Đề Xuất 4/2024 # Thich Nữ Hằng Như: Tam Tự Quy Y” Là Gì ? # Top 3 Yêu Thích

Trong thời gian qua có đôi lần, thiền sinh yêu cầu chúng tôi giải thích cụm từ “Tam Tự Quy Y Là Gì? “. Nay thuận duyên chúng tôi gửi đến các bạn bài viết về đề tài quy y nầy. Muốn hiểu ý nghĩa của “” trước hết chúng ta cần biết rõ “” là gì?

I. “TAM QUY Y” HAY “QUY Y TAM BẢO” LÀ GÌ?

Quy nghĩa là ” quay về, trở về” hay ” hồi chuyển (tâm ý)”. Y là ” nương tựa“. Quy Y cũng có nghĩa là ” Kính vâng” hay ” Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng. ” ” hay ” Quy Y Tam bảo” nghĩa là quy kính, nương tựa nơi ba ngôi quý báu đó là Phật, Pháp và Tăng.

– Viên ngọc thứ ba của Tam bảo là Tăng hay Tăng già : Tăng già phiên âm từ tiếng Phạn là Sangha, người Trung Hoa dịch là ” hòa hợp chúng”, hay ” đoàn thể hòa hợp “. Tăng già là thuật ngữ dùng để chỉ các tu sĩ Phật giáo, là những người đệ tử của Phật, ly khai gia đình, hiến trọn đời cho đạo pháp. Họ cùng sống chung để tu hành, học hỏi và luôn giữ giới luật của Phật. Họ sống hòa thuận nâng đỡ lẫn nhau trên mọi mặt theo đúng tinh thần Chánh pháp. Nhìn chung, Tăng già là một đoàn thể có tổ chức, có lý tưởng, có nhiệm vụ cao cả nhất thế gian. Là đoàn thể đáng kính vì các thành viên của đoàn thể này đã phát nguyện sống cuộc đời tỉnh thức và luôn mang hoài bảo mang Pháp Phật đến với mọi người.

Quy y Tăng là kính nể, tôn trọng, thực hành những lời dẫn dắt của chư Tăng, vì các vị ấy là người đang đi theo con đường của Phật. Sau khi Phật nhập diệt, Tăng già tiếp tục thay Ngài hoằng truyền Chánh pháp cứu độ chúng sanh một cách chánh trực.

II. PHÂN LOẠI TAM BẢO

Trong quyển Phật Học Phổ Thông bài ” Quy Y Tam Bảo”, cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đã chia Tam Bảo thành ba bậc. Thứ nhất là Đồng thể Tam Bảo, thứ hai là Xuất thế gian Tam Bảo và thứ ba là Thế gian trụ trì Tam Bảo.

III. LỄ QUY Y TAM BẢO

“Lễ Quy Y Tam Bảo” là nghi lễ hợp thức hóa cho một hay nhiều người trở thành đệ tử của Phật, gọi chung là “”. Lễ này thường được tổ chức tại Chùa hay Thiền viện, gồm những nghi thức: Niệm hương, bạch Phật, Tán hương cúng dường và đảnh lễ Tam bảo. Trong buổi lễ quy y, ngoài nghi thức sám hối, có nghi thức quan trọng là lễ phát nguyện: “”. Khi đã thành tâm phát nguyện trước Tam bảo thì vị này đã là Phật tử chính thức, được thầy bổn sư trao truyền năm giới: “Một là suốt đời không sát sanh, hai là Tùy sự phát tâm của mỗi Phật tử, họ có thể tự hứa thọ hai giới hay ba giới hoặc trọn năm giới … để tuân thủ trong đời sống hằng ngày. Nhưng thông thường các Phật tử được khuyên là cố gắng giữ trọn năm giới. Tại sao vậy? Tại vì người giữ trọn năm giới là người có nếp sống đạo đức. Người sống đạo đức là người sống an lạc vì không làm khổ mình và khổ người.

IV. NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA

Là đệ tử chúng ta cần tìm hiểu xem đoạn đường tu tập của Ngài ra sao? Ngài đã tự thắng bản thân của Ngài như thế nào? Và sau khi thành đạo Ngài đã làm gì cho chúng sanh?

