15 nan, nóc khít, lồng không quá rộng cũng không quá hẹp với kích thước chim. Có thể bố trí 2 cầu để chim có không gian tung.

2. Áo lồng

Chim mới bẫy về rất nhát nên cần dùng áo lồng chùm kín để ổn định tâm lí. Trùm lồng 1 ngày cho quen lồng sau đó mới từ từ mở áo lồng ra. Có thể mở áo lồng theo hình chữ A hoặc mở từ dưới lên rồi vén 1 góc lên phía đỉnh lồng. Việc mở áo lồng không nên quá nôn nóng và phải kiên nhẫn thì chim mới dễ thuần và ít tật.

3. Thức ăn

Nên nhớ rằng chim đã ăn cám không có nghĩa là bỏ hoàn toàn thức ăn là mồi tươi, hoa quả trái cây chín. Điều đó là không nên vì khi con chim đã chịu ăn cám nhưng hệ tiêu hóa chưa thực sự quen thì cần phải bổ sung các thức ăn tự nhiên ở bên ngoài như đu đủ, chuối, cam, cà chua, cào cào… Phải cho ăn kết hợp giữa mồi tươi, cám và hoa quả trong khoảng 3 tuần đầu mới có thể ăn cám cứng được.

4. Chế độ dợt dãi

Ban đầu khi thuần dưỡng ở nhà chúng ta đã có thay đổi lúc treo lên, lúc hạ thấp, đồng thời nếu nhà rộng rãi, chúng ta sẽ ngày treo chỗ này, ngày treo chỗ khác cho chú chim làm quen dần với sự di chuyển. Sau đó chúng ta có thể đem chim đến trường, đến cội (là những nơi anh em chơi chim tụ tập) ban đầu nên trùm kín áo lồng và để xa cho Chim được nghe giọng đấu của chim khác! Với nhiều chim đấu tại trường có thể chú chim của chúng ta sẽ không ra giọng. sau vài ba lần như vậy khi đã nghe giọng đáp trả của chú Chim cũng ta sẽ hé dần áo lồng và vẫn đẻ xa để chim có thể quen dần và không quá sọ trước sự áp đảo dọa nạt của Chim khác. Sau một thời gian khi thấy chim nhà có nhiều biểu hiện tốt như hót đấu trả lại nhiều hơn, nhấp bung cánh..vv. dáng điệu xung mãn hơn ta có thể treo gần hơn chút để chim nhà được thấy những chim khác (không nên sáp gần quá nhanh ) vài ba lần nữa như vậy ta có thể treo gần hơn cách những chú chim khác khoảng 1m và xem biểu hiện! chú chim nhà đã đấu tốt hơn, làm thế nhiều hơn là được! Nếu thấy chim nhà có biểu hiện cúp mào, xù lông thì nên đưa chim ra xa để làm quen tiếp! tránh để quá lâu chim sẽ bị bể .

Tổng hợp từ internet