Thịnh Hành 4/2024 # Chim Chào Mào Trắng, Chào Mào Bông, Mái Huế, Cực Đẹp, Hót Hay # Top 8 Yêu Thích

Nguồn gốc xuất xứ chim chào mào

Chim chào mào thường được dân chơi chim rất ưa chuộng bởi vẻ đẹp và màu sắc rực rỡ của loài chim này. Thế nhưng ít ai biết được nguồn gốc tên gọi cũng như xuất xứ của loài chào mào. Loài chào mào thuộc họ Chào mào (danh pháp hai phần: Pycnonotus jocosus).

Ngoài ra, trong dân gian còn có tên gọi khác là Chóp mào, Hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ… nhưng tên thông dụng nhất vẫn là chào mào. Loài chim này có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới Châu Á. Chim chào mào thường ăn các loại côn trùng và hoa quả..

Loại chim này dễ dàng tìm thấy trên các nhánh cây và khóm lá. Đặc biệt, điểm rất dễ nhận dạng ở loại chim này là có hai má trắng và phía trên “mảng” trắng là màu đỏ do đó khiến chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ (Red-whiskered).

Đặc điểm ngoại hình chim chào mào

Mào chim chào mào

Đầu tiên khi chọn chim chào mào các bạn cần phải chú ý ngay vào gốc mào của chim. Các bạn thấy gốc mào to, khi mào chim dựng lên thì cần phải chú ý là mào phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ, không bị gấp khấc ở cổ. Nếu mà có nếp gấp khấc và nếp gấp này càng to thì gốc mào càng nhỏ chim chào mào sẽ kém bền.

Ngoài ra các bạn cần chọn mào chim cao, như thế chim mới nhìn đĩnh đạc và uy nghi. Mào là phần lông dựng lên ở trên đầu chim, từ giữa mào đến đỉnh phải gom gọn.

Đỉnh mào chim nhọn thuôn, không loe hoe ra. Chim chào mào có mào thẳng đứng gọi là mào đinh. Nếu chọn được con chim có mào đinh thì chim rất bền bỉ, nhiều nước chơi hay và trông rất hòa hoa phong nhã.

Còn loại chim có mào cong về phía trước được gọi mào lân, mào này chim sẽ chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn uy nghi oai dũng, đây là chim đẹp. Tùy thuộc vào thú chơi chim anh em có thể lựa theo ý thích.

Ngực và bộ yếm

Ngực chim phải ưỡn ra, ngực chim to thì chim khỏe và giọng hót to. Yếm đây là đặc điểm tạo nên nét quyến rũ cho chim. Yếm phải đen đậm, hai bên cân đối, càng khít càng tốt, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ … Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp và rất hiếm.

Bộ má phồng lên, dài và nhiều sợi, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt, chọn con nào màu càng đỏ càng tốt , dạng đỏ thẫm. Những con có bộ má nhiều nhìn rất đẹp và hung dữ.

Mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.

Phải mỏng mảnh, khít và không bị lệch. Nếu anh em nào bắt được em chim mà mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì rất quý. Chim chào mào này rất to mồm, dễ sung và hay hót. Về mép chim cần hải rộng, những chú như thế này giọng to khi đấu rất uy lực.

Chú chim đẹp hay không cũng nhờ sự góp phần của cái hầu.Hầu là phần từ gốc mỏ xuống dưới cổ,chim hót thì hầu này phồng ra,chọn con nào hầu to thì chim sẽ hót to và giọng chúng tôi có hầu to thường là những chú chim nết dữ,giọng tốt để nạt nổ con chim khác.

Vai nở to kiểu như con gà tre, những chú này siêng bung cánh và nhìn rất có lực. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.

Chọn cánh dài, gọn, những chú khi xếp cánh lại đừng bắt chéo trên lưng, chọn chú nào cánh sệ xuống đây mới là chim chào mào đẹp.

Hơi gù,chọn con có dáng đứng chữ C ( hay con gọi là lưng tôm).

Bộ lông đỏ ở hậu môn

Lông đỏ nở càng to càng tốt,chim có lửa thì lông ở hậu môn nở ra,và chọn con có màu lông đít đỏ thẫm.

