Xu Hướng 5/2024 # Cách Chăm Sóc Chim Chích Chòe Lửa Đơn Giản Cho Chim Mau Lớn # Top 5 Yêu Thích

Hướng dẫn cách chăm sóc chim chích chòe lửa đúng kỹ thuật đơn giản, giúp chim mau lớn, hót hay.

Khi sống trong tự nhiên, chim chích chòe lửa có giọng hót hay cùng bộ lông rực rỡ nhiều màu sắc mà ít có loài chim nào sánh bằng. Nhưng khi nuôi nhốt, màu lông và giọng hót có đẹp, có hay hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào cách chăm sóc chim chích chòe lửa của người chơi chim.

I. Giới thiệu về chim chích chòe lửa

Tên gọi: chim chích chòe lửa

Tên khoa học: Copsychus Malabarious Indicus

Phân bố: Châu Á

Chích chòe lửa là một trong những loài chim được mệnh danh “tài sắc vẹn toàn”. Bởi vì chúng vừa có dáng đẹp, điệu bộ trang nhã, vừa có giọng hay, thu hút người khác.

Chim chích chòe lửa có những đặc điểm nổi bật như:

Đầu nhỏ, dáng đẹp thanh tú, nhỏ nhắn, dáng đứng xuôi theo chiều giọt nước

Đuôi dài như đuôi của phượng hoàng đất

Trên thân chim có 3 màu lông: màu đen, màu trắng và màu nâu sẫm

Trọn phần đầu, vòng cổ, lưng, cánh và phần trên đuôi thì sắc lông toàn màu đen

Phần ức và trọn phần bụng lông màu nâu sẫm

Mặt dưới của chiếc đuôi dài và một đốm nhỏ trên vùng thắt lưng và lòng màu trắng

Giọng hót thu hút, lúc thì khoan thai, lúc bổng, lúc trầm, có khi lại gấp gáp

Chim chích chòe lửa thường sinh sản vào giữa tháng 3 – đầu tháng 4 khi thời tiết mát mẻ, ấm áp. Chúng thường đẻ từ 4 – 5 trứng/mùa. Sau khoảng 16 ngày, trứng nở thành chim non. Sau khoảng 23 ngày tuổi, chim non trưởng thành, mọc đủ lông đủ cánh và có thể rời khỏi tổ, tự kiếm ăn.

Để phân biệt chim chích chòe lửa trống và mái, người ta thường dựa vào màu lông và giọng hót của chúng:

Cách phân biệt chim chích chòe lửa trống và mái

Chim chích chòe lửa trống: bộ lông sặc sỡ, lông ức trổ nhiều bông vàng vàng, đen đen, càng lớn thì lông càng chuyển sang màu đen đậm, hót tiếng to và dài hơn

Chim chích chòe lửa mái: bộ lông thường nhợt nhạt hơn, lông ức màu xám đậm, xám tro, hót tiếng nhỏ và ngắn hơn, thường đơn điệu, không luyến láy như chim trống

Trước khi quyết định mua chim chích chòe lửa, bạn cần trang bị một số kinh nghiệm chọn giống chim như:

Về vóc dáng, một con chim chích chòe lửa phải đạt những tiêu chuẩn sau đây:

Là chim ngũ trường: 5 phần đầu, mỏ, chân, mình, đuôi đều dài

Là chim ngũ đoản: 5 phần đầu, mình, chân, đuôi, mỏ đều ngắn hết, vóc dáng sẽ gọn gàng

Chọn chim thon mỏ, nhỏ đầu: chim có đầu nhỏ sẽ nhanh nhẹn, mỏ thon, không bị cong quặp như mỏ diều hâu thì vừa hát hay vừa đá giỏi

Chim mới thay lông có bộ lông mượt, lông sẽ ép sát vào mình trong rất thon gọn, đẹp

Phần lông cánh và lông đuôi không bị gãy, đuôi to bản

Về điệu bộ:

Khi đứng hót, chim ngẩng cao đầu, tự tin, hai chân đứng thẳng, dạng chân ra

Bộ cánh xệ như gà tre sung độ, nó thể hiện đây là một con chim hùng dũng, không chịu khuất phục trước đối thủ

