Xu Hướng 5/2024 # Tiêu Chí Chuẩn Chọn Chim Chào Mào Hót Đấu 2024 # Top 4 Yêu Thích

Hầu hết các anh em chơi chim đều biết về chim chào mào. Đây là loài chim được rất nhiều anh em chọn nuôi bởi nét đẹp và giọng hót của chúng. Để chọn được chú chào mào đẹp thì chưa phải ai cũng làm được nhất là anh em mới chơi chim. Thế nên hôm nay mình sẽ giới thiệu đến anh em cách chọn chim chào mào bổi. Đảm bảo anh em sẽ tự có thể chọn cho mình một chú chim ưng ý.

Khi mua chào mào anh em nhìn trong lồng thấy con nào hay đuổi con khác, con nào đến gần nó thì nó đánh… Anh em chú ý đến những con nào bởi đây là những con khỏe mạnh, chơi hay… Sau đó anh em sẽ tiến hành quan sát nó theo các tiêu chí đầu, mào, tách đỏ…

I,Tiêu chí hình dáng

1.Chào mào đầu to gốc mào dày

Chọn chào mào thì anh em phải chọn những con có đầu to. Những con chào mào đầu to là những con chim khỏe mạnh, dữ, và đấu rất hay. Những con này thường lấn lướt hẳn những con khác trong lồng.

Sau khi đã có được con chào mào đầu to thì anh em nhìn gốc mào của chúng. Con nào có gốc mào dày, càng dày càng tốt thì anh em duyệt. Anh em tuyệt đối không chọn những con chào mào có gốc mào gãy, khuyết dù nó có hót hay thế nào đi nữa.

Có một số loại mào chào mào phổ biến cho anh em tham khảo và lựa chọn:

Mào cui: Chào mào có cái mào ngắn, gốc mào dày. Đây là tướng chào mào trông lì lơm, thi đấu rất bền và bản lĩnh.

Mào Tê giác: Thường được gọi là mào tê, nhìn giống như cái sừng của con Tê giác. Mào tê giác này thì cũng nhiều nhưng nếu anh em tìm được con mào tê mặt quỉ thì hiếm lắm đấy. Con này mà đi đấu thì rất dữ dằn và ăn tươi nuốt sống đối thủ. Tuy nhiên giá của nó cũng rất chát đấy.

Mào đinh: Đây là chào mào có cái mào thẳng đứng và chóp nhọn. Chào mào này trông khá uy nghi và đĩnh đạc. Dòng này thì khá siêng hót và mau mỏ. Thế nhưng một số anh em không thích bộ mào này bởi khi mất bộ thì nó sẽ cụp về phía sau, không đẹp lắm.

Mào lân: Mào cong và chỉa về phía trước nhìn giống sừng của con lân. Những con này khi thi đấu lỳ lợm và không sợ. Dòng này khá hiếm và nếu chọn được con đầu bi mũ lân thì lại càng hiếm.

2.Tách chim to, xệ

3. Mỏ chim to, rộng

Chim chào mào chơi hay thì ai chẳng thích đúng không? Chính vì thế mỏ là thứ được nhiều anh em quan tâm. Làm sao để chọn được con chim siêng mỏ, to mồm thì anh em chú ý điểm này.

Chọn những con chim có gốc to, miệng rộng như thế nó sẽ to mồm và gắt gỏng hơn. Ngoài ra anh em cũng để ý những con có mỏ mỏng, ngắn. Đây là những con chào mào hót rất siêng theo kinh nghiệm của một số tiền bối. Chọn được mấy con này thì khi đấu nó sẽ to mồm và giọng hót uy lực, gắt gỏng hơn.

4. Hầu và yếm chim chào mào

Hầu là phần cổ của con chim tính từ gốc mỏ xuống dưới cổ. Phần này thì nó giúp tô thêm vẻ đẹp của con chào mào trông nó có oai vệ hay không. Ngoài ra nó còn báo hiệu nết của chim bền, dữ. Cái hầu chủ yếu làm tô điểm thêm vẻ đẹp bên ngoài của chim thôi, anh em thấy đẹp là được.

