Đề Xuất 4/2024 # Giọng Hót Tài Tình Của Chim Khướu # Top 2 Yêu Thích

Điều mà ai cũng biết, chắc chắn không phải tự nhiên người đời lại tặng cho chim Khướu một mỹ danh đầy hấp dẫn là “Khướu Bách Thanh”: con chim hót được trăm giọng.

Và từ xưa đến nay cũng chưa từng thấy ai làm một cái việc tỉ mỉ liệt kê đủ một trăm giọng hót mà chim Khướu đã phô diễn cống hiến cho đời!

Tuy vậy, dù khó tánh đến đâu, mọi người cũng phải công nhận, giống chim Khướu quả thật có giọng hót hết sức tài tình, hết sức phong phú, đa dạng, ít có con chim hót rừng nào sánh kịp được!

Ta hãy lắng nghe giọng hót của một con Khướu đã được nuôi thuần thuộc nhiều mùa, đã được đánh giá là có giọng hót hay, để phân tích xem giọng nó ra sao, có xứng đáng nhận lấy danh hiệu cao quí… bách thanh hay không.

Trong giọng hót của chim Khướu ta nghe rõ được giọng của nhiều con chim rừng khác, trong đó có tiếng Họa Mi, Chích Chòe…, có cả giọng chó (nhất là chó con), giọng mèo, giọng gà con, gà mái cục tác, lại lẫn lộn tiếng sanh phách kèn nhị… của phưòng hát âm. Ngoài ra, còn có tiếng mưa tuôn, gió rít, thác đổ, suối chảy róc rách… Càng lắng tai nghe, ta càng phát giác thêm được nhiều âm thanh kỳ thú khác, mà dù óc tưởng tượng của mình có phong phú đến đâu cùng không thể ngờ được, giọng hót của con chim bé nhỏ kia lại có thể ẩn tàng được hàng chục… hàng chục âm thanh đa dạng đến như thế!

Có người bạn già đã có kinh nghiệm gần bốn mươi năm nuôi Khướu, ra vẻ thành thật nói với tôi một câu, mà nếu câu nói ấy do kẻ khác nói ra chắc tối không tài nào cho lọt vào tai được. Ong ta nói: “Con Khướu của tôi biết nói tiếng… Thượng”. Tôi biết ông ta không nói đùa, tôi cũng không nỡ đánh giá câu nói đó có tính cường điệu. Tôi biết ông ta do quá quí con Khướu của mình nên mới có nhận xét về giọng hót của nó như thế. Vì thực tế thì ông bạn này đâu hề biết tiếng Thượng như thế nào đâu!

Giọng con chim đã hay, lại do con người tưởng tượng ra thêm nữa, nên cái chuyện “bách thanh” có lẽ cũng đúng, chứ không phải cổ nhân sai!

Với con Khướu hót hay, thì giọng hót của nó như có bài bản hẳn hoi, chứ không phải hót một cách tùy hứng. Thỉnh thoảng ta thấy chim có khả năng lặp lại trọn vẹn một câu mà nó đã hót trước- đó độ năm mười phút, hoặc một hai giờ, đó là điều khiến người nghe phải ngạc nhiên không ít.

Nhưng, thực tế cho thấy không phải con Khướu nào cũng có khả năng hót được nhiều giọng. Có con nuôi mãi, tập luyện mãi mà giọng hót cũng quanh đi quẩn lại có năm bảy câu nào đó mà thôi.

Giọng Khướu rừng không hay bằng giọng Khướu nuôi thuần thuộc lâu năm tại nhà, có lẽ một phần vì sinh kế khó khăn nên nó không đủ hưng phấn để phái huy hết khả năng ca hót của mình?

Chúng ta cũng biết, trong đời sống hoang dã, cũng như nhiều giống chim rừng khác, Khướu chỉ hót vào một giờ giấc nào đó trong ngày mà thôi. Chẳng hạn, nó chỉ hót nhiều vào buổi sáng tinh mơ, khi sương mai vẫn còn giăng phủ trong rừng, và đằng đông mặt trời chưa ló dạng. Buổi trưa thỉnh thoảng ta mới nghe một vài giọng Khướu hót, và chiều lại, Khướu cũng chỉ hót lai rai… vì chim còn phải vất vả kiếm ăn…

Rừng cây tuy trùng trùng điệp điệp, nhưng chim thú lại nhiều nên kiếm đủ cái ăn cũng không phải là chuyện dễ! Một khi phải vất vả vì miếng ăn như vậy thì thử hỏi tinh thần đâu mà còn nghĩ đến chuyện hót với ca?

Trong khi đó nuôi tại nhà, thức ăn nước uống không những được cung phụng đầy đủ, mà còn bổ dưỡng, Khướu mới được ung dung tỉnh táo cất tiếng hót râm ran cả ngày. Thành ngữ có câu: “Hót như Khướu” là ám chỉ đến con Khướu được nuôi thuần thuộc tại nhà này.

Một con Khướu thuộc loại hót hay, có khi hót một vài phút, có lúc nó hứng chí hót đến năm mười phút mới chịu nghỉ ngơi. Khi con Khướu ru hồn theo những âm thanh tiết tấu trầm bổng của mình, thì nó đứng xống lên trên cầu, mỏ hé mở hướng chếch lên trên trời và hót vang rân, cơ hồ như không hay biết những gì đang xảy ra xung quanh nó…

Điều này cũng dễ hiểu. Một khi cuộc sống được yên vui, được bảo đảm, thì tinh thần tất nhiên sẽ hưng phấn hơn nhiều. Ngay con người được sống an cư lạc nghiệp còn muốn ngâm nga ca hát, huống chi là chim…

Nếu nhà có nuôi Khướu mái thì con Khướu trống lại càng “mau miệng hơn”. Chỉ cần chị mái lên tiếng kêu ro ro là chim trống nổi hứng hót như điên như dại. Mái mà siêng kêu ro ro thì chim trống không những siêng hót mà giọng hót của nó càng lúc càng tỏ ra phong phú hơn, đặc sắc hơn. Có những tiếng lạ mà hình như nó chôn giấu tự đáy cùng của tiềm thức, bỗng trỗi dậy theo tiếng mái ro ro…

Nhiều người bắt chước giọng kêu của Khướu mái, hay huýt gió nhái theo giọng một con Khướu khác để “mồi”, Khướu cũng dễ dàng “bị lừa” cất tiếng hót theo…

Nếu trong nhà nuôi nhiều gióng chim hót, thưòng một con nào đó cất cao tiếng hót cũng dễ gây cho Khướu sự hưng phấn mà cất tiếng hót theo luôn.

Do mau mồm mau miệng như vậy nên người đời mới có câu “hót như Khướu”. Thật ra thì ngụ ý câu này ám chỉ đến những người khéo mồm khéo miệng nịnh bợ tán dương kẻ khác để mong hưởng lợi mà không hề biết ngượng ngập!

Con chim hót hay một phần là do tài thiên phú sẵn có nhưng cũng phải được thường xuyên “văn ôn võ luyện”, tức là được chủ nuôi nấng cho đi tập dượt lại các tụ điểm chơi chim thì giọng hót của nó mứi càng ngày càng đưọc khởi sắc hơn. Đó là điều mà hầu hết các nghệ nhân nuôi chim nhiều kinh nghiệm đều công nhận.