Đánh đuôi mạnh bạo, tiếng đánh đuôi kêu “pặc, pặc” nghe rất đanh thép

Nhốt trong lồng không bay loạn xạ như chim bổi, chim nhát

Không ngủ hoặc đứng trên cóng, không đứng mãi một chỗ trên cầu

Để chim chích chòe lửa hót hay thì cách chọn lồng chim rất quan trọng:

Chim ngắn đuôi: dùng lồng từ 64 – 68 nan

Chim dài đuôi: dùng lồng từ 72 – 80 nan

Cóng thức ăn, cóng nước uống của chim nên dùng theo bộ, là 2 hoặc 4 cái cùng loại với nhau

Chích chòe lửa khá dễ nuôi, ăn ít, nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là:

Bột đậu phộng trộn trứng

Thức ăn đạm: trứng kiến, cào cào, sâu tươi, sâu non, sâu khô, trứng gà, trứng vịt, dế, giun đất, nhộng tằm, thịt tươi, tôm tép nhỏ,…

Có thể cho ăn thêm gạo lứt, bột sò, bột cá, bột thịt, bột ruốc, bột dinh dưỡng trẻ em…

Công thức làm bột đậu phộng trộn trứng: đậu phộng rang vàng, nghiền nhỏ + 5 quả trứng gà/vịt + 1 thìa cafe đường + 1 thìa cafe bột sò.

Nếu muốn cho chim ăn thức ăn mới, bạn có thể pha thuốc vào nước cho chim uống. Nếu chim uống ngon miệng thì cho ăn thức ăn mới. Còn nếu không thì cho chúng ăn thức ăn cũ.

Chích chòe lửa khá dễ nuôi, ăn ít, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại côn trùng, sâu bọ nhỏ

4.1. Chim chích chòe lửa non

Cách chăm sóc chim chích chòe lửa non như sau:

Khi nuôi chích chòe lửa non, bạn nên đút cho chúng ăn. Thức ăn chủ yếu là sâu tươi, cào cào non. Mỗi lần đút từ 3 – 5 con và thêm chút nước để chúng dễ ăn.

Khi chim lớn hơn, bạn có thể cho chúng ăn bột trộn trứng. Bạn nên nhúng bột trộn trứng qua nước trước khi cho chúng ăn. Việc này sẽ giúp chúng dễ tiêu hóa hơn.

Đặc biệt, khi chim còn nhỏ, chúng rất hay ăn. Một ngày phải ăn nhiều bữa. Do đó, bạn cần quan sát chúng để cung cấp cho chúng các chất dinh dưỡng khi đói.

Khi chưa mọc đủ lông cánh, chim non có khả năng chịu lạnh rất kém. Do đó, bạn nên làm một ổ nhân tạo bằng hộp carton có lót ổ bên trong cùng đèn sưởi để giữ ấm.

Ngoài ra, bạn cần phải vệ sinh ổ thường xuyên giúp chúng tránh khỏi một số bệnh truyền nhiễm.

Khi chim được 1.5 tháng tuổi, giọng còn khá rè, ngắn nên cần luyện giọng.

Khi chim được 6 tháng tuổi trở đi, bạn có thể cho chúng tập hót với chim lớn để giọng hót hay hơn, luyến láy hơn.

4.2. Chim chích chòe lửa bổi

Khi mới mang chúng về, bạn nên cho chúng ăn trứng kiến. Những hôm tiếp theo thì ăn trứng kiến trộn đậu phộng. Khi chúng đã quen với thức ăn thì giảm dần lượng trứng kiến. Ngoài ra, bạn có thể thay thế trứng kiến bằng cào cào non cho chúng ăn.

Khi nuôi trong lồng, bạn nên phủ kín áo lồng chim để tránh làm chim hoảng sợ khi thấy người lạ. Những ngày tiếp theo thì bạn có thể hé dần dần tấm vải cho chúng làm quen với môi trường xung quanh. Đặc biệt, bạn nên treo lồng chim ở nơi yên tĩnh, ít tiếng động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chúng.

Lank – Ban biên tập Yêu Chim