Xem Nhiều 4/2024 # Chim Bồ Câu Hầm Lá Ngải Cứu, Hạt Sen, Thuốc Bắc Bổ Dưỡng Cho Bà Bầu # Top 0 Yêu Thích

Các nguyên liệu cần chuẩn bị

Chim bồ câu: 1 con

Lá ngải cứu

Hạt sen

Táo tầu

Nấm hương

Rượu, gừng tươi

Các loại gia vị: Mắm, muối, mì chính…

Cách làm món chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc

Chim bồ câu vặt sạch lông và rửa sạch. Sau đó đun sôi 1 nồi nước rồi cho rượu, gừng vào. Sau đó thả chim bồ câu vào rồi đun sôi lại và vớt chim bồ câu ra một bát riêng.

Ngâm nấm hương và hạt sen cho mềm sau đó rửa lại thật sạch

Cho nước vào nồi sao cho ngập qua chim bồ câu một chút.

Hầm trong khoảng 40 phút là bạn sẽ có món chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng cho bà bầu.

Bà bầu nên ăn chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc như thế nào?

Đối với bà bầu, không nên ăn quá nhiều mà nên thay đổi món cho đỡ chán. Nếu ăn quá nhiều món ăn nhiều dinh dưỡng này có thể sẽ khiến bà bầu tăng cân nhiều và thai nhi bị thừa cân. Vì vậy, bà bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý, vừa đủ để thai nhi phát triển đều, đúng tiêu chuẩn.

Bồ câu hầm cùng các loại thảo quả luôn là món ăn bổ dưỡng, phù hợp với các bà mẹ bầu trong quá trình dưỡng thai. Không chỉ dễ ăn, món bồ câu hầm còn ngon miệng và kích thích vị giác. Không chỉ gửi đến bạn đọc cách chế biến món bồ câu hầm đúng chuẩn, bài viết còn cung cấp thêm thông tin cần thiết về món ăn này để các mẹ bầu có thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức dinh dưỡng bổ ích.

Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các nguyên liệu

Món bồ câu hầm mà bài viết giới thiệu đến bạn đọc gồm có các nguyên liệu chính là bồ câu, ngải cứu, hạt sen, táo tàu, nấm hương, rượu và gừng tươi. Những nguyên liệu này sẽ cung cấp các loại dưỡng chất nào cho sức khỏe mẹ bầu?

Chim bồ câu

Xét về hàm lượng các chất dinh dưỡng nói chung, chim bồ câu có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với gà hay vịt. Trong bồ câu chứa đầy đủ các nhóm dưỡng chất như lượng protein cao, nhiều vitamin A, B1, B2, E, D, axit amin, choline cùng các vi chất khác,… Bên cạnh đó, chim bồ câu cũng có ít mỡ cùng hàm lượng cholesterol thấp, an toàn và phù hợp với thể trạng của các mẹ bầu. Loại chim này còn sở hữu các đặc tính về đông y rất tốt như tính bình, hơi ấm, tăng cường khí huyết và bồi bổ ngũ tạng.

Ngải cứu

Ngải cứu là một trong những vị thuốc có tính sát khuẩn cao. Loại rau này thường được dùng để chữa các bệnh như viêm loét dạ dày, nhiễm trùng, tiêu chảy,… Bên cạnh đó, rau ngải cứu còn có những tác dụng quan trọng như chống oxy hóa, lợi tiểu, cải thiện đáng kể chức năng của hệ tiêu hóa, duy trì sức khỏe cổ tử cung. Thêm vào món ăn rau ngải cứu không chỉ bổ sung thêm hương vị mà còn tạo ra những tác động tích cực với sức khỏe mẹ bầu.

Hạt sen

Hạt sen có vị ngọt, điều này giúp trung hòa hương vị, nhất là vị đắng của rau ngải cứu trong món ăn. Trong hạt sen cũng chứa hàng loạt dưỡng, khoáng chất có lợi cho sức khỏe như protein, magie, photpho, kali – đều là các khoáng chất cần thiết cho quá trình tuần hoàn, tiêu hóa của cơ thể. Riêng đối với phụ nữ, hạt sen góp phần chữa các bệnh phụ nữ, có tác dụng an thần và an thai rất hiệu quả. Mẹ bầu nếu ăn hạt sen thường xuyên sẽ có cơ thể khỏe mạnh, làn da sáng và căng mọng.

Táo tàu

Điểm nổi bật nhất trong thành phần dinh dưỡng của táo tàu chính là lượng vitamin C. Chỉ trong 100 gram táo tàu đã có đến 10 gram vitamin C – đủ để cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày. Ngoài ra ăn táo tàu còn giúp cơ thể nạp thêm các chất khác như chất béo, chất đạm, chất xơ, tốt cho cổ tử cung, buồng trứng, đặc biệt là hệ thần kinh, tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Vị ngọt thơm đặc trưng của táo tàu cũng phù hợp với khẩu vị nhiều người và giúp món ăn thêm ngon miệng.

Nấm hương

Nấm hương được xem là một trong những loại nấm phổ biến, dễ ăn và giàu dinh dưỡng nhất khi có đến gần 20 loại dưỡng chất, vi chất cần thiết cho cơ thể. Được biết đến với nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như chống oxy hóa, ngừa ung thư, cung cấp năng lượng hoạt động, giúp cho sáng khỏe,… nấm hương chính là nguyên liệu không thể thiếu trong món bồ câu hầm thơm ngon này.

Rượu và gừng

Rượu và gừng được thêm vào món ăn với mục đích tạo ra độ ấm cho món ăn. Hai nguyên liệu này cũng góp phần làm khơi dậy hương vị riêng của từng thành phần khiến món ăn thêm thơm ngon và bắt miệng. Gừng còn sở hữu nhiều công dụng quan trọng với sức khỏe như chống đầy hơi, nôn mửa, kháng khuẩn và kích thích tiêu hóa.

Lưu ý khi ăn món bồ câu hầm

Cách chọn mua và hầm bồ câu

Bồ câu ngon và phù hợp nhất cho các món ninh, hầm là bồ câu mới ra ràng, khoảng nửa tháng tuổi. Trọng lượng phù hợp nhất là từ 0.5 đến 1 kg cho mỗi con. Bồ câu ở giai đoạn này có thịt ngon, ngọt và nhiều dinh dưỡng nhất. Để loại bỏ tối đa phần lông tơ và giúp thịt chim săn chắc hơn, bạn nên thui chim qua lửa nhỏ sau đó hãy hầm cùng các nguyên liệu khác. Trong quá trình chế biến cũng không nên rửa qua quá nhiều lần nước, thay vào đó hãy bóc bỏ gan chim để món ăn không còn mùi khó chịu.

Cách dùng ngải cứu

Ngải cứu là phương thuốc bổ dưỡng với sức khỏe người dùng nhưng lại mang tính nhiệt cao. Đặc biệt đối với người đang mang thai, các mẹ sẽ chỉ được ăn ngải cứu khi thai kỳ được hơn 3 tháng. Nếu có vấn đề về sức khỏe hoặc dị ứng với thực phẩm có tính nóng, các mẹ nên cân nhắc về việc sử dụng ngải cứu để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.

Bồ câu hầm cùng ngải cứu cùng các loại thảo quả là món ăn giàu dưỡng chất và có tác dụng an thai hiệu quả. Tuy nhiên, tần suất hợp lý nhất để dùng món này là 1 đến 2 lần 1 tuần. Khi ăn uống, đặc biệt là các món chuyên để dưỡng thai, chúng ta luôn phải quan tâm đến yếu tố điều độ và đa dạng. Ăn uống vừa đủ sẽ giúp mẹ có được đề kháng tốt, em bé phát triển khỏe mạnh.

Món chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc rất bổ dưỡng đối với bà bầu. Với cách làm cũng khá đơn giản, bạn có thể tự làm ở nhà để đảm bảo vệ sinh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!