Thịnh Hành 4/2024 # Thi Đá Họa Mi Và Cách Chấm Điểm # Top 8 Yêu Thích

Nếu cuộc thi hót của Họa Mi được đông đảo người trong và ngoài gi ới nuôi chim hăm hở đến xem, thì các buổi thi đá Họa Mi lại càng thu hút được số đông người hiếu kỳ đến vây vòng trong vòng ngoài để chen lấn coi cho bằng được.

Vì rằng ai cũng biết chim Họa Mi là giống chim dữ, có biệt tài đấu đá, nên coi còn hấp dẫn, gay cấn hơn là coi gà tre hay gà nòi đá độ nữa!

Những buổi thì đá của Họa Mi, Ban tổ chức cuộc thi đá Họa Mi cũng thông báo trước cho nghệ nhân nuôi chim trong và ngoài địa phương biết rõ ngày giờ và địa điểm, để những ai có chim dự thi có đủ thì giờ mà chuẩn bị. Việc thông báo này thường thể hiện trên những ấm áp phích dán khắp các tụ điểm chơi chim trong địa hạt mọi người cùng hay biết.

Những ai có chim dự thi thì lo tập dượt lại những con chim đá của mình, để niềm hy vọng được thắng giải cao hơn. Con chim nòi tất nhiên là được chăm sóc cẩn thận từ bữa ăn bổ dưỡng đến những cử tập dượt “đến nơi đến chốn” để gân cốt được dẻo dai, và đòn thế được tinh tiến hơn.

Sự chuẩn bị cho cuộc thi Họa Mi đá ai cũng phải tự l0 chu đáo, vì thể lệ cuộc thi thường có tính “gắt gao” nếu coi thường thì trước hết chính mình bị thiệt. Bảng điều lệ thi đá chim Họa Mi thường có những điểm như sau:

-Mỗi kỳ thi mỗi nghệ nhân có quyền đăng ký cho chim mình dự thi ở bảng A hoặc bảng B, và số chim đăng ký thi đấu từ một đến nhiều con cũng được chấp thuận.

-Lồng thi đấu là loại lồng trám có chiều cao bắt buộc từ mặt bàn thi đấu đến cửa cỏ khoảng cách không qua mười hai phân tây. Lồng có cửa cao hơn mức đó thì con chim đó không được thi đá. Nếu khoảng cách dưới mười hai phân tây thì lồng được Ban tổ chức cho phép kê lên cho bằng với lồng bên kia.

Nghệ nhân có chim dự thi đá phải đem lồng chim đến Ban tổ chức để dán sốthứ tự (tức số báo danh) vào lồng để dễ kiểm soát.

-Nghệ nhân có quyền đem theo chim Họa Mi mái kèm theo chim trống thi đá. Nếu ai không đem theo chim mái thì phải chịu phép không được khiếu nại với Ban tổ chức.

Nghệ nhân không được gian lận, như tráo đôi chim và không được cá độ với nhau.

Quang cảnh “trường thi” là một khoảng đất rộng và bằng phẳng chừng vài trăm thước vuông trở lên. Ở gốc khoảnh đất là một chiếc bàn dài của Ban giám khảo (còn gọi là Ban trọng tài). Tổ giám khảo này gồm có ba người là chánh giám khảo, phó giám khảo và thư ký. Nhiệm vụ của ba người này như sau:

-Chánh giám khảo: Có nhiệm vụ tuyên bố nội dung thi đá: Điều lệ, nội qui. Điều động các chim thi đá. Bấm đồng hồ để chấm điểm…

-Phó giám khảo: Có nhiệm vụ bấm giờ chim lên xuống cầu. Báo cáo từng trường hợp cho chánh giám khảo biết để tính điểm. Ông này cũng ghi điểm để sau này so sánh lại với bảng ghi điểm của thư ký xem có trùng hợp không.

-Thư ký: Có nhiệm vụ ghi điểm vào danh sách thi đá để sau này nộp lại cho Ban tổ chức (ghi tổng kết điểm). Bảng ghi điểm phải làm hai bản, một bản nộp cho Ban tổ chức, một bản thư ký giữ…

Phía trước Ban giám khảo là một chiếc bàn tròn, mặt bàn tương đối rộng dư chỗ để đặt bốn lồng chim: hai trống hai mái. Chiếc bàn này là nơi đặt lồng chim thi đá, có thể gọi là đấu trường, giữa bàn có một vạch sơn trắng, chia mặt bàn ra làm hai phần bằng nhau: Phần bên chim A và phần bên chim B.

Thì đá Họa Mi phải qua nhiều vòng: Mồi lần đấu là hai chim.

Vòng 1 là vòng đấu loại, chim nào thua thì loại ra luôn không cho đá nữa. Chim nào thắng thì được vào vòng 2.

Vòng 2 này và những tiếp theo là chim thi đã đến mức thắng bại.

Vào cuộc đấu đá, hai lồng chim Họa Mi (trống) một của danh sách A và một của danh sách B được đặt sát vào nhau (giữa là lằn ranh) đúng ngay tầm nhìn của Ban giám khảo. Cạnh hai lồng đó là lồng của hai chim mái, thường cũng được đặt sát vào nhau để chúng gần gũi mà sân si với nhau.

Vào giờ thi đấu, áo lồng được tháo ra và tạm bỏ xuống đất để không cản trở tầm nhìn của mọi người, nhất là của Ban giám khảo.

