Xem Nhiều 5/2024 # Cách Nuôi Chim Yến Phụng Chuẩn Nhất Dành Cho Những Người Mới Chơi # Top 0 Yêu Thích

I. Giới thiệu về chim yến phụng

Tên gọi: chim yến phụng

Tên khoa học: Melopsittacus Undulatus

Phân bố: Australia, HongKong

Chim yến phụng thuộc họ vẹt và có kích thước khá nhỏ. Ban đầu, chúng được phát hiện ở những khu rừng thuộc Australia và HongKong. Sau đó, do nhu cầu chơi chim cảnh của con người nên chúng được nhân giống và xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay, chim yến phụng có 3 loại phổ biến nhất:

Yến Phụng đuôi dài xanh nhạt

Vẹt đuôi dài Lutino

Vẹt xanh da trời cánh xám

Ngoài ra, còn có các loại chim yến phụng như xanh mặt vàng, đuôi dài vàng cốm, đuôi dài xám xanh,…

Chim yến phụng mang những đặc điểm như:

Kích thước khá nhỏ

Khi trưởng thành có chiều dài trung bình là 18cm (bao gồm chiều dài của đuôi)

Tuổi thọ của Yến Phụng từ 7 – 8 năm

Phần đầu tròn, kích thước tương ứng với tỉ lệ cơ thể nên nhìn rất cân đối, bắt mắt

Mỏ cứng, phần mỏ sát miệng dày hơn và có chiều hướng quặp xuống đất

Đôi mắt đen láy, sáng long lanh

Phía đỉnh đầu có một chiếc mào được tạo lên từ các sợi lông mao mềm mại

Chim có cổ to và dày, phần cổ khá tròn trịa

Ngực nở và lưng thẳng, dáng vóc rất thanh thoát

Đôi chân hơi ngắn nhưng rất linh hoạt cùng các ngón chân vừa to vừa dài

Bộ móng vuốt chắc chắn và cứng, là công cụ hữu hiệu giúp ích cho chim rất nhiều

Đuôi chim tương đối dài

Bộ lông sặc sỡ, nhiều màu và tùy thuộc vào các giống lai tạo ở những nơi khác nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú cho loài chim yến phụng

Giống như loài vẹt, yến phụng nói nhiều và liên tục khiến người nuôi cảm thấy bị phiền hà. Nhưng để chúng nói được như vậy là cả một quá trình dài và nhiều khó khăn. Chúng cũng hót rất hay nếu được huấn luyện, đào tạo bài bản.

Trong tự nhiên, chim yến phụng không có khả năng chiến đấu. Chúng bảo vệ bản thân bằng tốc bộ bay, sự nhanh nhẹn, khả năng ngụy trang tài tình nhờ bộ lông màu xanh, có viền nâu đen giống môi trường xung quanh.

Ngoài ra, chúng còn một số cá thể khác màu vàng do đột biến gen. Nhưng những cá thể này nhanh chóng bị tiêu diệt do mày lông quá sặc sỡ.

Chim yến phụng thường sống theo 1 cặp, rất thủy chung và hầu như sinh sản quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa hè. Chúng đẻ 1 quả/lần nhưng đẻ liên tục khi được 7 – 8 quả thì sẽ dừng lại để ấp trứng. Sau 18 – 22 ngày, trứng sẽ nở thành chim non. Sau 1 – 2 tháng, chim non đủ cứng cáp, mọc đủ lông sẽ rời khỏi tổ và tự kiếm ăn.

Tổ của chim yến phụng thường được xây tại những lỗ thân cây to, vừa an toàn, vừa chắc chắn.

Để phân biệt chim yến phụng trống và mái, người ta thường dựa vào màu sắc của mũi chim:

Chim yến phụng trống: mũi có màu hồng hoặc xanh

Chim yến phụng mái: mũi có màu trắng ngà

Bạn chỉ có thể phân biệt chim yến phụng trống và mái khi chúng trên 2 tháng tuổi. Đối với chim yến phụng non khó có thể phân biệt được.

II. Cách nuôi chim yến phụng

Đối với chim yến phụng, thay vì sử dụng lồng chim bằng gỗ, nan, tre, bạn nên chọn lồng chim bằng kim loại. Vì mỏ của chúng rất chắc chắn và khỏe, có thể đục thân cây gỗ. Do đó, lồng chim bằng kim loại là lựa chọn thích hợp nhất. Bên cạnh đó, lồng chim bằng kim loại cũng dễ dàng vệ sinh hơn.

Bạn nên treo lồng nơi ở những nơi gần gũi với thiên nhiên, thoáng mát. Và bên trong lồng phải có đủ cóng nước, cóng thức ăn và chỗ đứng cho chim. Khi đến mùa sinh sản, bạn lót mùn cưa, gỗ mỏng trong lồng để chúng làm ổ đẻ trứng.

Hạt ngũ cốc: thóc, gạo, ngô, kê,…

Rau củ quả: chọn những loại rau củ quả chín, tươi cho chim ăn như rau muống, ra xà lách, rau cải, trái ổi, trái táo,… và không cho ăn các loại rau có vị đắng hay trái cây còn xanh.

Thức ăn bổ sung: cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho chim như bột vỏ sò, bột bỏ trứng, muối và hạt sạn,…

Bạn nên tắm cho yến phụng 1 lần/2 ngày vào những ngày mùa hè. Và mùa đông chỉ nên tắm vào ngày có nắng ấm.

Chúng rất thích tắm ngập nước. Vì vậy, khi tắm xong, bạn nên lau hoặc sấy khô người để chúng không bị cảm lạnh.

Yến phụng có sức đề kháng tốt, nhưng bạn không nên chủ quan. Hãy dọn dẹp vệ sinh lồng chim thường xuyên. Rửa cóng nước, cóng thức ăn sạch sẽ.

Bên cạnh đó, bạn hãy tạo môi trường thuận lợi cho chúng ngủ bằng cách phủ khăn mỏng lên lồng chim và đảm bảo móng chim không bị vướng vào khăn.

Nếu chim của bạn sợ bóng tối, hãy sử dụng thêm 1 chiếc bóng đèn nhỏ tạo độ sáng cho lồng chim.

Chim yến phụng rất dễ bị tiêu chảy nếu ăn phải thức ăn bẩn. Do đó, bạn cần chuẩn bị thức ăn cho chúng thật kỹ càng và loại bỏ những tạp chất.

Và đặt lồng chim yến phụng cách xa chuồng bồ câu, gà,… để tránh bị lây chéo bệnh.

Đầu tiên, bạn cần ghép cặp yến phụng trống – mái với nhau. Để chúng tự làm quen, tự ghép đôi và làm tổ sinh sản.

Trong quá trình sinh sản, cả chim yến phụng trống và mái sẽ cùng nhau chăm sóc trứng và chim non sau khi nở.

Sau khi yến phụng non cứng cáp, bạn có thể tách chúng ra khỏi bố mẹ. Và khi đủ tuổi trưởng thành, chúng lại bắt đầu quá trình sinh sản mới.

III. Dạy chim yến phụng nói

Để huấn luyện chim yến phụng nói, bạn cần phải kiên trì và dành nhiều thời gian, công sức. Chúng sẽ nói ngay từ khi chỉ 2 – 3 tháng tuổi. Và bạn nên dạy cho chúng nói vào buổi sáng và buổi tối hàng ngày trong giai đoạn này.

Khi đã nói được những từ cơ bản, bạn nên cho chúng tiếp xúc với con người nhiều hơn để chúng nói được nhiều giọng khác nhau.

Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim