Xu Hướng 5/2024 # Tật Xấu Của Chim Họa Mi # Top 5 Yêu Thích

Người ta nuôi Họa Mi thường để nghe giọng hót, hay là chuộng những đòn, thế để đá là chính. Thế nhưng người nào cũng quan tâm chọn lựa đến phần vóc dáng và điệu bộ của con chim ra sao nữa. Chim có vóc dáng và điệu bộ tốt thì ai cũng thích và chịu mua với giá cao. Ngược lại, những chim có vóc dáng và điệu bộ xấu thì dù có bán rẻ cũng ít người chịu nuôi.

Sở dĩ người đời có tánh ý khác thường như vậy là vì con chim vốn là vật quí nên ngoài việc thưởng thức giọng hót người ta còn dùng để làm cảnh cho đẹp nhà đẹp cửa nữa. Cũng như sắm được con chim quí, không ai lại nhốt nó trong chiếc lồng “chợ” tầm thường, mà phải là chiếc lồng tầm giá trị ít nhất cũng vài ba trăm ngàn bạc…

Hơn nữa, quí vị cũng biết, nuôi Họa Mi còn có hy vọng cho đi thi hót. Mà thi hót tất phải chấm luôn cả hai phần vóc dáng và điệu bộ của con chim! Tuy không ai “bới lông tìm vết” nhưng nếu vóc dáng và điệu bộ không ra gì thì bị trừ đi một số điểm khá lớn cũng là điều thua thiệt không đáng phải bị mất.

Chính vì vậy, khi mua chim Họa Mi không ai lại tự dễ dãi với chính mình, mà phải khắt khe trong việc chọn lựa. Phải để ý đến năm lần bảy lượt từng chi tiết một trên mình chim: Từ đầu đến móng chân, rồi từ cách đi đến tướng đứng, khi ăn cũng như khi hót… khi nào thấy tốt mới nên mua. Tất nhiên, những thương tật trên mình, nếu có thì phải loại bỏ từ đầu. Vì nuôi chi những con chim chột mắt, vẹo đuôi, sứt móng?…

Thường thì Họa Mi có những tật xấu sau đây cần loại bỏ:

Tật lộn mèo: Lộn mèo dù là lộn ngược hay lộn xuôi cũng được đánh giá là điệu bộ xấu của chim Họa Mi. Trong đời sống tự do ở ngoài trời thì chim không vướng phải tật này, nhưng khi sóng trong môi trường chật hẹp, chúng lại ưa lộn mèo, thường thì mười con có đến bốn năm con có điệu bộ xấu như vậy.

Có thể tập bỏ được tật xấu này hằng cách gác thêm một cầu đậu song song phía trên cầu cũ, tạo cho lồng không có một khoảng trống lý tưởng bên trên để chim thực hiện việc lộn mèo. Một cách khác, là nâng cầu đậu tạm thời lên mức hai phần ba lồng, thay vì một phần ba như trước đây, chim cũng không có cách lộn mèo được. Nên nhớ là chim chỉ lộn mèo trong khoảng không gian phía trên cầu đậu, chứ không phải khoảng trống phía dưới cầu đậu. Tật này phải lập từ vài ba tháng trở lên mới giúp cho chim quên được thói quen cố hữu của nó.

Giống chim cũng thường ưa bắt chước điệu bộ của nhau, vì vậy ta nên treo lồng có chim ưa lộn mèo gần những chim có điệu bộ tốt khác.

Tật tắm cóng: Chim ưa tắm cóng là do trước đây có một quãng thời gian dài chủ nuôi vì một lẽ nào đó không cho chim tắm nước. Cũng có thể chủ nuôi cho chim tắm nước thường xuyên, nhưng không cho tắm thỏa mãn, rồi lại vội vã cho chim trở lại lồng nuôi, gặp cóng nước uống đầy nó lại gợi thèm mà tắm tiếp.

