Xem Nhiều 5/2024 # Bệnh Chim Chích Chòe Lửa Và Cách Chữa Trị # Top 0 Yêu Thích

Bất cứ vị nào đà từng nuôi chim, đều biết giống chim thường vướng rất nhiều bệnh. Có bệnh thông thường, có bệnh mãn tính. Con chim khi mạnh thì nó tung tăng bay nhảy, miệng hót líu lo suốt ngày. Nhưhg khi nó bị bệnh thì cứ đứng ủ rũ như gà mắc mưa trông rất thảm não.

Bệnh của Chích Chòe Lửa nói riêng, và bệnh của chim rừng nuôi hót nói chung, hầu hết là bệnh nội thương nên rất khó trị. Khổ nỗi, thuốc đặc trị nhừng bệnh của chim rừng hiện nay không có, chỉ có thuốc trị bệnh cho gia súc gia cầm mà thôi. Nên dù có dùng để chữa bệnh thì hiệu quả cùng ở mức hạn chế, nếu không muốn nói là việc… cầu may.

Con chim đã bệnh thỉ coi như… ta đã gặp chuyên xui xẻo rỏi. Vì vậy, tốt hơn hết là nên cố gắng phòng ngừa các loại bệnh tật cho chim.

Bệnh của Chích Chòe Lửa (và nhiều giống chim cảnh khác), hầu hết là bệnh của đường hô hấp, đường ruột. Vì vậy, nếu ta chú trọng nhiều đến khâu thực phẩm và chăm sóc kỹ cho chim hơn nừa, hy vọng sẽ tránh cho chim được nhiều bệnh hiểm nghèo này

Thông thường thì chim vướng phải những chứng bệnh sau đây:

– Bệnh gan: Bệnh gan là thứ bệnh trầm kha của chim. Khởi đầu, chim tỏ ra dáng mỏi mệt, thời gian sau thì ủ rù, biếng ăn, nên ốm o lần mòn rồi chết. Hiện nay, không có thuốc gì để đặc trị bệnh này. Giới nuôi chim chỉ còn cách phòng ngừa là hạn chế bớt tỷ lệ trứng trong thức ăn của chim, nhất là trong giai đoạn con chim đang suy yếu.

– Bệnh cảm mạo: Con chim bị cảm mạo rất dễ biết. Trước hết la giọng hót khàn không còn trong trẻo, cao vút như trước. Bệnh nặng hơn thì chim xù lông, rút cổ lại và thích đứng yên một chỗ. Chim biếng ăn trông thấy, dù là với cào cào, sâu tươi vốn là những thức ăn thích khẩu đối với chúng. Nặng hơn nừa thì nước mũi chảy ra, khiến chim thường rảy mũi.

Ngừa bệnh cảm mạo thì không nên tắm nấng chim quá lâu. không tắm nước khi trời nổi gió to, hoặc trời đang chuyển mưa. Không treo lồng nơi có luồng gió mạnh thổi qua, nhất là khi chim vừa tắm xong với bộ lông còn ướt át.

Không thể cho chim uông thuốc trực tiếp, vì chim sẽ chết. Có thể hòa một lượng nhỏ thuốc cảm vào nước cho chim uống. Nhưng, nếu chim nhận ra mùi lạ trong nước không chịu uống thì phải thay nưđc lã vào, kẻo chim bị chết khát. Nên xức dầu gió vào các phần ức, bụng, dưới cánh và xoa nhẹ để mình chim được ám lên. Trùm áo lồng và treo chim vào nơi yên tĩnh.

– Bệnh hen suyễn: Bệnh này thường xảy ra vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, có khi do ngoài trời quá lạnh khiến bộ phận hô hấp của chim bị thương tổn. Bệnh nhẹ thì viêm phế quản, chim chỉ thở khò khè, nếu được cho ở nơi ấm áp và thuốc men đầy đủ thì chỉ vài ba ngày là hết. Nếu để kinh niên trở nên bệnh suyễn thì khó trị. Chim bi bệnh thường đứng yên một chỗ, đầu rúc vào cánh, lông mình xù lên, nước mũi và nước miếng ở mép rớt ra nên trông dáng con chim rất tiều tụy.

Bệnh này cũng do không khí ô nhiễm mà ra. Nên tìm cách trị liệu ngay từ đầu, nếu chim đã bệnh nặng thì rất khó trị, mười con đà chết đến tám, chín!

Cho uống Terramicine hay Tricalcine cũng được. Dùng nửa viên Tricaleine tán nhuyễn thành bột hòa vào nước đường hay sừa hoặc mật ong cho chim uống trong một ngày. Trong suốt thời gian chim bị bệnh, không được tắm nước, kể cả sưởi nắng.

– Bệnh bọ chét: Những con chim chủ bắt ở dơ: không tắm nước, tắm nắng thường xuyên, cũng biếng lười vệ sinh lồng nuôi tất nhiên sẽ bị bọ chét tấn công. Chim bị bọ chét cũng như rận mạt tấn công thì cơ thể gầy còm dần, và có thể kiệt sức mà chết.

Muốn phòng ngừa bệnh này thì nên cách ngày cho chim tắm nước, và tắm nắng, đồng thời vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, cóng thức ăn, nước uống cũng được cọ rửa và phới nắng để khử trùng. Ngay cần đậu cũng nhâ’t ra cọ rửa lau chùi và phơi nắng để diệt trừ hết tuyệt trứng rận mạt bám vào…

Tốt hơn hết nên đến các hiệu thuốc thú y mua thuốc trừ bọ chét về tắm hoặc xịt thẳng vào mình chim, và các kẽ lồng… Chừng vài tháng tổng vệ sinh một lần như vậy thì không còn lo chim nuôi bị bệnh này nữa.

