Xu Hướng 5/2024 # Điều Kiện Sống Của Chim Yến Như Thế Nào? # Top 4 Yêu Thích

Đặc điểm bên ngoài của chim yến

Ở yến nhà, chim trưởng thành có trọng lượng trung bình là 13,24 g. Lông của chúng có màu đen hơi nhạt ở phần trên, xám đen phía dưới; ở giữa phần lưng với đuôi là lông màu xám. Chim yến nhà có móng chân màu đen, mắt hạt nhãn màu nâu đen, cằm màu nâu xám bạc tạo thành vòng cườm. Bộ móng của chim yến rất phát triển. Nguyên nhân là do chúng thường sử dụng đôi chân để đeo bám lên các giá thể như: vách đá, bờ tường, giá gỗ. Đặc điểm này hình thành để thích nghi với thói quen của chim yến. Nhân đây nói thêm, mặc dù có thói quen đeo bám nhưng chim yến không đậu trên các cành cây hay dây điện.

Điều kiện sinh sống của chim yến

Nhiều năm gần đây, số lượng loài chim yến nhà ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Điều này thực sự rất thuận lợi cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà ở Việt Nam; giúp mở ra một ngành nghề mới.

+ Độ ẩm không khí từ 70 – 85%;

+ Ánh sáng lý tưởng trong nhà yến nhỏ hơn 0,2 lux;

+ Chim yến nhà sống thành quần đàn, không sống riêng lẻ; chim yến làm tổ ở nơi đảm bảo an toàn, che khuất, ít sự đe dọa của thú ăn mồi.

Vùng kiếm ăn của chim yến là những khu vực đồng lúa, đồi núi, rừng cây thấp, nơi đây sản sinh ra nhiều loại côn trùng bay là nguồn thức ăn yêu thích của chim yến.

Chu kỳ sinh sản của chim yến

Tới mùa sinh sản, mỗi cặp chim yến chọn cho mình một nơi phù hợp (cố định trong nhiều năm) để cùng xây tổ. Chim đực mới trưởng thành, chưa có bạn tình, sẽ xây tổ trước rồi mới kêu gọi chim mái đến. Với cặp chim yến đã trải qua sinh sản rồi thì xây dựng tổ là công việc của cả hai.

Chim yến sử dụng nước bọt để làm tổ; tiết ra từ hai tuyến nước bọt phía dưới lưỡi hai bên má. Vào mùa sinh sản, tuyến nước bọt phát triển mạnh sẽ phình to ra. Khi xây tổ, chim yến ép cơ hàm để ép nước bọt tiết ra; sau đó dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên vách đá, vách tường hay khuôn dầm trần nhà để định hình tổ. Nước bọt sau khoảng 2-3 giờ tiếp xúc không khí sẽ khô lại. Thời gian trôi qua, một cái lưỡi tổ được tạo ra; chim yến đeo lên cái lưỡi tổ này mỗi đêm và xây tổ tiếp đến khi hoàn chỉnh, có thể chứa quả trứng của chúng.

Chim yến là loài sinh sống thành bầy đàn, chúng làm tổ riêng rẽ từng cặp. Chim yến hay sống những nơi gần nước (sông, hồ, biển), kiếm ăn ở những đồng ruộng, rừng cây thấp. Chim yến có thể bay rất cao và bay xa đến khoảng 300km. Tuy thế, chim yến thường chỉ kiếm ăn cách tổ khoảng 25km.

Cách chim yến kiếm ăn như thế nào?

– Thời gian chim yến kiếm ăn tùy thuộc từng mùa, bắt đầu từ lúc mặt trời mọc.

Chim yến sẽ rời tổ vào khoảng 5h00-5h30, mùa đông sẽ muộn hơn lúc khoảng 6h00.

Chúng quay trở lại tổ lúc 18h00-18h30, mùa đông sẽ về sớm hơn khoảng 17h30.

Nếu không có chim non, chim yến sẽ bay đi kiếm ăn từ sáng đến tối mới quay trở về. Trong thời kì ấp trứng, chim trống và mái sẽ thay phiên nhau kiếm ăn và ấp trứng. Nếu đang nuôi chim non, tần suất chim bố mẹ quay về tổ phụ thuộc chim non lớn hay nhỏ; chim non càng lớn thì nhu cầu lượng thức ăn càng nhiều.

– Vùng kiếm ăn lý tưởng cho chim yến là nơi có diện tích cây thấp dưới 1 m (như đồng lúa, bụi cây) chiếm khoảng 50%; khoảng 30% là các cây cao trên 5m; 20% còn lại là mặt nước thoáng. Đây là khu vực tốt giúp chim yến dễ dàng tìm kiếm con mồi trong suốt cả năm.

– Chim yến chủ yếu ăn các loài côn trùng thuộc bộ Hai cánh (Diptera); thành phần của loài này khá đa dạng. Thức ăn chim yến lựa chọn là sâu bọ cánh màng với sâu bọ 2 cánh trước, sau đó là sâu bọ cánh bằng (mối). Chim yến thưởng ăn côn trùng bay và một số côn trùng như: bọ rầy; rầy xanh; rầy nâu; có hại cho mùa màng. Có thể thấy thành phần thức ăn của chim yến không có cạnh tranh với những loài khác. Chim yến không chỉ giúp bảo vệ mùa màng, chúng còn giúp cân bằng sinh thái chuỗi thức ăn tự nhiên.

Chim yến tạo ra âm thanh như thế nào?

