Đề Xuất 5/2024 # Kinh Nghiệm Nuôi Chim Khướu Thực Tế # Top 2 Yêu Thích

Kinh nghiệm nuôi chim khướu

Dân gian việt nam mình có câu “hót như chim khướu ” hay “hót như khướu bách thanh”, ám chỉ người có tài ninh bợ, nói năng lưu loát để gây tình cảm với người.

Chim khướu, còn gọi là khướu bách thanh, đúng như tên gọi của nó, là giống chim hót được nhiều giọng, ai nghe cũng lấy làm thích thú. Đây là con chim rất bình dị, dễ nuôi, khắp nước ta đâu đâu cũng có.

Xuất xứ:

Chim khướu có nhiều ở Việt Nam ta, Bắc Trung Nam vùng nào cũng có. Có hai loai đặc biệt là Khướu Bạc Má và Khướu Mun. Ở miền trung có nhiều nơi gọi Khướu Mun là Khướu Ô.

Khướu Bạc Má sống ở miền Nam, còn khướu mun thì sống ở miền trung và bắc.Ở miền trung và bắc cũng có khướu bạc má, nhưng rất ít. Riêng vùng Lâm Đồng có giống Khướu Mun, thân mình nhỏ hơn Khướu Bạc Má, nhưng hót được nhiều giọng.

Hướng dẫn lựa và nuôi chim vành khuyên cơ bản

Khướu thường sống trong các rừng thưa, ăn sâu bọ, và trái cây chín.

Hình dáng:

Chim khướu có thân hình lớn hơn chim Họa Mi, lớn hơn Chim Sáo, có đuôi dài .Từ mỏ đến chót đuôi, trung bình dài khoảng 25 đến 30 phân, và thường thì Khướu Bạc Má nhỏ hơn Khướu Mun chút đỉnh.

Khướu Bạc Má toàn thân hung hung đỏ, hai bên má có hai đốm lông trắng bằng cái móng tay. Còn Khướu Mun thì toàn thân có lông màu xám đen, trông có vẻ tối, nhưng sạch.

Loại Khướu nào ở dưới cằm và ức cũng có một vệt lông đen, trung bình dài khoảng vài phân .Nhưng cũng có con, vệt đen đó lan xuống đến phần ngực.Theo những người nuôi chim Khướu lâu năm thì con nào có vệt đen càng dài thì càng quí, hót hay nhất á các bạn.

Cách nuôi chim khướu:

Chim bẫy về đem nhốt trong lồng thường thì rất nhát, hễ thấy người lại gần là nó bay nhảy tùm lum. Vì vậy ta phải biết cách thuần hóa chúng. Khướu bổi chỉ chịu ăn chuối, ăn cào cào, chứ không chịu ăn thức ăn gì khác.

Vì vậy, trong mấy ngày đầu, ta để những thức ăn đó vào lồng, với nước uống đầy đủ để chim tạm thời thích nghi được với cuộc sống mới. Trước khi treo lồng vào một nơi thật yên tỉnh, ta cũng phải phủ áo lồng cẩn thận để Chim không nhảy hoảng loạn làm tróc trán gãy đuôi…

Khi thấy chim khướu chỉ ăn gạo trộn trứng, thì từ đây trở về sau ta chỉ cần cho chim ăn thức ăn mới. Nói chung thì chim khướu rất dễ nuôi, dễ thuần hóa. Có nhiều con vừa thay lông xong, ta bắt về nuôi độ vài ngày là hót ngay. Đó là những con còn lửa rừng, ít nhát hơn những con khác.

Vì nó dễ nuôi, chỉ cho ăn gạo và chuối cũng sống, nên nhiều nhà ở vùng quê miền trung, miền bắc vẫn nuôi một con chim trong lồng tre treo trước hiên nhà, để thỉnh thoảng được nghe năm ba câu hót vui tai.Giọng chim khướu to, vang nên nhà nuôi con chim cũng vui cửa vui nhà.

Nuôi chim sơn ca hay: Kinh nghiệm và kỹ thuật

Nhiều người nuôi chim ở thành phố không thích nuôi khướu, một phần họ không liệt khướu vào loại chim quí, phần nữa họ chê giọng chim Khướu quá to, lấn át giọng của các loài chim hót khác, có khi làm các chim khác “rót” luôn. Chỉ những ai có vườn rộng, họ mới nuôi thêm chim khướu.

Nhưng thật sự là chim không làm rót chim khác. Hễ ta treo gần nhau thì mạnh con nào con đó hót thôi. Nếu treo chung đụng, chim khướu tỏ ra có biệt tài bắt chước giộng chim khác rất nhanh.Vì vậy, người ta không ngạc nhiên với những con chim Khướu có giọng rừng, trong tiếng hót của chúng, có tiếng suối chảy, tiếng thác đổ, rừng cây vi vu. Chính vì giọng hót của chim Khướu đa dạng nên nó có tên là Khướu Bách Thanh, nghĩa là Khướu hót trăm giọng.

Vì vây, người chưa nuôi chim khướu thì ít nhiều có thành kiến về chim, chứ người đã từng nuôi rùi thì không thể thiếu chúng được .Người ta chịu nhất là khoản ăn uống giản dị, tốn kém không bao nhiêu, mà lúc nào cũng được … vui cửa vui nhà.

Thức Ăn:

Như phần trên, ta nên cho chim ăn gạo rang bột trộn trứng, ta có thể mua ở tiệm hoặc tự chế biến. Đó là thức ăn mà hầu hết người nuôi chim Khướu đang áp dụng và có kết quả tốt.Ngoài ra, mỗi ngày ta nên cho chim Khướu ăn thêm cào cào, hoặc thằn lằn, dế, gián đất, hoặc thịt bò thái nhỏ.Nói chung là chim khướu rất là dễ nuôi. Có điều là cho chim ăn no đủ thì chim sung, hót nhiều, đói khát thì chim suy, hót ít, nhanh chết.

Lồng chim và cách chăm sóc:

Chim khướu là giống chim lớn nên ta phải chọn loại lồng lớn mà thôi.Lồng bằng tre hay bằng mây đều thích hợp cả.Với chim khướu, ta nên dùng cầu lớn cớ ngón tay cái để chim đứng vững vàng.Độ hai ngày, ta cho chim tắm một lần, và nên tắm vào lúc nắng ráo.

Dịp này ta cọ sơn quét sạch đáy lồng. Sau đó, châm thêm thức ăn và nước uống đẩy đủ, trước khi cho chim sang lồng.

Nuôi chim gáy như thế nào?

Xin lưu ý với các bạn là chim uống nước rất nhiều, mỗi ngày có thể uống hết một cóng nước lớn.Nếu để hụt nước vài giờ là chim khướu bị “hốc”, há mỏ ra thở.Thiếu nước một ngày chim bị chết khát.

Trong thời gian chim thay lông, cũng như các loại chim khác, chim khướu không hề hót.Chỉ khi thay lông xong, đủ lửa, chim mới siêng hót và giọng lớn dần lên. Theo đa số người chơi chim thì khướu bạc má hót hay hơn khướu mun.