Xem Nhiều 4/2024 # Bật Mí 18 Cách Trị Tiêu Chảy Cực Hiệu Quả Ai Cũng Cần Biết Để Phòng Thân # Top 1 Yêu Thích

Nguyên nhân gây tiêu chảy vô cùng đa dạng, có thể do các bệnh lý về tiêu hóa hoặc đơn giản là do chế độ ăn uống phản khoa học, cụ thể:

Nhiễm ký sinh trùng: Phần lớn các trường hợp bị tiêu chảy là do nhiễm vi khuẩn, giun, sán khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, giữ vệ sinh kém…

Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài làm mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, gây đi ngoài.

Không dung nạp đường lactose: Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường lactose (thành phần của một số loại sữa) gây tiêu chảy.

Do bệnh lý: Đau bụng, tiêu chảy, chướng hơi cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Do chế độ ăn uống hằng ngày không đảm bảo: Khi người bệnh phải thức ăn bị nấm mốc, ôi thiu hoặc chứa nhiều chất phụ gia độc hại cũng có thể gây đau bụng, đi ngoài dữ dội kèm theo nôn mửa, sốt, chóng mặt…

Tăng số lần đi ngoài, trên 3 lần trong ngày, trường hợp nặng bệnh nhân đi ngoài không kiểm soát. Tình trạng này thường kéo dài dai dẳng khoảng một tuần hoặc lâu hơn trước khi phân trở về trạng thái bình thường.

Phân lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước, màu sắc thay đổi, mùi tanh. Có thể kèm theo chất nhầy hoặc máu nếu bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Đau bụng, vã mồ hôi, sốt cao, nôn mửa.

Người bệnh có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, tiểu ít, khô miệng và lưỡi…), sốt, mệt mỏi, khó chịu. Trẻ bị tiêu chảy thường hay bỏ bú, quấy khóc.

Đau quặn hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới, đặc biệt là lúc ăn. Sau khi đi đại tiện, cơn đau giảm dần.

3. Khi nào nên áp dụng cách chữa bệnh tiêu chảy ở nhà?

Nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, đi ngoài liên tục, kèm theo nôn mửa, mất nước nghiêm trọng thì nên nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể và có phương án điều trị phù hợp. Trường hợp mắc tiêu chảy cấp tính, tức là chỉ xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng thì có thể điều trị tại nhà.

Ngoài ra, phương pháp điều trị tại nhà chỉ áp dụng cho trường hợp tiêu chảy do lo âu, căng thẳng, dị ứng thực ăn, ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh… khi mà các triệu chứng diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.

4.1. Uống trà hoa cúc

Một trong những cách làm giảm đau bụng đi ngoài hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua là sử dụng trà thảo mộc, đặc biệt là trà hoa cúc. Loại trà này chứa dược tính có khả năng kháng khuẩn, làm lành tổn thương ở dạ dày, làm dịu cơn đau… rất tốt trong việc chữa viêm đường ruột, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… Bên cạnh đó, uống trà hòa cúc cũng là cách bổ sung lại lượng nước mất đi trước đó do tiêu chảy. Bạn có thể mua trà đóng gói và sử dụng trà hoa cúc ngày 2-3 lần.

4.2. Uống nhiều nước

Người bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước, chất điện giải và các khoáng chất quan trọng khác. Đây là những yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động của cơ thể. Do đó, bạn cần bù đủ lượng nước cần thiết bằng cách uống nước nhiều hơn hoặc sử dụng dung dịch oresol. Ngoài ra, bạn có thể uống trà, nước ép trái cây, nước cháo loãng để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Đối với trẻ bị tiêu chảy, trước khi cho trẻ uống dung dịch oresol, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên ép trẻ uống quá nhiều trong một lần mà nên chia thành nhiều lần. Trường hợp nặng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

4.3. Uống trà vỏ cam

Ít ai biết đến vỏ cam có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa rất tốt. Vỏ cam chứa lượng lớn chất xơ giúp điều chỉnh nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Chất pectin có trong vỏ cam giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột. Nhờ đó, giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, ợ nóng… Bạn có thể đem vỏ cam đã phơi khô hãm với nước sôi để làm nước trà uống hằng ngày.