Chọn chú nào chân to,dài và có màu đen bóng,những chú này thường là chim già rừng.Chim có bộ chân to khỏe thì siêng sàn cầu,bay nhảy,nhìn rất đẹp.

Phải dài,đều và xếp gọn.Thường thì chim trong lồng tập thể ít con nào đuôi xếp gọn lắm,vì chim nhảy nhiều,và nhảy thì đuôi xòe ra.

Đặc điểm tính cách chim chào mào

Nhiều người thì thích chim điềm tĩnh, nhiều người thì lại thích chim tăng động, hoạt bát…

Nết bền: Chim chơi bền bỉ ngày này qua tháng nọ. Cảm giác như con chim này không biết mệt là gì, cứ đều đều chơi như thế.

Nết siêng: Chim có thể chơi suốt ngày, mau mồm miệng, lúc nào cũng chơi được từ sáng tới tối. Nhìn chung rất siêng chơi.

Nết dữ: Chim có bản tính cô hồn chuyên muốn chèn ép bắt nạt kẻ khác, khi đấu thì cố to mồm hơn, khi đá thì cố khỏe hơn, chim dữ thường hay chẻ nẹt để trấn át chim khác.

Nết đằm: Đằm chứ không phải hiền nhá – nết này hiểm. Con chim nó vẫn chơi đều đều nhưng mà không lăng xăng, nó biết làm thế nào để chim kia phải sợ nó, nhìn nó có cái thần rất khác biệt với đám kia.

Kết hợp: Chim có nhiều nết, tùy anh em thích như nào thì lựa chọn như vậy.

Chế độ dinh dưỡng của chim chào mào

Thức ăn của chào mào chia làm 2 loại là cám và thức ăn tươi. Thức ăn tươi phù hợp với chào mào là hoa quả tươi và đồ tanh. cám cho chào mào cũng có 2 loại. 1 loại giúp chào mào hạ lửa, 1 loại giúp chào mào tăng lửa. Các loại cácm này bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng thức ăn cho chim.

Với đặc thù là loài chim ăn trái cây nên ngoài cám thì bạn nên bổ sung trái cây vào thức ăn cho chim chào mào là điều khiến chim phát triển tốt đấy! Những loại trái cây mà chào mào thích ăn là dâu tây, đu đủ, chuối, táo, cà chua,…

Chuối chứa nhiều vitamin như A,B,C… Những loại vitamin này giúp đường tiêu hóa của chim tốt và diệt khuẩn đường ruột.

Đu đủ giúp quá quá trình thay lông ở chào mào diễn ra nhanh hơn. Đồng thời những chất ở trong đu đủ giúp lông chào mào khi mọc sẽ mềm mượt hơn. Hơn thế nữa, nó đặc biệt hiệu quả trong việc tách vỏ và thay lông hậu môn cho chim.

Táo chứa nhiều chất giúp trung hòa được lượng muối dư trong cơ thể chim. Từ đó giúp chim căng lửa nhanh và đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra táo còn giúp chim đào thảo những chất độc trong cơ thể, trị tiêu chảy và rất tốt cho đường tiêu hóa.

Cam thì chứa nhiều vitamin C rất tốt trong việc trị ho cho chào mào, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cam cũng góp phần làm quá trình thay lông ở chào mào diễn ra hiệu quả.

Nhiều anh em chia sẻ rằng buổi sáng cho chào mào ăn trái cây, buổi chiều cho ăn đồ tanh. Theo kinh nghiệm của mình thì không nhất định phải như thế. Theo mình mồi tanh bạn cho ăn khi nào cũng được chỉ quan trọng phải cho chim ăn đều là được.

