Phổ Biến 5/2024 # Thi Hót Chích Chòe Lửa Và Cách Chấm Điểm # Top 6 Yêu Thích

Chích Chòe Lửa là con chim rừng nổi tiếng hót hay nhưng đá lại không hay. Nó khác với con Chích Chòe Than “văn võ song toàn” hót hay mà đá cũng giỏi. Vì vậy, người ta nuôi Chích Chòe Lửa là chỉ để nghe giọng hót, một phần để thưởng thức thêm vóc dáng, điệu bộ, chứ không ai nuôi để đá cả.

Cũng như loại cá Lia thia Phướng người ta chỉ nuôi cho đẹp chứ không ai nuôi đá như Lia thia ta hay Lia thia Xiêm vì với mớ kỳ vi dài thườn thượt như vậy, nó đá cũng như múa đâu có gì gọi là hấp dẫn? Đã thế, khi kỳ vi te tua thì con cá lại càng thảm não, hứng đâu không thây mà chỉ thấy thương hại cho con cá mà thôi!

Chích Chòe Lửa nếu thả thông lồng cho đá với nhau chắc cũng múa lượn như cá Phướng, rồi những chiếc lông dài từ đuôi, từ cánh lại rơi lả tả, chứ đòn, thế chúng tung ra như nghệ nhân tuồng Chèo múa võ thì… hấp dẫn được ai?

Đúng ra, thú vật rừng dù to như con voi hay nhỏ như con kiên, con nào cùng có tính hung dữ cả. Đó là bản năng sinh tồn của thú hoang, vì nếu “dịu hiền nết na” nó sẽ làm mồi cho kẻ mạnh!

Chích Chòe Lửa cớ giọng hót hay, giọng của núi rừng, mang những âm thanh hoang dã khác lạ nên được nhiều người ưa chuộng và chọn nuôi. Do bản tính của chim cũng thích sân si, háo thắng, thường dùng giọng hót lảnh lót của mình để hót tranh đua với những chim đồng loại, hăm hở trút hết tài năng để “đè” cho đưực đối thủ chịu tắt giọng mới thỏa lòng, nên nhiều người mới nuôi Chích Chòe Lửa để thi hót mua vui.

Con chim đem ra thi hót tất nhiên là phải có giọng hót thật hay, trội vượt lên tất cả những chim thí sinh khác. Nhưng, để tưởng thưởng công chăm sóc nuôi nấng con chim quí đối với chủ chim, thể lệ cuộc thi còn chấm điểm thêm hai phần khác là vóc dáng con chim và điệu bộ con chim.

Như phần trên chúng tôi đã có dịp trình bày, vóc dáng và điệu bộ của mỗi con chim là do bẩm sinh mà có, nếu chủ nuôi khéo léo tập luyện thì cũng chỉ góp phần tô điểm một phần nhỏ nào đó mà thôi. Nhưng, nếu trong tay có một con chim đẹp về vóc dáng và điệu bộ, cũng chứng tỏ người chủ của nó đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển chọn cho mình một con chim có đặc điểm tốt, mà người mới vào nghề không ai có thể chọn lựa được.

Lựa được con chim có những đặc điểm tốt là một chuyện, nhưng nuôi cho con chim mập mạnh, sung sức, bộ lông mướt mát lại là chuyện khác. Đây cũng là công việc không dễ dàng gì, chỉ những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi chim mới dễ dàng thực hiện được. Nó còn đòi hỏi ở đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong việc chăm sóc, nuôi nấng đúng phương pháp, qua việc chế biến thức ăn và tìm nguồn thức ăn bổ dưỡng; tắm nước, tắm nắng và vệ sinh lồng nuôi cùng những vật dụng trong lồng như cần đậu, cóng đựng thức ăn, nước uống…

Những công việc đó nếu không lo liệu chu đáo, nếu không biết tổ chức có khoa học thì cũng khó lòng thực hiện được toàn vẹn để đem lại kết quả tốt.

Đó là điều mà bất cứ ai đã từng nuôi chim hót rừng đều biết đến cả.

