Đề Xuất 4/2024 # Kỹ Thuật Nuôi Yến Phụng Sinh Sản # Top 2 Yêu Thích

Chuẩn bị

Giống

Vẹt mạnh, thường hay nhảy nhót trong chuồng, Vẹt trống hay hót, màu lông sáng sủa. Vẹt bệnh, lông xơ xác, màu tối không sáng, ít bay nhảy, thời gian thay lông kéo dài. Để theo dõi sức khỏe của Vẹt, hằng ngày xem phân của Vẹt, phân đen, cứng đặc, có một chút giống sáp trắng và có nước bao trùm bãi phân. Đó là dấu hiệu Vẹt khỏe mạnh.

Trái lại, nếu phân Vẹt dính lại ở hậu môn làm rụng lông Vẹt đó là dấu hiệu Vẹt đã bệnh nhiều, phải cách ly để lây qua các con khác. Chuồng không rửa lâu ngày có thể dẫn đến bệnh ở móng và chân Vẹt; đầu ngón chân sưng to, chân bị nấm, Vẹt đứng không vững. Vẹt mái bị bệnh kéo dài thời gian đẻ, thay vì mỗi ngày đẻ một trứng, có thể hai hoặc ba ngày mới đẻ một trứng, do đó mùa sinh sản bị xáo trộn kéo dài đưa đến việc Vẹt trống phá ổ trong lúc Vẹt mái ấp.

Lồng/Chuồng

Chuồng thường là chuồng hộp có ba ngăn, hai ngăn bìa để nuôi Vẹt đẻ, ngăn giữa để nhốt tạm Vẹt con sau khi bỏ ổ độ một tuần để cho Vẹt cha bón thêm cho đến khi Vẹt con ăn mạnh mới dời qua chuồng nuôi Vẹt con.

Chuồng thường làm bằng dây kẽm hàng chấn song: Đáy chuồng có hai phần, bên dưới là cái mâm bằng nhôm hoặc bằng kẽm để hứng phân và các vỏ hạt Vẹt ăn rơi vãi trong chuồng. Phần trên là một tấm vỉ bằng dây kẽm hàng chấn song. Đáy chuồng và tấm vĩ phải được rửa sạch sẽ hằng ngày.

Chế độ ăn uống

Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.

Chăm sóc

Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.

Trong mùa Vẹt đẻ, không được xê dịch chuồng, làm động ổ, Vẹt sẽ ngừng đẻ cho đến mùa sau.

Cho vẹt giao phối

Kinh nghiệm cho thấy, các nhà nuôi Vẹt đẻ Tây phương hay Đông phương cũng dùng mốc gọi là tuần trăng lên hay chính xác hơn là từ ngày mùng một đến ngày rằm (15) âm lịch.

Khi Vẹt trống mái sẵn sàng để ghép đôi, thì cứ bắt đầu tuần trăng xuống (từ 23 đến 30 âl) tháng 11 âm lịch hoặc tháng 12 âm lịch, đưa Vẹt trống và Vẹt mái lại gần nhau ở hai chuồng ngăn đôi do một vách ngăn.

Đồng thời cũng lót cho Vẹt mái cái ổ. Vẹt mái sẽ bắt đầu tha rác và xoáy ổ.

Bên chuồng kế bên thì Vẹt trống sẽ thi thố tài năng hót reo. Thường thì bắt đầu những ngày cuối tháng và bắt đầu tháng âm lịch, Vẹt mái sẽ nằm ép trên cầu, xòe cánh đuôi đồng thời ngoảnh cổ lên kêu riu ríu. Lúc đó bỏ trống vào.

Tuy nhiên cần nhớ là Vẹt đạp mái vào buổi sáng sớm và chạn vạng tối, không nên thả Vẹt trống vào buổi trưa, Vẹt mái không chịu.

Sau một hai ngày chịu trống (lúc này cũng qua đầu tháng âm lịch là tuần trăng lên, Vẹt mái sẽ đẻ, mỗi ngày một trứng. Mái tơ sung sức có thể đẻ 5, 6 trứng mới ấp, thường khi thấy trứng Vẹt mới đẻ mà có màu xậm, xanh đậm hơn mấy cái trứng trước, thì đó là trứng sau cùng, Vẹt bắt đầu ấp.