Vậy tốt hơn hết, trong mùa nắng, ta nên cho Họa Mi tắm nước thường xuyên hơn. Cứ để cho chim tắm thỏa mãn trong năm mười phút, khi nào nó chịu lên cầu đậu (của lồng tắm) đứng rỉa lông khô ráo mới cho sang lồng nuôi. Trong lồng nuôi cóng nước uống không nên đổ đầy, và là nước trong thì chim mới tắm cóng. Nếu cóng nước uống chỉ ở mức lưng chừng lại là nước bẩn (do chim uống thừa), thì chim có tài tắm cóng cũng không bao giờ chịu tắm!

Cũng xin được trình bày thêm, những con chim Họa Mi hót bị lỗ đầu, và những chim đá bị thương ở đầu, nên cho tắm cóng một thời gian, da đầu rất mau lành.

Tật sàng cầu: Chim có đậu nghiêm chỉnh trên cầu thì ta mới có thể nhìn ngắm nó được một cách thỏa thích, và từ đó con chim mới phô bày những nét đẹp của vóc dáng và điệu bộ một cách đầy đủ. Chim khi đậu mà cứ sàng qua sàng lại trên cầu, cử chỉ láu táu không một chút nghiêm trang thì dù hót hay đến đâu cũng bị chê. Nhất là những chim chỉ đậu trên cầu rồi bay lên nóc lồng chứ không chịu xuống, tạo điệu bộ biếng lười xấu xa lại càng bị chê hơn nữa. Những chim này, ngay việc ăn cào cào, nó cũng đứng yên vị trên cầu rồi chúi mỏ xuống bố lồng để nhặt cào cào lên ăn!

Tập cho chim bỏ tật sàng cầu, ta nên thay chiếc cầu đậu thăng bằng bình thường bằng loại cầu “lượn sóng” như cầu đậu của Chích Chòe Lửa. Với cầu “lượn sóng”, hễ đậu đâu là chim “yên vị” để không thể sàng qua sàng lại được. Tập lâu dần, nó sẽ quên được tật xấu cũ.

Còn muốn tập cho chim xuống bố lồng thì tạm thời nâng cao cầu đậu, sao cho khoảng cách giữa bố lồng và cầu dài hơn khoảng cách chim đứng trên cầu chúi mỏ xuống bố.

Từ đó muốn ăn được cào cào rải dưới bố lồng, chim không có cách nào khác hơn là phải nhảy xuống bố lồng! Chỉ khi nào chim thuần thuộc với cách nhặt mồi này thì ta mới hạ cầu đậu xuống mức cũ.

Đuôi vẹo: Họa Mi mà có cái đuôi vẹo về một bên, dù là trái hay phải cũng là tật xấu, không nên nuôi. Đuôi vẹo là do phao câu của chim có tật bẩm sinh. Hoặc là do thời kỳ chim non còn nằm trong ổ, do chật chội nên phần đuôi bị lệch chăng. Nhưng cũng có người đoán chắc với chúng tôi rằng đây là do nòi “chim” nó vốn vẹo đuôi như vậy. Nhưng, dù là nguyên nhân do đâu đi nữa, chim đã vẹo đuôi nên loại bỏ, vì nó “phá cách” cái đẹp toàn diện trên chim.

Tật cắn đuôi: Một số ít Họa Mi có tật cắn đuôi, khiến bộ lông đuôi trở nên te lua xơ xác rất xấu xí. Những con chim này thường do thiếu tắm nắng và nước.

Chân khuỳnh: Chân chim mà khuỳnh trông rất xấu tướng làm kém vẻ oai phong, nên không ai chọn nuôi.

Tóm lại, sở dĩ nhiều nghệ nhân cố chọn một con chim Họa Mi thật tốt mà nuôi vì ngoài việc thưởng thức tài nghệ hót hay đá của nó, còn dùng làm cảnh ngắm cho mãn nhãn nữa. Hơn nữa, con chim “làm bạn” với mình không phải một ngày một bữa, mà có khi đến mươi lăm năm, vậy thì dại gì lại phải nuôi mãi con chim có vóc dáng và điệu bộ xấu?