Đề Xuất 4/2024 # Tìm Hiểu Ngay Bệnh Tiểu Đường Sống Được Bao Nhiêu Năm? # Top 3 Yêu Thích

Là một trong những bệnh lý có tốc độ gia tăng nhanh chóng – tiểu đường có thực sự nguy hiểm không? Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Đây là những câu hỏi chung đang được nhiều người tìm kiếm.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Đây là câu hỏi chung đang khiến nhiều người thắc mắc và lo lắng hiện nay. Theo đó, tuổi thọ của mỗi bệnh nhân tiểu đường là khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng cũng như sự tác động của nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, nhìn chung thì mức tuổi thọ trung bình của người bệnh phân theo loại tiểu đường cụ thể như:

Tuổi thọ trung bình của người bệnh tiểu đường tuýp 1

Chiếm 10% số người mắc bệnh và thường gặp ở người trẻ tuổi. Theo ước tính của Tổ chức Bệnh tiểu đường Anh quốc (Diabetes UK) thì người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể giảm tuổi thọ và tử vong sớm hơn 20 năm so với người bình thường. Tuy nhiên với những nỗ lực cải thiện bệnh thì hiện nay tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng đang gia tăng đáng kể.

Tuổi thọ trung bình của người bệnh tiểu đường tuýp 2

Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất mà có tới 90% số người mắc phải. Cũng theo ước tính của Tổ chức Bệnh tiểu đường Anh quốc (Diabetes UK) thì người bệnh tiểu đường tuýp 2 có tuổi thọ kéo dài hơn người bị tuýp 1. Theo đó, trung bình tuổi thọ của họ sẽ giảm 10 năm so với thông thường. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy nếu phụ nữ mắc tiểu đường trên 55 tuổi thì giảm ít nhất 6 năm còn với nam giới là 5 năm tuổi thọ.

Yếu tố nào tác động đến tuổi thọ người bệnh tiểu đường?

Tuổi thọ của mỗi người nói chung và bệnh nhân tiểu đường nói riêng nhìn chung có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Những biến chứng của bệnh có thể là nguyên nhân rút ngắn tuổi thọ, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người trong thời gian ngắn nên bạn nhất định không được coi thường.

Khi đường huyết tăng cao sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể và gây nên những biến chứng điển hình như:

Biến chứng suy giảm thị lực hay thậm chí là dẫn đến mù lòa mắt.

Biến chứng đối với hệ thần kinh, tim mạch, huyết áp,…

Biến chứng suy thận.

Biến chứng nhiễm trùng: Gây ra các vết viêm loét, thậm chí trường hợp nhiễm trùng nặng còn có thể phải cắt bỏ chi,…

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, biến chứng chính là yếu tố rút ngắn tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Đặc biệt, có tới 68% số người mắc bệnh tiểu đường tử vong sớm do biến chứng tim mạch. Đồng thời nguy cơ tử vong của người bệnh tiểu đường kèm béo phì, mỡ máu hay huyết áp,… luôn cao hơn người bình thường.

Nếu người bệnh biết điều chỉnh và điều trị kịp thời, sớm ngăn chặn biến chứng và ổn định đường huyết thì tuổi thọ có thể theo đó mà gia tăng đáng kể. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại với những phương pháp điều trị đang ngày càng cải thiện và gia tăng tuổi thọ trung bình cho người bị đái tháo đường rất đáng kể.

Bí quyết sống khỏe dành cho người bệnh tiểu đường

Như đã thông tin phía trên thì bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số bác sĩ và chuyên gia y tế đã đưa ra lời khuyên sống lâu, sống khỏe với bệnh tiểu đường mà bạn nên biết như sau:

Tuân thủ nguyên tắc và kiên trì trong điều trị bệnh

Luôn luôn điều trị bệnh theo đúng chỉ định từ bác sĩ chính là phương pháp hàng đầu để kiểm soát đường huyết trong cơ thể cũng như ngăn ngừa những biến chứng mà chúng có thể gây ra. Tuy không có thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh nhưng hiện nay có nhiều loại thuốc, nhiều loại thảo dược tự nhiên có khả năng kiểm soát đường huyết, thúc đẩy tuyến tụy sản xuất insulin, giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh tối đa và ngăn ngừa biến chứng tim mạch, hệ thần kinh, biến chứng mắt, thận,… hữu hiệu.