Ấp trứng

Như các phần trên đã nói, mỗi ngày sau khi đẻ phải lấy một cái muỗng lấy trứng ra cất một chỗ riêng. Khi biết bắt đầu ấp, thì vào sáng sớm hôm sau, lúc hừng đông 5, 6 giờ sáng cũng nhè nhẹ lấy hết số trứng đã có để vào lòng bàn tay và cùng lúc để vào ổ cho ấp. Cách làm này, trứng sẽ nở cùng một lúc sau 13 ngày và cũng vào hừng đông. Lúc đó Vẹt cha, Vẹt mẹ cũng bắt đầu kiếm ăn nên việc chăm bón cho con được phối hợp cùng lúc. Vẹt con nở một lượt, có sức mạnh đồng đều nên được chăm bón rất đều, Vẹt con lớn đồng đều nhờ đó mà kết quả đạt được rất cao (thường là 100% số Vẹt nở).

Trái lại, nếu mỗi ngày không lấy trứng ra cứ để nguyên trong ổ, do có sự cách biệt mấy ngày, nên có con nở trước được hôm trước đã lớn hơn con nở hôm sau. Sự tranh ăn không đều nên các con nở sau sẽ chết vì thiếu ăn. Lần đầu tiên ghép Vẹt đúng thời điểm ổ Vẹt đẻ thứ hai cũng sẽ ở vào tuần trăng lên.

Mỗi mùa cho Vẹt đẻ độ 4 ổ là vừa sức, thời gian sanh đẻ độ 180 ngày (6 tháng) sẽ tách rời Vẹt mái, cho ăn ít hoặc các thức ăn ít vitamin để Vẹt chuẩn bị đi vào thay lông.

Mùa sanh sản năm sau lại được tiếp tục như năm trước.

Xác định trống mái qua trứng

Nếu đôi Vẹt cùng lứa tuổi, thường Vẹt mái đẻ một trứng trống rồi ngày sau trứng mái. Mỗi ổ thường có hai trứng mái và hai trứng trống. Tuy nhiên, vì có nhiều cách ghép Vẹt không theo lứa tuổi, có thể trứng trống nhiều hơn trứng mái. Để phân biệt chỉ cần quan sát hình dạng của trứng Vẹt.

Trứng sẽ nở Vẹt trống có một đầu lớn, một đầu nhỏ và nhọn.

Trứng sẽ nở Vẹt mái sẽ có hai đầu tròn như nhau.

Cách điều chỉnh số lượng trống-mái

Theo thống kê:

Nếu hai con trống mái cùng một lứa tuổi được ghép đôi sẽ cho số Vẹt con trống mái bằng nhau.

Nếu Vẹt trống già hơn mái, số Vẹt con mái nhiều hơn Vẹt con trống.

Nếu Vẹt trống non hơn Vẹt mái, số Vẹt con trống nhiều hơn Vẹt con mái.

Cách đếm tuổi vẹt

Để biết tuổi của Vẹt, thường xem các vòng đeo ở chân, trên đó thường có ghi năm sinh của Vẹt.

Trường hợp Vẹt không có đeo vòng, thì còn cách đếm lông cánh của Vẹt (lông dài và lớn) để biết tuổi của Vẹt. Thêm 1 tuổi, vẹt sẽ có thêm 1 lông.

Tuy nhiên, cái cần biết là năm đầu và hai năm sau để ghép Vẹt theo ý muốn nói trên. Thời điểm ghép này rất quan trọng, nó sẽ quyết định thành quả của mùa sinh năm đó.

Đeo vòng cho vẹt

Các nhà nuôi Vẹt ở Âu châu, có lập Hội nuôi Vẹtvà sản xuất loại vòng đeo ở cổ chân của Vẹt, trên đó có khắc năm sinh và chữ tắt của Hội. Khi gia nhập Hội, mỗi nhà nuôi Vẹt được cung cấp một hộp khoen nhỏ và cái kềm bấm số.

Ở Việt Name cũng có nhiều người cho Vẹt đeo vòng, loại bằng ny-lon có màu khác nhau để đánh dấu Vẹt của nghệ nhân đó sản xuất.

Muốn đeo khoen cho Vẹt, từng bước sẽ thực hiện như sau:

Vẹt con được 7 ngày hay 8 ngày tuổi, bắt Vẹt ra cầm ngửa tay trái, lấy ngón tay trái ngón trỏ chụm ba ngón trước của chân Vẹt vào nhau và cho lọt vô cái vòng cầm ở tay mặt đưa vào.

Sau đó sẽ lấy ngón tay trái đè ngón chân sau của Vẹt vào với phần chân của Vẹt. Tay mặt từ từ cho cái vòng qua khỏi móng của ngón chân sau.

Vòng được đeo vào chân Vẹt. Trả Vẹt vào ổ trở lại.