Thịnh Hành 5/2024 # Cách Ghép Cặp Cho Chim Chào Mào Sinh Sản Đúng Kỹ Thuật # Top 9 Yêu Thích

Ghép cặp chim chào mào để chúng bắt đầu cho thời kỳ sinh sản thì đây là không dễ dàng chút nào, nhất là đối với người mới bắt đầu. Nhưng đây là cách tốt nhất để gầy dựng giống chào mào có gen trội, có chất lượng tốt.

Bước đầu tiên trong là phải chọn giống chim chào mào bố mẹ tốt. Đó là điều không chỉ riêng chào mào mà giống chim nào cũng cần như thế, một việc làm hết sức tuyệt vời. Nếu chọn được cặp trống mái tốt thì khi nhân giống bạn sẽ sở hữu những thế hệ chim con vô cùng chất lượng về sức khỏe lẫn hình thức bên ngoài.

Điều kiện để chọn chim bố mẹ

– Thứ ưu tiên nhất là chim phải thuộc giống thuần chủng và có chất giọng hót hay.

– Chim được chọn để ghép cặp tất nhiên phải có sức khỏe tốt.

– Hình dáng bên ngoài: dáng đẹp, lông mượt, màu sắc lông thu hút.

– Nếu có thể, hãy chọn những cặp chim trống mái thuần chủng ở hai vùng miền khác nhau để ghép cặp. Mục đích là lai ra giống chim con đa dạng, phong phú, có đặc điểm lạ, nổi bật hơn.

Đặc điểm riêng khi chọn chim trống mái

– Chim trống: Siêng hót, hót hay, có kỹ thuật đấu tốt, chim già mùa (nếu trên 3 mùa thì càng tốt).

– Chim mái: Chim hay bổi, chim non nuôi hay má trắng, chim càng tơ càng tốt (hoặc bổi thuần đã sinh sản một mùa ngoài tự nhiên).

Một vài lời khuyên từ nhiều người nuôi chim đẻ thì hãy chọn những giống chim bố mẹ thật hay, thật thuần, thật chuẩn. Những dòng chim quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như: Kim Phụng – Huế, Bình Dương, Camly Dalat, Khe Vàng – Huế,… để bắt cặp tuyệt vời hơn.

Nếu đã chọn được chim bố mẹ tốt thì bước tiếp theo là chọn lồng chim. Một chiếc lồng chất lượng ưng ý sẽ có thể giúp cho chim bắt cặp với nhau dễ dàng hơn chẳng hạn.

Diện tích lồng nuôi chim sinh sản

Không gian chiếc lồng rộng rãi, thoáng đãng, mát mẻ và đầy đủ thức ăn lẫn các nhánh cành để đậu. Thì đó chính là điều kiện để chim phát triển và sinh nở cực kỳ tốt. Vì thế chọn lồng là việc rất quan trọng.

Lồng chim được chọn để nuôi chim bắt cặp sinh sản phải được chăm chút kỹ càng. Loại lồng này phải được làm từ lưới thép không gỉ. Kích thước lồng nuôi chim vừa phải để tiện theo dõi chăm sóc. Tối thiểu kích thước phải đạt chiều rộng từ 120cm, chiều dài 180cm, chiều cao 150cm.

Các vật dụng trong lồng ghép cặp

Điều đáng để ý lồng chim phải có rãnh để vệ sinh phân chim cho sạch sẽ. Quan trọng phải có giá đỡ để sau này chim làm tổ (có thể làm từ gáo dừa, nan tre…).

Đặt 2 khay thức ăn và 1 máng nước tắm. Nhiều cành để chim đậu cũng như việc chim non dễ dàng tập chuyền cành sau này. Thường xuyên vệ sinh các khay đựng thức ăn của chim và vệ sinh rãnh phân.

Cửa lồng quay mặt về hướng có ánh mặt trời, lồng có mái che. Hai bên lồng phải che chắn kỹ lưỡng bằng mái tôn hoặc gỗ mỏng phòng khi trời nắng gắt hoặc mưa gió nhằm bảo vệ chim. Đặt nơi yên tĩnh, thoáng mát, an toàn, giúp chim giảm stress khi bắt cặp.

Để đảm bảo sức khỏe cặp chim trống mái được chọn là tốt nhất thì cần phải có chế độ nuôi cách ly trước khi bắt cặp.

Dinh dưỡng là thứ thiết yếu giúp chào mào có đủ năng lượng nhất để bước vào thời kỳ bắt cặp sinh sản. Cần một chế độ ăn thích hợp và bổ sung đủ chất cần thiết.

Đối với chim trống cần có chế độ ăn uống đều đặn với các loại cám chim hoặc cám tổng hợp. Bổ sung nhiều trái cây và mồi tươi ngon nhất, đặc biệt là các loài côn trùng: trứng kiến, dế,… để phim tăng thêm phong độ.

Đôi với chim mái ăn uống bình thường như chim trống nhưng vẫn phải cần bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa khoáng. Tăng cường thật nhiều trái cây tươi cũng như côn trùng hơn để giúp chim mái bước vào mùa sinh sản thuận lợi nhất. Đồng thời đảm bảo chim có sức khỏe nuôi trứng còn cả nuôi lông vì chim thường vặt lông để làm tổ.

Một trong những điều kiện tốt cho sức khỏe và phong độ ở chim chào mào chính là chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Nên cho chim ngủ từ lúc 18h, lúc mặt trời tắt nắng. Nơi nghỉ ngơi phải yên tĩnh, tránh các động vật gây hại. Giấc ngủ phải đảm bảo đủ giấc để tăng sức đề kháng của chim.

Cho chim bắt cặp để tiếp tục sinh sản ra nhiều giống chim tốt tiếp theo. Chim chào mào thành thục từ khi chúng trưởng thành ngay mùa tuổi đầu tiên. Chim trống sẽ trở nên sung hơn, giọng hót mạnh mẽ gọi bạn tình; chim mái thì kêu suốt ngày và giọng nhỏ nhẹ hơn. Thường mùa đẻ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau.

Cách ghép cặp chim Chào Mào

Tùy vào hoàn cảnh, tỷ lệ thành công bắt cặp sẽ khác nhau. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách tiến hành bắt cặp cho đôi chim bố mẹ đã được chọn trước đó:

– Để bắt cặp tự nhiên (tỷ lệ thành công cao): Cần nuôi hoặc tuyển về 2 đến 3 con chim mái. Trước đó hãy thả chim trống vào lồng trước để chim quen dần với lồng (1-2 tuần). Tiếp theo thả chim mái vào, chim trống sẽ tự lựa chọn con mái phù hợp cho mình để bắt cặp. Cuối cùng tách 2 chim mái còn lại ra riêng.

– Bắt cặp bằng cách ép chim bố mẹ: Cho cặp chim trống mái sống gần nhau một thời gian. Sau một thời gian, cho chúng vào lồng nếu thấy chúng gần gũi, quấn nhau thì thành công.

Lưu ý khi ghép cặp chim Chào Mào

– Nếu trường hợp khi thả chung lồng mà chim trống không chịu mái (ngược lại) thì nên đổi bạn tình cho chim ngay lập tức. Tránh tình trạng chim cắn nhau đến chết.

– Trong quá trình ghép cặp tuyệt đối không được để cho chim trống đấu đá với những chim trống khác. Cần cách ly với tất cả các con chim trống sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của chim. Con trống trở nên hung dữ hơn, dễ dàng quay sang đánh chim mái trong lồng.

– Nên thường xuyên quan sát đôi chim để kịp đưa ra những giải pháp phù hợp khi gặp vài vấn đề không hay.