4.4. Trị tiêu chảy tại nhà bằng gừng

Gừng là một vị thuốc Đông y quen thuộc, có tác dụng chữa nhiều bệnh như huyết áp thấp, ho, đau mỏi xương khớp. Đặc biệt, gừng còn giúp trị các chứng bệnh tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy nhiều lần cực kỳ hiệu quả.

Bạn lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi hòa cùng 1 chén nước ấm. Sau đó, chắt lấy nước uống. Ngày uống 2 lần. Nếu không có thời gian, bạn có thể mua trà gừng đóng gói về hãm nước uống cũng rất hiệu quả.

4.5. Trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc bằng ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc dân gian rất nổi tiếng, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, lưu thông máu, giảm đau… Do đó, vị thuốc này thường được sử dụng trong các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt, giảm đau đầu và cả nhuận tràng, chống rối loạn tiêu hóa.

Cách dùng như sau:

Lấy 6g lá ngải cứu tươi (hoặc khô), 15g gừng, 30g nhục đậu khấu và 10g trường bì.

Sắc các nguyên liệu trên với 750ml nước, đun cho tới khi còn 250ml thì chia làm 3 phần để uống trong ngày. Sử dụng liên tục 2 – 3 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Những người bị rối loạn đường ruột cấp tính, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên áp dụng cách này.

4.6. Điều trị tiêu chảy bằng lá ổi

4.7. Trị bệnh tiêu chảy bằng sữa chua

Sữa chua cũng là loại thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy nhờ chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Các vi khuẩn này khi vào đường ruột sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh và giúp làm giảm các triệu chứng đau bụng, đi ngoài. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy ăn 1-2 hũ sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

4.8. Cách chữa tiêu chảy bằng lá cây nhót

Quả nhót có vị chua, chát nhưng lại là món “khoái khẩu” của nhiều người. Ngoài quả, lá nhót còn có nhiều tác dụng trong trị bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.

Người dùng có thể áp dụng bài thuốc nam trị tiêu chảy bằng lá nhót theo cách sau:

Sắc 6-12g lá nhót khô cùng 400ml nước. Đun cạn đến khi còn 100ml nước thì tắt bếp. Chia làm 2 phần uống hết trong ngày.

Nếu không có lá nhót khô thì dùng lá nhót tươi, thái nhỏ rồi sao vàng. Thực hiện tương tự cách trên.

4.9. Chữa bệnh tiêu chảy bằng gạo rang

Nước gạo rang vừa an toàn lại giúp giảm thiểu tình trạng sôi bụng tiêu chảy hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần lấy một nắm gạo sau đó đem rang thật vàng. Tiếp theo, cho số gạo đã rang vào một lít nước và đun sôi cho đến khi lượng nước cạn còn khỏi 500ml thì tắt bếp. Chia lượng nước đó làm 3 phần và uống sau khi ăn 15 phút.

4.10. Trị tiêu chảy bằng lá mơ lông

Lá mơ có tác dụng nhuận tràng, giảm triệu chứng đi ngoài, táo bón rất tốt. Khi bị tiêu chảy liên tục kèm theo các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, bạn có thể lấy một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, thêm một chút muối, trộn đều. Có thể hấp hoặc nướng hỗn hợp. Thực hiện ngày 2 lần.

4.11. Quả việt quất

Việt quất nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa, làm đẹp da. Không chỉ vậy, việt quất còn được biết đến với tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiêu chảy. Theo các nghiên cứu, loại quả này chứa hợp chất giúp làm se, giảm viêm và hạn chế sự bài tiết chất nhầy, chất lỏng. Các chất anthocynide trong quả việt quất có chức năng chống oxy hóa và kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, giúp làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Bạn có thể uống nước ép việt quất hoặc ăn việt quất cùng chuối, yến mạch để hỗ trợ tiêu hóa và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.

4.12. Quả hồng xiêm xanh

Cách dùng đơn giản nhất là thái hồng xiêm xanh thành những lát mỏng, sau đó phơi khô và sao vàng. Bảo quản kín để dùng dần. Mỗi lần dùng 5-10 lát để hãm lấy nước uống 2 lần/ngày.