Vấn đề sức khỏe của chim chào mào

Đây là bệnh rất phổ biến của chào mào mà anh em hay gặp phải. Khi bị trúng gió chim sẽ thẫn thờ, chậm chạm có thể dẫn đến mất mạng

Nguyên nhân: Do chim để lâu ngoài trời khiến gió lùa vào liên tục. Hay là trong gió có hơi độc như thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật… Chim đang phơi nắng thì có gió lạnh lùa vào người…

Triệu trứng chim bị trúng gió: Chim sẽ đẫn đờ, thờ thẫn, nhìn trông như mất hồn. Lông chim xù ra, mặt sưng lên, cử động thì chậm chạm. Ngoài ra để ý tính thì anh em sẽ thấy chim bị run chân.

Điều trị: Khi các bạn đã xác định chính xác là chim bị trúng gió thì chúng ta sẽ tiến hành điều trị cho chim. Đầu tiên việc anh em cần làm đó là bắt chim ra và nặn phao câu cho nó. Anh em thổi lớp lông phủ ngoài ra thì sẽ thấy nó bé ti ti như hạt gạo.

Phao câu là phần chim lấy dầu để làm bóng lông, bình thường sẽ hơi hồng ở chóp. Khi bị trúng gió thì nó sẽ tấy lên và loang đỏ hết cả cái phao câu.

Ngoài ra các bạn cần nặn hết mủ vàng ở đầu phao câu đi, nặn đến khi nào thấy dịch trắng thì ngưng lại. Sau đó cho chim vào lồng và nhỏ khoảng 3~5 giọt dầu gió vào đáy lồng sạch.

Phủ áo sơ lại và để nơi kín gió, yên tĩnh (nhớ là đừng tủ kín quá kẻo kim bị ngạt dầu gió đấy). Nếu chim bị trúng gió được cứu thì nó sẽ bị suy nặng có thể thay lông bất thường.

Chào mào bị đau bụng: bệnh đường ruột.

Nguyên nhân: Cái này có rất nhiều nguyên nhân

Do ngộ độc nặng: Cái này do chim ăn phải thức ăn dính độc như trái cây có thuốc bảo vệ thực vật, cào cào bị dính thuốc sâu, chất chống ẩm trong cám… Cái này vô phương cứu chữa, chim chào các anh em luôn.

Ngộc độc nhẹ do ăn phải cám mốc, trái cây thối, sâu bị chết… Do nước uống lâu ngày lên men nhiều ký sinh (Nhiều các nuôi chim em vào chơi nhìn thấy cốc nước cho chim uống đỏ như màu huyết)

Ngộ độc do đổi cám đột ngột, chim chưa thích nghi được với thành phần của cám mới.

Do vi khuẩn, do chuồng trại không được sạch sẽ, bênh dịch, nước, thức ăn ô nghiễm…

Triệu trứng: Chim có dấu hiệu chậm chạp, run chân. Cánh thì xệ xuống, lông xù ra và lưng nhọn lên. Ngoài ra khi đi ỉa thì phân lỏng và có nhầy xanh. Khi chim đã bị đi phân lỏng do vi khuẩn thì rất khó trị.

Điều trị: Để điều trị chim bị đường ruột thì các bạn cần phải xác định nguyên nhân, do ngộ độc hay vi khuẩn…

Nếu anh em đã xác định là do vi khuẩn thì cần phải cho chim uống nước oresol để hạn chế mất nước cho chim. Sau đó nếu do vi khuẩn thì cần phải uống kháng sinh thì mới khỏi được. Tốt nhất anh em ra ngoài hiệu thuốc thú y để mua thuốc cho chim. Nếu biết anh em nào nuôi chim lâu năm thì qua đó hỏi và xin thuốc, nhờ được người ta xem cho chim thì tốt nhất.

Nguyên nhân: Do bị lạnh, cơ thể suy nhược.

Triệu chứng: Chim bị xù lông, thở gấp, chậm chạp, hay ngáp và rảy mỏ (lắc đầu quầy quậy), chảy nước mũi.

Nguyên nhân:

Chim bị trúng gió nặng, khi cứu được thường hay bị liệt.

Chế độ ăn uống thiếu chất

Chấn thương (cái này bị do tác nhân bên ngoài nên không đề cập)

Triệu chứng: Chim bị đơ chân, hoặc có thể đơ cánh không cử động được .Nhẹ thì một bên, “bán thân bất toại”; nặng thì “toàn thân bất động”.