Việc sử dụng thuốc tây hay một số loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường như: dây thìa canh, tỏi đen, hoài sơn, cam thảo đất, lá neem Ấn Độ, khổ qua rừng,… đều chứa những hoạt chất có lợi cho người bệnh tiểu đường nên bạn cần tham khảo. Đừng quên, hãy kiên trì điều trị bệnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng có mối liên hệ mật thiết đối với sức khỏe. Chính vì vậy, đối với người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ ăn uống như thế nào mới đúng cách, vừa hỗ trợ kiểm soát đường huyết mà vẫn tốt cho sức khỏe? Đây là câu hỏi chung khiến nhiều người băn khoăn. Theo đó, để tăng tuổi thọ cho bệnh nhân tiểu đường thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas, hoa quả sấy khô,…

Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều nước, giàu chất xơ và ít đường.

Hạn chế ăn cơm trắng, thực phẩm quá nhiều tinh bột.

Không ăn quá nhiều chất đạm và đồ ăn chứa cholesterol có hại.

Ăn món luộc, hấp thay thế cho đồ ăn chiên xào, rán,…

Tránh xa rượu bia, chất kích thích, hạn chế uống café.

Sử dụng tinh bột lành mạnh như: ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ,…

Ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no hay quá đói.

Nên chia nhỏ bữa ăn để kiểm soát đường huyết được tốt hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể là rất quan trọng. Đây cũng là vấn đề mà nhất định người bệnh cần lưu ý. Yếu tố dinh dưỡng không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà còn ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh tiểu đường sống khỏe và sống lâu hơn.

Tập thể dục thường xuyên

Bên cạnh chế độ ăn uống thì việc thường xuyên luyện tập không chỉ nâng cao sức khỏe, phòng chống nhiều bệnh mà còn hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh tránh tập luyện quá nặng, hãy áp dụng những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng và thường xuyên luyện tập đều đặn để thấy cơ thể dẻo dai cũng như tinh thần được cải thiện đáng kể đấy!

Sinh hoạt hợp lý

Có thể bạn còn chủ quan nhưng trên thực tế những thói quen có ảnh hưởng khá nhiều đến sự tiến triển hay những biến chứng của bệnh. Người bệnh tiểu đường để sống khỏe thì hãy từ bỏ những thói quen xấu như: hút thuốc lá, làm việc quá sức, ngủ quá khuya, không đủ giấc,… Việc duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và trước 23 giờ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có tiểu đường.

Kiểm soát tốt những bệnh lý khác trong cơ thể

Một số bệnh lý khác trong cơ thể có tác động qua lại và làm người bệnh tiểu đường bị suy giảm sức khỏe và rút ngắn tuổi thọ. Chính vì vậy tiểu đường sống được bao lâu còn phụ thuộc vào cách mà bạn kiểm soát những bệnh lý khác trong cơ thể. Một số bệnh lý điển hình mà bạn nên kiểm soát tốt phải kể đến như mỡ máu, bệnh lý tim mạch,…

Việc kiểm soát tốt bệnh lý giúp người bệnh tiểu đường tránh được những nguy hiểm cũng như tăng tuổi thọ trung bình đáng kể. Đây cũng là lời khuyên mà nhất định bệnh nhân tiểu đường nên lưu ý. Việc thăm khám sức khỏe thường xuyên để nắm được bệnh lý của bản thân cũng như điều chỉnh sao cho thích hợp là rất quan trọng. Người bệnh tiểu đường nên thăm khám 3 tháng/1 lần để theo dõi chỉ số HbA1c (chỉ số đường huyết trong vòng 3 tháng) cũng như khám sức khỏe tổng quát để kiểm soát và điều trị dứt điểm các bệnh lý khác.