Thịnh Hành 4/2024 # Cách Nuôi Chim Họa Mi Đơn Giản Nhất Để Tăng Thu Nhập Cho Gia Đình # Top 8 Yêu Thích

Hiện nay, nhiều người đang tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim họa mi. Vì đây là một loài chim có cách nuôi đơn giản, chế độ ăn không quá phức tạp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt chúng có tiếng hót rất du dương, thánh thót. Do đó, Yêu Chim sẻ chia sẻ với bạn cách nuôi chim họa mi, giúp gia tăng thu nhập cho gia đình.

I. Giới thiệu về chim họa mi

1. Chim họa mi là gì?

Tên gọi: chim họa mi

Tên khoa học: Garrulax canorus

Phân bố: Trung Quốc

Chim họa mi là một loài chim cảnh, có vóc dáng nhỏ nhắn và thường sinh sống ở những nơi có khí hậu mát mẻ.

Chim họa mi

2. Đặc điểm

Chim họa mi có những đặc điểm bề ngoài không quá xuất sắc như:

Chim họa mi dài khoảng 20cm (tính từ đầu đến chóp đuôi)

Lông chúng có màu nâu sẫm

Phần ngực và bụng có màu vàng xen lẫn vài lông nâu

Mỏ và chân chim thường có màu nâu nhạt hoặc hồng nâu

Mắt chim có một dải trắng nhỏ bao quanh, kéo dài ra sau hơn 1cm

3. Sinh sản

Chim họa mi thường sinh sản vào khoảng tháng 6 – 7 âm lịch. Chúng thường làm tổ thấp nhưng lại rất kín đáo như trong các bụi cây rậm rạp.

Chúng thường đẻ 3 – 4 trứng/lứa, 3 – 4 lứa/mùa sinh sản và chim trống lẫn chim mái sẽ thay nhau ấp trứng. Sau 13 – 14 ngày, trứng bắt đầu mở thành chim non. Sau 28 – 30 ngày, chim non đủ lông đủ cánh và có thể tự rời khỏi tổ để kiếm ăn.

4. Phân biệt chim họa mi trống và mái

Cách phân biệt chim họa mi trống và mái

Thông thường, người ta thường dựa vào màu sắc của bộ lông để phân biệt chim họa mi trống và mái:

Chim họa mi trống: bộ lông sặc sỡ, tươi tắn, đuôi dài hơn, hoặc trên đầu còn có mào, có chóp lông đẹp đẽ, vóc dáng cũng cao to hơn

Chim họa mi mái: thân mình nhỏ nhắn, vừa tròn trịa vừa thấp; bộ lông tối tăm, xấu xí, không có điểm nào nổi bật

II. Cách nuôi chim họa mi

1. Chọn giống

Để chọn mua một chú chim họa mi tốt, bạn cần quan tâm những vấn đề như sau:

Đầu: phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là chim họa mi đúng chuẩn, dễ nuôi

Mắt: nên chọn con có đồng tử nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt

Bộ lông: luôn mềm mượt, không xù, không xơ

Chân rắn, khỏe, viền của vảy màu tối

Ngón chân không quá dài, bộ vuốt như vuốt mèo

2. Lồng chim

Lồng nuôi chim họa mi

Bạn không cần quá cầu kỳ khi chọn lồng cho chim họa mi nhưng cần chuẩn bị lồng để chúng sống thoải mái nhất. Bạn nên chọn lồng được làm từ tre, nứa, có đường kính khoảng 40cm. 

Trong lồng cần có đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn và thanh ngang để chim bay nhảy. Và bạn cần phải vệ sinh lồng sạch sẽ, thường xuyên để tránh chúng bị nhiễm bệnh.

3. Thức ăn

Trong tự nhiên, chim họa mi không quá kén ăn, chúng chỉ cần ăn cào cào, trộn với gạo, trứng là đủ với công thức: 0,25kg gạo tấm, 4 – 5 quả trứng, 2 thìa bột xương, 1 thìa đường trắng và cào cào.

Họa mi ăn rất ít, mỗi ngày chỉ cần 1 thìa cafe nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chim sung và hay hót, bạn cần bổ sung nhiều cào cào cho chúng, 3 – 40 con/ngày.

Đặc biệt, bạn không nên thay đổi thức ăn đột ngột vì chúng sẽ rất khó thích nghi, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thay lông. Khi chúng đã quen với một loại thức ăn thì bạn chỉ nên cho chúng ăn loại đó. Và có thể thay đổi theo độ tuổi sinh trưởng của chúng.

Cách nuôi chim họa mi

Với nước uống, phải lấy từ nguồn nước đảm bảo và không cho chim dùng nước thừa của ngày hôm trước.

4. Cách chăm sóc

Khi mới mua chim về, bạn cần treo lồng chúng ở nơi yên tĩnh, tránh người qua lại và trùm vải lên xung quanh lồng. Chỉ khi chúng cần thức ăn thức uống thì bạn mới chạm vào lồng. Sau đó, bạn từ từ hé vải ra để chúng quen với môi trường xung quanh và tiếp xúc thật nhẹ nhàng với các hành động cho ăn, cho uống nước để chúng không quá sợ hãi.

Chim họa mi có thói quen tắm sáng. Tuy nhiên, khi mới vừa mang về, bạn không nên tắm cho chúng ngay. Chúng sẽ tự tắm bằng nước uống khi thấy nóng. Chỉ sau khi chim dạn người, bạn mới từ từ tắm cho chúng và nên tắm ở nơi không có người qua lại

5. Kỹ thuật nuôi chim họa mi hót

Để một con chim họa mi hót hay, bạn phải cho nó đi dượt bằng cách trùm vải kín lồng và cho chúng nghe các con chim khác hót để bắt chước. Hoặc mua đĩa CD có giọng hót của chim họa mi để chúng tập theo.

Đặc biệt, để họa mi hót khỏe và hót hay, bạn cần bỏ vải che lồng ra và treo lồng tại nơi cao, yên tĩnh, chim sẽ hót liên tục và giọng hót sẽ hay hơn.

Kỹ thuật nuôi chim họa mi hót

6. Kỹ thuật nuôi chim họa mi sinh sản

6.1. Chọn giống chim

Để chọn giống chim họa mi sinh sản, bạn cần lưu ý để một số điểm như:

Chim họa mi mái: chọn con nhỏ con, lông bóng mịn, chân thấp và phải dữ để chinh phục họa mi trống

Chim họa mi trống: chọn con to, chân ngắn, hiền lành hơn chim mái

6.2. Cách ghép đôi

Đầu tiên, bạn để lồng chim trống và mái sát cạnh nhau. Khi thấy chim mái ngóc cổ lên, sát lại cửa lồng và kêu “ki ki” là đã có thể ghép đôi được. Và nên ghép đôi cho chúng vào buổi chiều vì nếu ghép vào buổi sáng, chim trống sẽ đánh chết chim mái. Khi ghép đôi thành công, chim mái sẽ rất lười ăn vì chúng nghén trứng. Ở giai đoạn này, bạn nên cho chúng ăn nhiều cào cào và giảm số lượng cám đi để chúng có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim

Rate this post

Continue Reading