Điều trị: Bệnh liệt chỉ phòng tránh thôi chứ khi bị rồi thì rất khó trị. Nếu chẳng may chim bị liệt,thì bạn phải hạn chế tối đa khả năng vận động của chim. Hạ cầu cóng, cho cóng nước, cám gần nhau, dùng lồng bé… Đồng thời phải bổ xung thêm vitamin cho chim để chim mau lành.

Cách chăm sóc nuôi dưỡng chim chào mào

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì việc tắm cho chim chào mào cũng giúp chào mào nhanh căng lửa. Thời gian tốt nhất để tắm nắng cho chào mào là từ khoảng 8h cho tới 10h. nếu hôm nào trời nắng gắt hay mùa hè thì các anh em chỉ nên tắm nắng cho chim chừng 30p trong chỗ mát mẻ là được.

Tắm nước cho chim thì cần được thực hiện vào khoảng 12h tới 3h chiều. Vì lúc này nhiệt độ cao, thời tiết ấm phù hợp với nhiệt độ cơ thể chim.

Huấn luyện cho chim chào mào

Muốn chào mào hót hay thì không thể không tập luyện cho chúng. Điều này không những giúp chim có một sức khỏe ổn định mà còn có một giọng hót khỏe, căng lửa đấy

Tập lực sẽ giúp chào mào có một sức khỏe ổn định. Từ đó có được lối chơi ổn định, không ngán đối thủ nào hết. Để tập lực cho chim thì bạn cần bố trí cầu cóng hợp lý để chim có thể liên tục di chuyển. Việc này giúp chim di chuyển linh hoạt hơn và có sức khỏe tốt và tránh được tình trạng bị ì sau một thời gian.

Tập giọng là cách giúp chim chào mào bạn nuôi có thể làm quen và có được cách chơi đơn giản, hiejeu quả nhất. Bạn có thể tải những video chào mào hót về máy và thường xuyên cho chim nghe. Đây là một cách luyện giọng cho chim khá hay theo ý muốn của bạn đấy!

Ngoài ra, nếu có thể thì hãy mượn 1 một chú chim có 1 giọng hót hay để cho chim nhà mình học theo. Bạn chỉ đơn giản cho nó nghe tiếng của chú chim kia thôi.

Khi thấy chim chào mào của mình đủ cứng thì bạn có thể mang chim đi cọ sát tại các câu lạc bộ hay các hội thi chim.

Cách nhận biết chim chào mào thuần chủng hay không

Hiện tại vẫn chưa có thông tin cách nhận biết chào mào thuần chủng.

Có bao nhiêu giống lai chào màotrên thị trường

Hiện tại vẫn chưa có thông tin bao nhiêu giống lai chào mào trên thị trường. Bạn có thể tham khảo một số giống lai của các loài chim khác.

Giá chim chào mào hiện nay

Có rất nhiều loại chim chào mào trên thị trường chim hiện nay. Hôm nay tôi sẽ liệt kê một số loại chim chào mào và giá bán chim chào mào tại tpHCM của từng loại nha!

Chim chào mào non giá dao động khoảng 150.000 – 300.000 đồng/con

Chim chào mào mồi cứng giá dao động khoảng 550.000 – 1.500.000 đồng/con

Chim chào mào bổi Huế giá từ 250.000 – 550.000 đồng/con

Chim chào mào Trung Mang có xuất xứ từ Quảng Nam có giá từ 400.000 – 850.000 đồng/con (tùy vào thân hình của nó).

Chim chào mào dòng yếm khít (đã qua hai mùa) giá dao động từ 1.550.000 – 2.500.000 đồng/con

Chim chào mào lân họng bò có giá dao động từ 950.000 – 2.700.000 đồng/con (tùy vào số trận nó đã giao chiến)

Chim chào mào lân tê giác (2 mùa) giá từ 800.000 – 1.500.000 đồng/con.

Chim chào mào (từ 2 mùa) nguồn gốc từ Bình Định có giá giao động từ 1.500.000 – 4.500.000 đồng/con

Mua chim chào mào ở đâu uy tín tại TPHCM HN