Thịnh Hành 5/2024 # Đi Tìm Lời Giải Đáp Về Màu Đỏ Thẩm Của Tổ Yến Huyết # Top 9 Yêu Thích

Ban đầu tổ yến được chim yến làm tổ, tạo ra có màu trắng bình thường, với sự kết hợp chính xác giữa các nguyên tố khác nhau từ nhiệt độ, độ ẩm, các khoáng chất tự nhiên đã tạo nên một môi trường vật chất đặc biệt thúc đẩy quá trình lên men hữu cơ xảy ra, trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng đã tạo nên màu đỏ của Huyết Yến.

Yến huyết lần đầu tiên được tìm thấy trong các hang động tự nhiên từ các nước chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia.

Một số người cho rằng một số con chim yến trộn nước bọt và máu của nó khi xây tổ, một số ý kiến khác nói rằng do chim yến bị già yếu nên chim yến làm việc quá sức nên khi họ bị nôn ra máu trong quá trình xây tổ.

2. Đi tìm lời giải cho màu đỏ của yến huyết

Nhưng thực tế nếu là máu của chim yến thì khi máu đông cứng lại sẽ có màu đen, và nếu yến huyết có chất lượng tốt là do máu của chim yến trong đó thì có lẽ sử dụng máu chim yến tốt hơn là tổ yến huyết chăng ?

Theo nghiên cứu của các nhà chuyên khai thác yến sào đưa ra kinh nghiệm, chim yến làm tổ gần lối vào của các hang động có tổ yến màu trắng. Đi sâu hơn vào trong hang động, người ta có thể tìm thấy tổ yến màu vàng và gần cuối sâu nhất là tổ yến màu đỏ (yến huyết).

Bất chấp tất cả những giả thuyết khác, yến huyết màu đỏ tự nhiên này về bản chất là một sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men. Khi ban đầu được tiết ra từ tuyến nước bọt của chim yến, tổ yến vẫn có màu trắng giống như tổ yến trắng.

Tuy nhiên, với sự kết hợp các yếu tố khí hậu trong các hang động (hay trong nhà yến) khác nhau, từ nhiệt độ của nó đến độ ẩm, một quá trình lên men hữu cơ xảy ra đã hình thành nên 1 loại yến đặc biệt có màu đỏ mà chúng ta gọi là yến huyết hay huyết yến.

Như vậy yến huyết có màu đỏ có thể giải thích là do quá trình lên men cộng với điều kiện tự nhiên của khí hậu nhà yến mà tạo nên.

3. Vậy, tổ yến huyết được hình thành từ máu chim yến hay do môi trường ?

Quan điểm chim yến có màu đỏ là do máu của chim yến như trên đã bị phủ nhận khi các nhà khoa học phát hiện ra có yến hồng, tổ yến màu vàng.

Từ đó, các suy luận dần đi theo hướng do môi trường và điều kiện thiên nhiên tác động. Cụ thể, yến huyết là thành phẩm cuối cùng của quá trình lên men tự nhiên.

Đầu tiên các tổ yến huyết vẫn có màu trắng bình thường, vẫn là tổ của chim yến, qua thời gian kết hợp với các yếu tố tự nhiên, khí hậu trong hang động, vách đá (có thể trong nhà yến được thiết kế) sẽ được hình thành.

Cùng với các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ảnh hưởng tích cực đến quá trình lên men hữu cơ và tốt cho sức khỏe khi sử dụng nên yến huyết trở thành vua của các loại tổ yến, có thành phần dưỡng chất, công dụng tốt hơn, khả năng chăm sóc sức khỏe cũng như cải thiện các hệ cơ quan cao hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy khả năng hấp thụ của cơ thể được tối ưu khi sử dụng yến huyết.

4. Khám phá về phản ứng hóa học hình thành nên màu đỏ của tổ yến huyết

Ở cả hai phản ứng trong các phương trình, đều có điều kiện xảy ra là trong không khí có oxy nên thời gian phản ứng của phương trình 1 sẽ xảy ra nhanh hơn so với thời gian phản ứng 2.

Do đó, dù vô tình hay hữu ý, các nhà nuôi yến sẽ tạo môi trường tổ yến có sự ô nhiễm NH3 từ phân chim bằng cách hạn chế thường xuyên vệ sinh nơi chim yến thường làm tổ.

Nếu nhà làm bằng cách này thì tổ yến thường có màu đỏ từ dưới chân và lan dần lên trên toàn tổ. Thông thường, yến huyết sẽ được thu hoạch trong thời gian khoảng từ 3 – 4 tháng với màu đỏ một phần chân hoặc toàn tổ.

Yến sào đặc biệt là loại yến huyết được ưa chuộng sử dụng do có thành phần công dụng tốt. Cũng chính nhu cầu sử dụng cao nên sản phẩm bị làm giả tràn lan. Phương pháp biến yến trắng thành yến huyết rất đơn giản. Với sản phẩm yến huyết, giá cho 100gram yến rất đắt đỏ, khoảng từ 20 – 25 triệu đồng.

5. Bí mật rợn người về tổ yến huyết mà bạn nên biết

Tại một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam xuất hiện tình trạng làm giả yến huyết. cơ quan chức năng Chiết Giang (Trung Quốc) đã phát hiện lượng nitrit vượt ngưỡng cho phép, có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng trên một số sản phẩm yến huyết nhập khẩu từ Malaysia.

Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp khai thác tổ yến tại Perak Malaysia cho rằng một số cơ sở chăn nuôi yến ở nước này đã cố tình thêm hóa chất nitrite để tạo ra nhiều huyết yến, nhằm bán được nhiều hơn để kiếm lời vì mặt hàng này luôn rất hút khách. Một số đại lý cũng thừa nhận hầu như tất cả tổ yến huyết trên thị trường là yến sào bình thường đã được nhuộm đỏ.

Bằng kinh nghiệm dân gian có thể nhận biết được yến huyết giả bằng cách ngâm tổ yến vào trong nước sôi, nếu đó là rau câu hay mủ trôm, yến sẽ bị nở và bể, nhão ra. Có một số cách để kiếm lời từ yến nhưng vẫn bán với giá rẻ mạt chính là ” cho thêm đường vào”.

Với tỉ lệ khoảng 40 – 60 ( 40% yến, 60% đường) sẽ ” tránh được” sự kiểm tra của cơ quan chức năng cũng như khi ngâm tổ yến vào nước sôi cũng không ảnh hưởng gì bởi yến rất hút nước, khi bỏ tổ yến vào nước đường cho hút đến khi tỉ lệ đạt được như mong muốn thì cho ra thị trường bán.

Cách làm này vẫn đảm bảo được đó là yến huyết nguyên chất nhưng khi cho đường vào quá nhiều sẽ làm mất hoàn toàn dưỡng chất trong yến, thậm chí, phản ứng còn tạo nên một loại axit có hại cho sức khỏe cũng như cơ thể con người.

Theo TS. Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng chúng tôi yến dùng chất tẩy sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày cũng như ảnh hưởng xấu đến các cơ quan chức năng khác.