– Bệnh suy nhược cơ thể: Con chim suy nhược cơ thể thì lúc nào cũng bải hoải thân xác, thường ngủ ngày, biếng hót, biếng bay nhảy hoạt động… Bệnh này có thể bắt nguồn từ việc thiếu được chăm sóc kỹ lưỡng, thiếu ăn uống bổ dưỡng, tối ngủ ít giờ (thức khuya theo chủ), hoặc sau những chuồi ngày dài phải thi đâu hót quá sức…

Phải cho chim ăn uống thuốc bổ, ăn thức ăn bổ, tối trùm áo lồng cho ngủ sớm, và ngửng việc đấu hót cho đến lúc sức khỏe của chim đà thực sự phục hồi.

Mỗi ngày nên nhỏ vào họng chim một vài giọt mật ong. Mật ong là loại thuốc bồi bổ sức khỏe cho chim vo cùng hiệu nghiệm, nhưng không nên lạm dụng, mỗi ngày một giọt là vừa trừ chim suy yếu nặng thì hai giọt sáng, chiều.

Nên nhớ là bệnh suy nhược cơ thể nếu không được chữa trị sớm thì việc tử vong của chim có thể không tránh khỏi được.

– Bệnh tiêu chảy: Đây là loại bệnh mà chim thường gặp, nhẹ thì tiêu chảy, nặng là sưng ruột non tiêu nhớt. Bệnh này dễ làm chim mau suy và mau chết. Vì vậy, khi phát giác chim bị bệnh thì phải lo trị kịp thời.

Đây là bệnh đường tiêu hóa. Nguyên nhân sinh ra thì có rất nhiều, nhưng thường là do ăn những thức ăn hư cũ, thiu thối, như thức ăn hôm trước còn dư mà hôm sau vẫn cho chim ăn lại chẳng hạn. Cũng có khi thức ăn quá bổ, chim ngon miệng lại ăn quá no nên ruột bị sưng. Nếu bệnh nhẹ thì một vùng nhỏ màng mỏng lót bên trong của ruột bị sưng, còn bệnh nặng thì cả một đoạn ruột non dài bị sưng…

Chim bị bệnh này tất nhiên phải đau đớn trong ruột. Thường thì đau đớn có cơn, lúc đau lúc lành, nhưng đã đau lại đau đến quặn ruột quặn gan, con chim cứ đứng xù lông mà chịu trận.

Nếu không chữa trị kịp thời mà để bệnh cứ dây dưa mài thì con chim sẽ sớm suy kiệt sức khỏe, không đứng nổi trên cần đậu, mà phải nằm mẹp xuống bố lồng.

Tuy nhiên, khi phát giác chim tiêu cứt cò (phân trắng như phân cò) thì chủ chim đã bắt đầu lo liệu thuôc thang. Nếu bệnh mới phát thì cứ bình tĩnh cho chim uống nước trà thay nước là. Ngày đầu pha trà lợt một chút cho chim dễ uống, mấy ngày sau pha trà đậm hơn… chim uống nước trà bệnh tiêu chảy sẽ hết.

Trưởng hợp bệnh nặng thì khó trị. Có thể dùng thuốc Carboguanidine cho chim uống: lấy một phần tám viên thuốc Carboguanidine tán nhuyễn pha với vài giọt mật ong cho chim uổng suốt ngày.

– Bệnh thay lông bất định kỹ: Thay lông bất định kỳ là thay long bât thường cũng được coi là một thứ bệnh. Đây cũng là loại bệnh nguy hiếm có thể dẫn chim đến chỗ tử vong.

Phải cố tránh mọi cách để chim khỏi thay lông bất thường. Vì như phần trên chúng tôi đã đề cập là không nên xem thường bệnh này. Con chim mỗi năm phải thay lông một lần (đúng mùa) cơ thể đã mất vài ba tháng suy yếu, nay nếu phải thay lông lại (bât thường) thì sức khỏe chim còn suy yếu đến mức nào! Nêu thay lông vài ba lần bất thường trong năm nữa thì… liệu chim còn sống nổi không?

Trong khi đó thì có hàng chục nguyên nhân nhỏ, lớn, xa, gần, dẫn đên việc thay lông bất bình thường đối với chim cả.

Chúng ta nên có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu để tránh cho chim khỏi bị thay lông bất bình thường như thế này.

Tóm lại, bệnh của chim tuy nhiều và khó trị, nhưng xét ra chúng ta có khả năng giúp chim tránh né được các bệnh này, bằng cách chăm sóc đúng phương pháp, hợp với vệ sinh.

Con chim nếu được sống trong sự ấm no, yên tĩnh, thì nó sẽ khỏe mạnh. Nếu ăn uống thất thường, thức ăn thiu thối, vệ sinh nơi ỏ quá tồi, chăm sóc không được chu đáo: hằng ngày phơi nắng vài ba giờ khiến chim phải há mỏ ra thở dốc, tắm nước xong đi đem lồng chim ra phơi nơi có luồng gió chướng thì bảo sao chim không cảm lạnh được?

Trong khi đó, chim sống ngoài hoang dã ít con vướng phải bệnh nguy hiểm này. Do khả năng sinh tồn, chúng biết nên ăn thứ gì đáng ăn, tắm lúc nào cần tắm, và gặp thời tiết bất thường ư? Giác quan thứ sáu đã báo cho chúng biết trước điều đó để kịp thời di cư qua vùng có khí hậu ấm áp hơn…