Anh em chọn hầu to thì chim sẽ có nét bền và giọng tốt. Anh em nhìn từ xương ở cổ con chào mào nó đưa ra làm phần hầu căng to. Còn nếu con nào có hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, nhỏ nhưng vang và rất đanh.

Yếm của chim cũng như hầu giúp tô thêm vẻ đẹp của chào mào. Mình hay chon con nào yếm có màu đen đâm và dày. Đặc biệt yếm mà cân đối và sâu xuống 2 bên thì con chim rất đẹp.

5. Mình chim thon dài

Mình chim thì anh em cứ chọn những con thon dài là được. Bộ lông thì phải ôm vào thân hình và có độ bóng như tơ, mượt như nhung.

6. Cánh chim là phần quan trọng

Chọn cánh cho chào mào là phần rất quan trọng. Đây là bộ phận quan trọng gần như nhất của bất cứ con chim nào. Nó sẽ giúp chim bay lượn và bung cánh dọa đối thủ khi thi đấu.

7. Chọn đuôi chim ngắn

Những anh em mới chơi chim hay cả chính mình ban đầu cũng thế, hay mắc một lỗi đó là chọn những con đuôi dài. Bởi khi nhìn vào bộ đuôi dài thì anh em sẽ có cảm tình hơn. Nhưng những con đuôi dài này thì có bản đuôi khá to, khi thi đấu sẽ bi kém linh hoạt.

8. Chân chim cao, to

Chân chim là phần anh em cần phải lựa chọn kỹ. Một con chim khỏe mạnh thì cặp chân của nó sẽ quyết định tất cả. Chọn nhầm những con chân yếu thì khỏi đánh đấm gì luôn.

Anh em chọn những con có chân cao, to. Những con này sẽ là những con nhanh nhẹn, hay bay nhảy. Những con này khi thi đấu thì nó sẽ dũng mãnh hơn rất nhiều.

Loại có nết chơi bền : chơi liên tục nhiều ngày, không ngừng nghỉ, như không biết mệt

Loại có nết chơi siêng : mau mồm, hay hót, ít im lặng

Loại có nết chơi dữ : thường hay chèn ép đối thủ, luôn cố gắng hót to hơn, đá hăng hơn con khác

Loại có nết đằm : là loại điềm tĩnh, không lăng xăng như những con khác, luôn giữ thần thái ổn định, có khả năng hót tốt

Là loại kết hợp các loại trên

Có nhiều tư thế điển hình trong lúc chơi của chim chào mào : giang xòe đuôi và cánh, hai cánh đập liên tục trong lúc hót đấu, cũng có loại chim vừa bay bên này, nhảy bên kia như vừa bỏ chạy vừa rủ rê trong lúc giao đấu. Đó là các tư thế của những con chim chào mào hót đấu hay.

chim có khả năng hót sổ : giọng hót đấu, là giọng rao nhưng gắt gỏng, ngắn nhưng đanh hơn giọng rao. Giọng sổ phải to, gắt, đổi đảo liên tục thì mới tốt

chim hót ré lên khi hót đấu : khi chào mào phẫn nộ, giận giữ thường hót ré lên để dọa nạt đối thủ

chim có thể hót rọt: là tiếng kêu lúc chim xung, phấn khích, rọt là chuỗi âm có biên độ ngắn, nhanh nhưng dài phát ra từ họng của con chim, khi rọt thì con chim nó không há mỏ mà chỉ rung rung 2 mỏ cho âm bật ra thôi. Tiếng rọt như là một hình thức đề-ba, khởi động cho một cuộc chửi nhau tơi tả.

Tựu chung lại, đây là những tiêu chuẩn về kinh nghiệm chọn chim chào mào hót đấu. Hi vọng mọi người có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một chú chim chào mà vừa ý nhất để hót đấu.