Thịnh Hành 5/2024 # Chim Chích Chòe: Phân Loại Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chim Căng Lửa Hót Hay # Top 8 Yêu Thích

Hiện nay, chọn chim Chích Chòe làm thú nuôi đã trở thành thú vui của nhiều người. Nhưng làm cách nào để có một chú chích chòe đẹp mã và đặc biệt hót hay thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số cách chăm sóc để có một chú chích chòe hót hay.

Chích chòe là một loài chim có kích thước trung bình, thức ăn chủ yếu là sâu bọ và một số quả chín. Chúng thuộc chi Copsychus sensu lato và Enicurus. Trước đây Chích Chòe được phân loại trong họ Hoét (Turdidae), nhưng hiện nay thông thường hay được coi là một phần của họ Đớp ruồi (Muscicapidae).

Chim Chích chòe được phân bố trong các cánh rừng và vườn ở châu Phi và châu Á. Chúng là tổ trên các mỏm cây, hốc đá… Tổ của chúng được lót bằng cỏ, tảo hoặc lông của các loài động vật khác.

Thời gian sinh sản của chim Chích Chòe từ tháng 1 đến tháng 6 (chủ yếu từ tháng 3-5). Mỗi lần sinh sản, chim mái sẽ sinh từ 3-5 quả trứng. Màu của trứng cũng rất đa dạng: Màu xanh nhạt, màu hồng, hoặc chấm nâu…

Là một loài chim đặc biệt với màu đen làm chủ đạo và pha một ít trắng thì loài chích chòe đen khá dễ để nhận diện. Đối với một chú chích chòe đen trưởng thành thì chiều dài của nó vào khoảng 19cm (bao gồm cái đuôi dài được dựng thẳng đứng). Chúng có mặt ở nhiều nơi bao gồm cả đô thị cũng như rừng.

Thức ăn tươi thì bạn có thể cho chích chòe than ăn , cào cào, châu chấu và một số loại côn trùng nhỏ khác. Còn đối với hoa quả chín bạn có thể cho chích chòe ăn một số loại như chuối, cam, cà chua chín,… Chích chòe than ăn rất khỏe, nó có thể ăn từ 50 đến 60 con cào cào, có con có thể ăn đến 70, 80 con cào cào.

Tuy ăn rất nhiều hoa quả hay thức ăn tươi nhưng đó không phải là tất cả. Bạn cần cho chích chòe ăn thêm cám để bổ sung dinh dưỡng và chất khoáng cho chích chòe. Việc bổ sung thêm cám cho chích chòe sẽ giúp nó có một bộ lông đẹp cũng như giữ lửa cho bản thân nó.

Bạn có thể tự mua sâu rang khô về làm cám cho chích chòe than. Theo tỷ lệ từ 30 đến 50% thì bạn hãy trộn sâu rang khô cùng với trứng và đậu phộng. Nếu bạn bận rộn hoặc ngại làm thì bạn có thể mua cám dành riêng cho chích chòe than có sẵn ở các cửa tiệm bán thức ăn cho thú cưng.

Khi những chú chích chòe than bắt đầu nói gió thì đó cũng là lúc chim đã căng lửa. Và khi mà bạn nghe thấy những âm thanh này rõ hơn thì đó cũng là lúc chú chích chòe than của bạn đã sẵn sàng để hót. Lúc này bạn cần bổ sung thêm cám và sâu để nó bổ sung thêm chất dinh dưỡng và giữ lửa.

Khi bạn cho chim ăn nhiều sâu thì chúng sẽ căng lửa hơn nhiều. Nhưng những lúc như vậy chim sẽ có xu hướng là đá nhiều hơn là hót. Vì vậy bạn khi này bạn nên cho chích chòe ăn đậu và cám thay vì ăn nhiều sâu. Muốn thân thiết với chim hơn thì những lúc này bạn có thể cho đậu vào tay để chúng mổ hoặc đậu lên tay.

Tiếp đến là việc tắm cho chích chòe than. Bạn phải kết hợp 1 cách hợp lý giữa việc tắm nắng và nước cho chích chòe than để nó có thể phát triển một cách tốt nhất.

Những khi bạn cho chích chòe than tắm nước thì bạn phải chú ý đến thời tiết. Không nên tắm cho chim vào khi trời lạnh vì nó có thể bị cảm lạnh. Việc tắm nước cho chích chòe than khá giống với những loài chim khác. Bạn hãy tắm cho chích chòe than vào lúc 10 giờ hoặc 12 giờ trưa, lúc đó thời tiết sẽ ấm hơn rất nhiều.

Còn những chú chích chòe than còn nhỏ thì bạn hãy khoan vội mà tắm nước cho nó. Bởi vì khi bạn cho chúng tắm nước quá sớm thì chúng sẽ sợ nước và rất khó để huấn luyện tắm nước lại cho chúng. Khi những chú chim đã đủ lông, linh hoạt hơn thì bạn có thể bắt đầu tắm nước cho chúng.

Đối với việc tắm nắng cũng vậy, bạn cũng nên lưu ý về thời tiết. Nếu vào hôm nắng gắt thì bạn nên để chim vào chỗ râm mát. Việc bạn tắm nắng cho chích chòe than sẽ giúp nó hấp thụ tốt vitamin A cũng như diệt được ve rận đang phá hoại trong lông chim.