Tiếng kêu cùng đôi tai tinh tế giúp chim yến dễ dàng phân biệt chính xác thành viên gần gũi nhất của mình (như con non, bạn tình); dù có cả hàng nghìn tiếng kêu ầm ĩ. Chim yến có tới 12 tiếng kêu khác nhau: tiếng chim mẹ; chim con; tiếng gọi bạn tình; tiếng gọi bầy; tiếng đấu tranh;… Chim yến nhà phát tần số âm thanh vào khoảng 1-16kHz, thường rơi vào khoảng 2-5kHz; đây là tần số mà tai người có thể nghe được.

Hướng dẫn cách chế biến yến sào hầm giò heo cho bà bầu mới sinh xong

Yến sào mang lại nhiều lợi ích cho mỗi người dùng

Yến sào nổi bật với thành phần giàu protein (chiếm 45 – 55%), 18 loại axit amin rất tốt cho việc tái tạo tế bào, 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, yến sào còn rất nhiều canxi và sắt, có các nguyên tố bổ não như mangan, brom, đồng, kẽm, có đường galactose, không chất béo và nhiều hợp chất có lợi khác.

Chính bởi hàm lượng dinh dưỡng phong phú lại có nguồn gốc từ thiên nhiên nên yến sào ngày càng được nhiều người lựa chọn để tăng cường, bổi bổ sức khỏe hoặc sử dụng làm quà biếu tặng cao cấp. Yến sào được khoa học chứng minh là phù hợp với mọi nhóm đối tượng, đặc biệt:

Với người suy nhược, cơ thể yếu hay người đang phục hồi sau phẫu thuật: Sử dụng yến sào là giải pháp thông minh hỗ trợ bồi bổ, phục hồi thể lực.

Với trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng: Thành phần trong yến sào có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon miệng, là thực phẩm vàng để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng của trẻ, giúp trẻ phát triển cả về chiều cao, trí tuệ.

Với phụ nữ mang thai và sau sinh: Sử dụng yến sào cho phụ nữ mang thai giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mẹ và thai nhi trong suốt giai đoạn mang bầu. Với thành phần rất giàu protein và các hợp chất quý, đặc biệt là kháng thể IgG nên yến sào giúp tăng cường sức để kháng cho cả mẹ và bé. Giai đoạn sau sinh sử dụng yến sào sẽ giúp mẹ bổ sung hồng cầu, hồi phục sức khỏe và khắc phục tình trạng dạn nứt da.

Hiện trên thị trường bán các sản phẩm yến thô nguyên tổ, yến sào sơ chế và yến sào tinh chế của 3 loại chủ yếu là: yến sào trắng, yến sào hồng và yến sào huyết; 3 loại yến sào này lại có thể phân thành 2 nhóm là yến đảo (được khai thác trong tự nhiên) và yến nhà (được khai thác trong nhà nuôi chim yến).

Bên cạnh sản phẩm yến sào thì người dùng còn rất ưa chuộng sử dụng nước yến sào chứa thành phần yến sào bổ dưỡng lại vô cùng tiện lợi, dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi.

Các bước thực hiện nấu món yến sào hầm giò heo cho bà đẻ

Món ăn yến hầm móng giò được rất nhiều người yêu thích đặc biệt giúp tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh cho con bú. Trong móng giò có thành phần protit, mỡ, chất tổng hợp khi được hấp thu vào cơ thể giúp hồi phục sức khỏe đặc biệt với phụ nữ sau sinh sẽ giúp tăng cường tiết sữa và tái tạo máu, phục hồi sức khỏe. Phụ nữ sau sinh nên sử dụng món ăn này 3 lần/tuần.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

Bước 2: Sơ chế:

+/ Yến sào: Cần được làm thật sạch trước khi chế biến bằng cách:

Ngâm yến sào trong nước lọc sạch khoảng 10 – 15 phút đối với yến sào tinh chế, ngâm khoảng 45 phút đến 1.5 tiếng đối với yến sào thô.

Sau khi ngâm yến sào tơi ra thì tách các sợi yến và làm sạch, dùng nhíp để nhặt các tạp chất dính trên tổ.

Rửa làm nhiều lần để đảm bảo yến sào sạch tạp chất.

Với những lông kim nhỏ khó nhặt thì có thể cho yến vào ray để trong tô nước rồi khấy nhẹ để loại bỏ các lông kim đó.

+/ Ngô, cà rốt: rửa sạch rồi cắt khúc

Bước 3: Hầm móng giò với yến.

Hầm trước móng heo trong khoảng thời gian khoảng 2h đồng hồ, cho gia vị vừa đủ.

Sau khoảng thời gian hầm 2h thì cho ngô và cà rốt vào hầm thêm nửa giờ nữa tiếp đến cho yến sào đã sơ chế sạch vào hầm thêm 20 phút.

Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi xơi ra dùng nóng.

Món ăn yến sào hầm móng heo không chỉ tốt sữa, giàu dinh dưỡng mà còn giúp phụ nữ sau sinh đẹp da, bổ khí dưỡng huyết.

Trước tình trạng yến sào trên thị trường đang được kinh doanh với nhiều hình thức khác nhau, bên cạnh đó là sự đa dạng, phổ biến của sản phẩm, đặc biệt là nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên nên đã có không ít các cơ sở lợi dụng trà trộn hàng yến sào giả, kém chất lượng bán cho khách nhằm kiếm lời. Vì vậy, khi có nhu cầu khách hàng cần tìm đến các đơn vị uy tín để đảm bảo mua được hàng thật, chuẩn chất lượng, sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, bao bì, nhãn mác đầy đủ thông tin.