Khán giả được mời ngồi xung quanh để dự khán, nhưng phải giữ khoảng cách từ chỗ ngồi đến bàn đặt lồng chừng ba thước. Họ được tự do quay phim chụp hình, được trò chuyện với nhau, miễn là biết lôn trọng trật tự chung, không làm ảnh hưởng xấu đến cuộc thi đá của chim.

Đá vòng một: Còn gọi là vong loại. Điểm tối đa qui định ở vòng này là 149 điểm và trong vòng này thường xảy ra những tình huống như sau:

a.Cặp chim nào thi đấu được 120 điểm mà bất phân thắng bại thì Ban giám khảo cho can ra, và cả hai chim đó vào vòng hai.

b.Chim nào chưa đạt được 120 điểm mà thua, coi như bị loại luôn.

c.Chim thắng phải bắt buộc đạt được số điểm số thiểu là 30 mới được vào vòng hai. Dưới số điểm này cũng loại hẳn.

d.Trường hợp một chim đá thắng ba đối thủ liên tiếp, mặc dầu số điểm không đủ 30 vẫn được chấm lọt vào vòng hai.

e.Trường hợp chim B chịu đấu mà chim A lại không chịu đấu trong suốt hai phút qui định. Hoặc chủ chim A tự ý chịu thua thì chim B được chấm là chim thắng. Nhưng vì nó chưa đá, nên phải để lại bàn để đá với con chim kế tiếp.

f.Chim lẻ sau cùng của vòng một đủ điểm lọt vào vòng hai, thì chim này phải thi đá ngay trận đầu của vòng hai diễn ra ngay sau đó.

Ai cũng biết, chim đá Họa Mi không đá thông lồng, nghĩa là chim A và chim B con nào đứng trong lồng của con đó mà đá (qua song của hai cửa lồng trám), nhưng cũng có trường hợp bị thông lồng (chim này chui tuốt sang lồng bên chim kia) thì chung cũng được quyền đá tiếp cho đến lúc thắng bại. Nếu hết giờ mà có con thắng con thua thì con thua sẽ được bắt ra (bằng cách sang lồng) và chim thắng cho đá tiếp. Ngược lại nếu hai chim cùng đạt được số điểm 120 mà vẫn còn đá thì Ban giám khảo cho can ra, và hai chim đó được lọt qua vòng hai.

Đá vòng 2: Vòng 2 là vòng đá đến thắng bại, Chim có điểm thắng ở vòng 1, sốđiểm đó được cộng tiếp trong vòng 2 này. Và trong vòng 2 thường xảy ra những tình huống sau đây:

a. Những chim Họa Mi nào được lọt vào vòng hai, nếu thắng nữa sẽ lọt qua vòng ba và những vòng kế tiếp sau nữa. Nhưng nếu nó thua thì bị loại hẳn không cho đá nữa.

b. Nếu chưa giao đấu mà thắng (do chim đối thủ không chịu đá hoặc chủ chim tự động chịu thua) thì chim thắng đó phải để lại bàn đá tiếp với chim khác cho đến khi đạt được một số điểm (dù ít) cũng được lọt vào vòng sau.

c.Hai chim A và B trong vòng hai này hòa nhau, mà số điểm của mỗi con chưa đạt đến mức 300 thì chúng bị loại cả. Ngược lại hòa mà số điểm của mỗi con đạt trên 300 điểm thì cả hai chim được chấm lọt vào vòng sau.

d.Có trường hợp cuối cùng chỉ còn lại ba chim chưa đá nhau, thì Ban giám khảo bắt thăm lấy một cặp cho đã trước. Tất nhiên chim nào thua sẽ bị loại, và chim thắng sẽ đá với con chim thứ ba còn lại…

e.Chim thắng sau cùng của mỗi vòng sẽ được sắp xếp đã ngay trận đầu tiên của vòng tiếp theo…

-Sắp hạng chim thắng giải: Mỗi cuộc thi đều có giải thưởng cho những chim trúng giải.

Thi Họa Mi đá thường được chia ra làm bốn hạng:

Hạng vô địch: Hạng này dành cho chim trong các vòng đá chưa hề bị thua một trận nào, mặc dù tổng số điểm nó đạt được không cao.

Hạng nhất: Hạng này dành cho chim đạt được số điểm cao nhất qua các vòng thi.

Hạng nhì: Hạng này dành cho chim có tổng số điểm chỉ thua chim hạng nhất.

Hạng ba: Hạng này dành cho chim có tổng số điểm ít hơn chim hạng nhì.

Có thể có nhiều giải khuyến khích, tùy theo điều lệ thi đấu của từng vùng.

– Trao giải thưởng: Sau khi Ban tồ chức tuyên bố những chim trúng giải, thì tiếp đến là việc trao giải thưởng cho các chủ chim.

Giải thưởng chỉ có giá trị tượng trưng, gồm tiền mặt và có khi cả hiện vật nữa. Nhưng trên phương diện tinh thần thì nó lại có giá trị lớn. Đây là sự hãnh diện lớn của chủ chim, khi được đông đảo bè bạn vây quanh để chúc mừng với vẻ thán phục. Vì chỉ có những người nhiều kinh nghiệm trong nghề mới có thể tập luyện cho chim đạt được giải thưởng cao. Niềm sung sướng đó đã đủ bù đắp lại cho những công khó đã bỏ ra trong những tháng ngày phải thức khuya dậy sớm để lập luyện cho con chim của mình.