Ngoài ra, người Phật tử cũng cần biết sinh hoạt của Quy Y Tam bảo có hai phương diện. Đó là diện “Sự” và diện “Lý”.

A. “SỰ” QUY Y TAM BẢO:

– Sự Quy Y Tăng: Chúng ta thường nghe nói: ” trọng Phật phải kính Tăng“. Cho nên chúng ta thành tâm thờ Phật bao nhiêu thì chúng ta phải thật lòng kính Tăng bấy nhiêu, vì hiện tại Đức Phật đã nhập diệt, nếu không có những vị Tăng nối tiếp mạng mạch Phật giáo thì đạo từ bi và trí tuệ sẽ không còn. Vì thế, khi người Phật tử nhìn thấy một vị có tướng ” đầu tròn áo vuông, chân chính tu hành, giữ gìn giới luật…” thì khởi tâm kính quý, nể trọng, xem vị đó như là đại diện của Đức Phật. Hành động như vậy là ” Sự Quy Y Tăng”.

B. “LÝ” QUY Y TAM BẢO hay “TAM TỰ QUY Y”

“Lý Quy Y Tam Bảo” hay “” nghĩa là người Phật tử ngoài ” Sự Quy Y Tam Bảo “, bày tỏ lòng ngưỡng kính của mình đối với Tam Bảo qua các nghi lễ Phật giáo, tụng kinh, niệm Phật, người Phật tử chân chính cần dành thời giờ tu tập thiền định, nhận ra ba ngôi Tam bảo bên trong chính mình, chứ không phải lúc nào cũng bái lạy cầu tìm Tam Bảo ở bên ngoài, mà phải ” Lý Sự” viên thông, khế hợp cả hai một cách hài hòa. Chúng ta có thể hiểu “Sự” là hình thức bên ngoài, là tu cái tướng, còn “Lý” là quay về bên trong, là tu cái tánh.

Ai cũng biết, trong nghi thức các khóa lễ, bắt đầu chúng ta thường lễ Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Cuối khóa lễ thường tụng Tam Tự Quy Y: ” – Tự quy y Phật , xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát vô thượng tâm. – Tự quy y Pháp , xin nguyện chúng sinh thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. – Tự quy y Tăng , xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng hết thảy không ngại”. Vậy tự quy y làquy y như thế nào?

– Tự Quy Y Phật: Quy y Phật, Pháp, Tăng là quy y bên ngoài, còn “” là trở về nương tựa Tam bảo nơi mỗi người. Tự là mình. ” Tự quy y Phật ” là trở về nương tựa Phật của chính mình, nghĩa là mình trở về với Phật tánh sáng suốt của tâm mình.

Đức Phật đã từng nói ” chúng sanh, ai cũng có Phật tánh ” nhưng tại sao chúng ta không thấy Phật tánh? Đó là do chúng ta đã huân tập quá nhiều tập khí, lậu hoặc từ ngày này sang ngày khác vào trong tâm của chúng ta. Những tập khí lậu hoặc đó là những thói quen tốt có, xấu có, là những tư tưởng so sánh, phân biệt, thương ghét, giận hờn, tham, sân, si… Những thứ này trong nhà Phật gọi là màn vô minh. Màn vô minh này mỗi ngày một dày đặc hơn, làm lu mờ thể tánh sáng suốt vốn có sẵn trong mỗi con người khiến cho con người sống trong mê lầm, tối tăm, phiền não. Màn vô minh này giống như đám mây đen dừng lại che lấp mặt trăng khiến cho không gian đang sáng bỗng dưng tối sẫm lại, nhưng khi có cơn gió mạnh thổi tan mây thì ánh sáng của mặt trăng lại xuất hiện chan hòa xuống muôn loài như cũ. Vô minh và Phật tánh cũng thế. Hễ Vô minh biến đi thì Phật tánh hiển lộ.