Một thí dụ nhỏ thôi, một mánh khóe nhỏ thôi trong việc chế biên thức ăn cho chim mà nhiều người tuy có biết đến, nhưng lại cho là việc nhỏ: đó là lòng trắng trứng. Có nhiều nghệ nhân nuôi chim lý luận rằng: con chim hót rừng vốn có thân hình nhỏ bé nên tiêu thụ đâu tốn bao nhiêu thức ăn, vậy sao không cho chúng ăn lòng đỏ trứng không thôi, lại cho ăn lòng trắng trứng làm gì… cho nặng bụng! Thật ra, họ đâu biết rằng chính lòng trắng trứng mới có tác dụng bồi bổ cho bộ lông chim được mượt mà, tươi tắn!

Con chim đẹp trước hết là nhờ ở bộ lông, cũng như con người đẹp cũng nhờ một phần lớn phân son và quần áo trợ lực. Con chim thí sinh mà bộ lông xuống sắc xác xơ cũng mất đi một số điểm quí hóa của Ban Giám Khảo chấm về vóc đáng của nó rồi!

Vì vậy, trước khi nghĩ đến việc có nên đăng ký cho chim nhà dự thi hót hay không, ta phải tự khắt khe “chấm điểm” nó tại nhà qua ba phương diện:

– Giọng hót của chim thực sự đã hay chưa? Con chim đã thực sự căng lửa chưa?

– Vóc dáng đã toàn hảo chưa? Bộ lông đã thực sự thay xong chưa?

– Điệu bộ của chim có điểm nào đáng chê không?

Chỉ khi chim nhà đã hội đủ ba yếu tố đó rồi thì ta mới yên tâm ghi danh cho chim dự kỳ thi hót. Thế nhưng, cũng như con người “học tài thi phụn”, ở nhà học giỏi nhưng đi thi lại không gặp may, chim hót cũng có con “Khôn nhà dại chợ”, ở nhà chim hót thật hay, ai nghe qua cũng tấm tắc khen tài, nhưng khi ra trường rủi gặp một đối thủ cận kề quá dữ, nó cũng đành…xếp cánh im re! Nhưng, việc đó xảy ra cùng nên xem là việc ngoại lệ…

Bây giờ xin trỏ lại vấn đề tbi hót của chim Chích Chòe Lửa.

Chích Chòe Lửa tuy bề ngoài có dáng vẻ uyển chuyển thướt tha, nhưng cùng là giống chim háu đá và ưa gây sự. Việc hăng say “đấu võ mồm” là nghề của chúng. Người đời lợi dụng cái tính ưa tự tôn tự tại này của chúng để tổ chức thi hót mua vui.

Thường thì nhân các dịp lễ lớn hoặc trong các ngày chủ nhật, nhiều tụ điểm hay Câu Lạc Bộ chơi chim có tổ chức buổi thi hót hay thi đá của nhiều giống chim, trong đó có Chích Chòe Lửa.

Do Chích Chòe Lửa vừa đẹp lại có giọng hót hay nên những buổi thi hót của chúng đều lôi cuốn được đông đảo người xem, có khi vòng trong vòng ngoài rất là nhộn nhịp.

Ban Tổ Chức cuộc thi có nhiệm vụ thông báo ngày thi và thể lệ cuộc thi đến các nghệ nhân chơi chim một cách rộng răi và dài ngày để mọi người cùng hay biết, và có đủ thì giờ để chuẩn bị chu đáo. Thường thì thời điểm và ngày thi được Ban Tổ Chức công bố trước khoảng hơn một tháng.

Ban Tổ Chức cũng tự chỉ định thành phần Ban Giám Khảo hay còn gọi là Tổ Trọng Tài (có nơi thì do các nghệ nhân có chim dự thi tự chọn người có khả năng và hạnh kiểm tốt vào ban chấm thi này), và những vị này có nhiệm vụ công bố thể lệ cuộc thi và điều hành việc chấm thi sao cho công bằng, để cuộc thi hót được thành công tốt đẹp như ý mọi người mong muốn.

Nghệ nhân hưởng ứng cuộc thi đều có quyền gởi ít hay nhiều chim của mình đến dự thi. Trước một hai giờ cuộc thi hót mỏ màn, chim dự thi đều phải đăng ký trước với Ban Tổ Chức và mồi chim thí sinh đều nhận được một số báo danh theo thứ tự 1-2-3-4… cho đến chim dự thi cuối cùng. Những số báo danh này đều được dán trên lồng chim để Ban Giám Khảo nhìn biết mà chấm điểm.

Tất cả chim dự thi hót sau đó được chính chủ chim đem lồng treo trên những cây sào dài phía trước tầm nhìn của Ban Giám Khảo… Và thời gian thi được ấn định lâu hay mau là còn tùy ờ điều lệ của Ban Tổ Chức, nhưng thường thì khoảng nửa giờ là kết thúc.