Cuối cùng là chọn một chiếc lồng phù hợp cho chú chích chòe than của bạn. Bạn hãy chọn một chiếc lồng tre hoặc mây và không cần chọn cho chú chích chòe than một chiếc lồng quá lớn, chỉ cần một chiếc lồng có đường kính 30cm là đủ. Với kích thước này thì chích chòe than đã tha hồ bay nhảy.

Để chim luôn khỏe mạnh thì bạn nhớ dọn lồng thường xuyên. Tốt nhất là bạn nên dọn lồng hàng ngày, khi mà bạn cho chú chích chòe của bạn tự tắm nước. Bên cạnh đó bạn nên để thức ăn trong cóng cho chim một lượng vừa phải. Việc này tránh lãng phí thức ăn cũng như đỡ việc dọn dẹp lồng nhiều lần trong ngày.

Chích chòe lửa với vẻ ngoài nhỏ nhắn, dáng đứng xuôi theo chiều giọt nước và cái đuôi dài như loài phượng hoàng đất. Với 3 màu lông chủ đạo là đan, nâu sẫm và trắng thì trên thân hình nhỏ nhắn này bạn sẽ nhìn càng mê. Thêm vào đó nó còn có một giọng hót trời phú, nên loài chim này được rất nhiều người chọn làm chim cảnh.

Hơn nữa, nuôi chích chòe lửa đang dần trở thành một phong trào ở Việt Nam hiện nay. Và để nuôi được một chú chích chòe lửa có giọng hót hay thì bạn hãy làm theo những việc sau đây:

Chọn giống luôn là một việc quan trọng và cần thiết trong việc nuôi chích chòe lửa. Vì giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc nuôi chích chòe lửa.

Bên cạnh đó hãy chọn những chú chim ngực to, mắt lõm sâu vào trong và xéo dài. Sau đó bạn hãy để ý để ý đến họng của chích chòe lửa, hãy chọn một chú chích chòe có lông họng màu đen và ít trắng nhạt. Nếu bạn chọn theo những đặc điểm trên thì bạn sẽ có một chú chim đẹp, khỏe mạnh và chắc chắn là sẽ hót hay.

Cũng như chích chòe than, chích chòe lửa cũng là “một tín đồ” của thức ăn tươi và hoa quả. Thức ăn của chích chòe lửa rất đa dạng từ cào cào, châu chấu, cho đến là dế, sâu gạo hay cả các loại quả chín như cam, cà chua, chuối,… Bên cạnh đó bạn cũng nên cho chích chòe lửa ăn các loại thực phẩm bổ sung như đậu phộng trộn trứng.

Nếu chú chích chòe của bạn khá cứng đầu và không chịu ăn đậu phộng trộn trứng thì đầu tiên bạn hãy cho chích chòe ăn bột đậu phộng trộn chung với bột sâu khô. Sau một thời gian ăn thì chích chòe đã quen dần với đậu phộng, lúc này bạn có thể cho chích chòe ăn đậu phộng với trứng rồi.

Việc tắm nước cho chích chòe lửa thì đối với mùa hè thì việc này nên thực hiện hàng ngày. Còn đối với mùa đông, đặc biệt là những vùng phía Bắc thì chỉ nên tắm cho nó vào những ngày trời nắng.

Bên cạnh tắm nước thì tắm nắng đối với chích chòe lửa cũng là một việc rất quan trọng. Việc này sẽ giúp chim chắc xương hơn và diệt được cả lũ ve rận đang ẩn náu trong lớp lông của nó. Vì vậy hãy tắm nắng hàng ngày cho chích chòe lửa. Nếu những ngày nắng gắt thì bạn nên để chích chòe lửa trong bóng râm.

Chim Chích chòe lửa có thể tùy biến giọng hót của mình như một người nhạc công. Nó có thể điều chỉnh giọng hót của mình lúc khoan thai, lúc trầm, lúc bổng có khi lại có vẻ rất gấp gáp. Cũng vì chính khả năng đặc biệt này mà chích chòe lửa khiến cho những người nuôi nó nghe hoài không chán.

Không dừng lại ở đó, chích chòe lửa còn có một khả năng thiên phú khác đó là bắt chước giọng hót của loài chim khác. Vì vậy ngoài chế độ chăm sóc bình thường thì bạn nên cho nó nghe thêm tiếng nhạc cụ như sáo, đàn,… việc này có thể giúp nó có tiếng hót hay hơn và đặc biệt là nó có thể tạo ra những tiếng hót khác nhau.

Đối với một chú chích chòe mới tập hót thì để kích thích nó hót nhiều hơn thì bạn có thể treo lồng của nó cạnh một chú chim mái đã hót từ lâu. Khi thấy chú chim mái bên cạnh hót, đặc biệt là đối với những chú chim trống thì nó sẽ hót theo và hót rất hăng.

Với những ưu điểm trên thì chích chòe đang ngày càng được ưa chuộng và dường như đã trở thành một phong trào trong làng chơi chim. Mặc dù nuôi chích chòe có vẻ nhiều chi phí và thời gian nhưng bù lại bạn sẽ được thưởng thức những giọng hót tuyệt vời của loài chim này.