“Tự quy y Phật ” là quay về quy y với chính mình, làm hiển lộ ông Phật trong tâm mình. Làm cách nào để Phật tánh hiển lộ? Căn bản Phật là bồ đề, là giác, là tri, là biết. Khi sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; ngay lúc đó có liền cái biết rõ ràng mà không một niệm dính mắc. Đó là cái biết khách quan trong sáng, là Phật. Còn cái biết sanh diệt thích cái này, ghét cái kia là cái biết chủ quan, hư dối, là phàm phu.

Về lời nguyện ” Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh hiểu rõ đạo cả phát vô thượng tâm“. Vô thượng tâm là tâm Bồ đề là Phật tánh. Tự thân chúng ta không nhận ra được ” Phật tánh” của chính mình, thì lời nguyện này chỉ là lời nguyện suông trống rỗng chẳng ích lợi gì cho mình nói chi cho người khác.

– Tự Quy Y Pháp: Là chân lý mà Đức Phật đã chứng ngộ rồi dạy lại cho chúng sinh. Chúng ta tụng đọc, thuộc lòng pháp Phật dạy, đó là ” Sự Quy Y Pháp “. Bây giờ ” Tự Quy Y Pháp ” là trở về nương tựa pháp Phật ngay tại mình. Đức Phật dạy các pháp Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Lục độ v.v… Chúng ta phải “” những pháp đó vào chính đời sống của chúng ta. Nghĩa là chúng ta nhận ra những bài học này Đức Phật dạy cho chính chúng ta. Chúng ta phải áp dụng những bài học này trên chính bản thân của chúng ta và tu tập để tự mình cứu lấy mình.

Tóm lại, ” Tự Quy Y Pháp ” là tự thân mình áp dụng cho được những Pháp căn bản do Phật dạy. Được như vậy, thì lời nguyện ” Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh thâm nhập ba tạng trí huệ như biển ” mới có giá trị được một phần nhỏ đối tam tạng kinh điển rộng lớn bao la.

– Tự Quy Y Tăng: Quy Y Tăng là nương tựa vào đoàn thể thanh tịnh lục hòa. Ý nghĩa của “Tự Quy Y Tăng ” là cá nhân mình phải là một vị Tăng sống ” lục hòa” tức là sống đúng theo nguyên tắc hòa hợp như sau: 1) Thân hòa đồng trụ (thân hòa cùng ở chung ), 2) Khẩu hòa vô tranh ( Góp ý xây dựng trong tinh thần hòa hợp không tranh cãi), 3) Ý hòa đồng duyệt ( phê phán), 4) Kiến hòa đồng giải ( chia sẻ sự hiểu biết đặt trên nền tảng lợi ích chung), Giới hòa đồng tu (), Lợi hòa đồng quân ( lợi hòa cùng chia).

Khi mình đã thực sự sống một đời tu hành đúng theo sáu nguyên tắc mà Đức Phật đã nêu trên, thì việc hoằng pháp sau này của mình sẽ không gặp trở ngại và lời nguyện ” không ngại” mới có cơ hội thành tựu.

V. KẾT

Cho nên, bước đầu học Phật, người Quy y Tam Bảo cần nghiêm trì năm giới là đoạn tận sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, đoạn tận đắm say rượu men, các chất ghiền nghiện.

Trong ” Tăng Chi Bộ Kinh ” có ghi lại lời dạy về các nguồn công đức có được của các vị Thánh đệ tử. Đó là ba nguồn nước thiện đến từ Quy y Phật, Pháp, Tăng sẽ mang hạnh phúc, an lạc cho người quy y. Và năm nguồn nước thiện dẫn đến cho người Quy y Tam bảo là khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc và an lạc…

Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ (Chân Tâm thiền thất, 18/9/2024) Tài liệu:

– “Kinh ” : Chương VIII – Tám Pháp – IV. Phẩm Bố Thí (IX) (39) “Nguồn Nước Công Đức”, HT. Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali.

– Sách ” Phật Học Phổ Thông” : Bài “Quy Y Tam Bảo” – HT. Thích Thiện Hoa biên soạn.

– Sách ” Những Lời Thầy Dạy ” : Bài “Hòa Thượng Dạy Ni Chúng Trúc Lâm”, HT. Thích Thanh Từ.