Ban Giám Khảo thường là vài ba người đến bốn năm người, ngồi chung một bàn dài, và mỗi người với nhận xét riêng và công tâm riêng của mình dồn vào việc chấm điểm. Họ quan sát từng con chim thí sinh một, và với kinh nghiệm nhà nghề, chỉ trong năm mười phút đầu họ đã loại ra được những chim chưa đủ trình độ… và từ đó họ chỉ chú ý những chim có khả năng hơn.

Những chim bị loại được Ban Giám Khảo nêu số báo danh và chủ chim ngay sau đố phải đem chim ra ngoài phạm vi thi đấu ngay.

Cũng có trường hợp chủ chim tự động chịu thua cuộc, và họ ra hiệu xin phép Ban Giám Khảo cho mình được đem chim về (để lâu sợ chim hoảng quá mà… rót luôn), và tất nhiên Ban Giám Khảo phải đồng ý, vì thể lệ cuộc thi hót đã đề ra như vậy.

Những chim còn lại là những “anh tài xuất chúng”, chúng gân cổ hót căng với những bài bản điêu luyện, khiên mọi người có mặt đều hướng tầm nhìn vào chúng với sự trầm trồ cảm phục. Con nào hay dở người ta có thể phân biệt được dễ dàng…

Ban Giám Khảo chỉ còn việc cho điểm từng chim thí sinh một, sau khi đã cân nhắc từng li từng tí một.

Đó là việc chấm điểm giọng hót.

Ngoài ra, Ban Giám Khảo còn chú ý đến phần vóc dáng và điệu bộ của mỗi chim thí sinh, để chấm điểm cho chuẩn xác. về vóc dáng thì chú trọng đến bộ lông chim có mướt mắt liền lặn hay không, thể hình có cân đối hay không, sức khỏe của chim như thế nào… Còn điệu bộ thì phải xem thế đứng của chim hót có thể hiện được sự tự tin, có “cao cầu rộng háng” hay không. Cao cầu rộng háng là tả thế đứng của con chim đang hót với vẻ tự tin, không hề biết e dè sợ hãi trước một đối thủ nào. “Cao cầu” có nghĩa là hai chân đứng thẳng trên cầu đậu chứ không chùn gôi. Còn “rộng háng” có nghĩa là khi hót chim cảnh đứng dạng hai chân ra, tỏ được thế đứng vững chắc, tức là thế mạnh của chim có đầy đủ sức khỏe.

Ba phần điểm: tài hót, dáng vóc và điệu bộ được Ban Giám Khảo chấm với điểm số từ 0 đến 10 điểm. Có nơi chấm từ 0 đến 100 điểm.

Cả ba số điểm này của mỗi chim thí sinh, cuối cùng được cộng lại với nhau. Và tùy theo tổng số điểm của mỗi con ra sao mà Ban Giám Khảo sắp hạng Nhất, Nhì, Ba để trao giải thưởng.

Tuy vậy, giải vẫn có giá trị về mặt tinh thần cao quí. Những chim nhận được giải nhât, hay giải Huy chương vàng đã đem lại một phần thưởng tinh thần vô giá đối với chủ nuôi nó. Có trường hợp cả mươi năm sau người ta vẫn còn nhắc đến. Đó là những con chim có tài nghệ hết sức xuất sắc. Nuôi được con chim quí như vậy, thử hỏi ai lại không mừng và hành diện với bạn bè…

Chim được giải thường được nhiều người săn đón hỏi mua. Còn chim thua giải thì chủ chim đem về nuôi dưỡng để còn hy vọng đem ra dự thi kỳ tới.

Tiếng thì nói vậy, nhưng thực tế thì những con chim thi hót bị nằm ngoài giải phần nhiều bị chủ chim mặc cảm nên không muốn nuôi nữa. Từ một con chim tốt, chúng bị coi thường, không được đặc biệt hưỏng mức chăm sóc như trước! Người ta nghĩ rằng thà làm cái việc tập luyện cho một con chim khác còn dề hơn và có nhiều hy vọng hơn là tiếp tục nuôi dưỡng cho một con chim đã không có khả năng chứng tỏ được tài nghệ của mình… Những con chim thua đó sẽ đưực lần hồi bán tháo bán đổ, và hầu hết chúng sẽ không còn một cơ may nào nữa để thử tài nghệ…