4.13. Bông mã đề, nõn dứa, muối

Cây mã đề rất giàu dinh dưỡng, bao gồm beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như tanin, allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol. Đây còn là một vị thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau bụng đi ngoài.

Dùng 20g lá mã đề, 40g nõn dứa đem rửa sạch rồi cho vào nồi cùng một ít muối, đun sôi với 3 bát nước trong khoảng 30 phút. Chắt lấy nước uống, ngày uống 2 lần.

4.14. Chuối tiêu xanh

Chuối tiêu xanh cũng là vị thuốc chữa tiêu chảy cực kỳ hiệu quả. Để chữa bệnh tiêu chảy bằng chuối xanh, bạn làm như sau: Tước lớp vỏ xanh bên ngoài chuối xanh, để lại phần vỏ xanh bên trong. Xay nhuyễn chuối xanh rồi trộn với cháo và nấu chín. Ăn cháo chuối xanh trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy thuyên giảm đáng kể.

4.15. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi không phải là phương pháp chữa bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể nhanh hồi phục, nhờ đó quá trình điều trị bệnh thuận lợi và hiệu quả hơn.Do đó, khi bị tiêu chảy, bạn nên nghỉ ngơi một vài ngày. Hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường thật thoải mái, có thể chườm khăn nóng hoặc đặt một chai nước ấm lên bụng để giảm bớt các cơn co thắt ở bụng.

4.16. Tránh xa một số loại thức ăn

Khi bị tiêu chảy, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm có nguy cơ gây tiêu chảy như các món tái sống, tiết canh, hải sản, phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa. Bởi chúng là nguyên nhân gây tiêu chảy và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế uống cà phê, nước có ga, bia rượu… vì hệ thần kinh sẽ dễ bị kích thích. Thay vào đó, các loại nước ép hoa quả tươi như táo, ổi, bưởi… được coi là sự lựa chọn thông minh cho những bệnh nhân bị tiêu chảy.

4.17. Thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm ngũ cốc, cháo, cơm… sẽ phù hợp với người bị tiêu chảy hơn là thực phẩm chứa quá nhiều chất béo, đạm. Điều quan trọng là bạn cần chế biến thanh đạm, hạn chế cho nhiều loại gia vị vào những thực phẩm này vì chúng có thể khiến quá trình điều trị kéo dài hơn.

4.18. Sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa

Việc bổ sung lợi khuẩn rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa, giúp lấy lại sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn do tiêu chảy trước đó. Để mang lại hiệu quả lâu dài, bạn nên chọn men vi sinh được chiết xuất từ kim chi Hàn Quốc và có chứa lợi khuẩn có ích là Probiotics và Prebiotics. Trong đó Probiotics sẽ tồn tại ở đường ruột nhờ có Prebiotics (chất xơ hòa tan từ thực vật) làm thức ăn để sống và có lợi cho sức khỏe. Probiotics gồm nhiều chủng lợi khuẩn với các vai trò khác nhau như ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá do thuốc kháng sinh, chống táo bón, đầy hơi, cải thiện bất dung nạp đường lactose…

5. Những lưu ý khi khi chữa tiêu chảy ở nhà

Khi điều trị tiêu chảy cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và không nên bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.

Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy cho bé mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Dụng cụ sử dụng để chế biến món ăn cần được rửa và bảo quản sạch sẽ. Nên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài.

Dành thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể sinh hoạt bình thường nhưng nên tránh những hoạt động tiêu tốn năng lượng không cần thiết.

Đau bụng đi ngoài có thể thuyên giảm sau một vài ngày sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn thấy dấu hiệu như ra máu, phân có màu đen, sốt cao kéo dài hơn 24 giờ, ói mửa thường xuyên, buồn nôn, đau bụng dữ dội, nước tiểu sẫm màu, tim đập nhanh, dễ bị kích thích hay có sự rối loạn nghiêm trọng hơn bạn nên đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị tốt nhất.

Nếu vẫn còn băn khoăn, lo lắng về cách trị bệnh tiêu chảy. Hãy gọi: 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử [email protected] để được chuyên gia tư vấn chi tiết miễn phí.

Theo dõi chúng tôi trên Zalo: