Thịnh Hành 4/2024 # Đặc Điểm Chọn Và Cách Chăm Sóc Chim Họa Mi # Top 9 Yêu Thích

Bạn rất thích nuôi chim họa mi vì bạn thấy nhà hàng xóm có một chú họa mi hót rất tuyệt. Nhìn là vậy thôi, nhưng bạn biết không, chim họa mi là loài chim rừng bản tính nhút nhát. Để thuần hóa và luyện họa mi hót cần rất nhiều thời gian và công sức.

Chim họa mi tên tiếng anh là nightingale, chúng phân bố rộng rãi ở các khu rừng rậm núi cao tại Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam bạn có thể tìm loài chim họa mi tại các khu vực như lạng sơn, lai châu, sơn la… những nơi có khí hậu mát mẻ. Ngoài ra khu vực miền nam cũng có chim họa mi, nhưng chim ở khu vực này thường có màu lông sẫm hơn vì thế chim họa mi ở nơi đây còn được gọi là chim họa mi đất.

Mình xin bật mí 1 bí quyết chọn chim non trống đó là quan sát chòm lông ở cổ của chim, khi chim hả mỏ đòi ăn sau tiếng kêu choe choe, ở phần cổ chim trống non sẽ có chòm lông rung rung hoặc có kèm tiếng kêu khác rất nhỏ.

Với những chú chim trưởng thành khi nghe chim họa mi kêu bạn có thể phân biệt được chim trống mà chim mái ngay. tiếng kêu của chim họa mi trống thường rất thanh và âm dài trong khi chim họa mi mái kêu chỉ thanh âm nhỏ và ngắn.

Tiêu chuẩn chim họa mi đẹp bao gồm các yếu tố sau:

Đầu chim: Nên chọn những chú chim có đầu như đầu rắn, cụ thể là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng. Nghe có vẻ hơi mơ hồ chút nhưng khi bạn quan sát kĩ bạn sẽ thấy được điều này. Mắt chim không có giác mạc, chỉ có lòng đen có nhiều màu. Chim có chấm đen ởđồng tử nhỏ, từ đồng tử lóa ra 4 tia mắt, tia càng to, càng rõ thì thể hiện chim càng đẹp, chim họa mi mắt đỏ là một giống chim rất đẹp và được nhiều người tìm mua. Mỏ chim thẳng, có gờ cạnh. Ở chim trống sẽ có phần râu đen xuôi theo chiều mỏ.

Lông chim: Một chú chim đẹp phải sở hữu bộ lông tơi xốp và mềm mại. Lông ở phần đầu mỏng và ôm sát da đầu. Lông đuôi thẳng là nhiều.

Chân chim: Cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng quặp như móng mèo. Chân chim thường có màu vàng.

Thức ăn của chim họa mi thường là những loại thức ăn dễ tiêu hóa như các loài côn trùng, các loài sâu… Ngoài ra muốn họa mi hót căng hơn bạn có thể làm cám công kích cho họa mi. Cám cần chứa các loại dinh dưỡng như: vitamin A, A13, D3, axit phosphoric, canxi, kali…

Cách làm cám cho họa mi hót căng

Bước 1: rang lạc chín, bỏ vỏ, xay nhỏ và cho ra 1 chiếc bát. Kỷ tử trộn lẫn lòng đỏ trứng gà cũng xay nhuyễn và đổ ra bát. Gan lợn thái nhỏ, xay nhuyễn.

Bước 2: trộn lẫn các loại trên với cám gà con, bóp khoảng 10 phút cho hỗn hợp trộn đều với cám.

Bước 3: đổ cám trộn ra 1 chiếc rổ, dùng tay trà cho cám rơi xuống (nên dùng chậu hoặc giấy để hứng) sau đó mang ra phơi từ 1 tới 2 nắng để cám khô ròn (nếu trời không có nắng bạn có thể rang khô với lửa nhỏ).

Bước 4: Cho vào hộp đựng có nắp đạy kín.

Nếu bạn chỉ có 1 chú chim thì bạn nên làm cám vừa phải để tránh tình trạng thức ăn để lâu có thể bị ẩm mốc gây hại cho đường ruột của chim. Điều quan trọng nữa là không nên đổi thức ăn đột ngột bởi chúng có thể bị dị ứng trước thức ăn lạ khiến chim họa mi bị suy và dẫn tới việc thay lông.

Với những chú chim mới chuyển nhà, việc chúng không hót là chuyện khá bình thường. Bạn hãy giúp chim làm quen môi trường từ từ bằng cách phủ vải lên lồng chim và mỗi ngày hé từ từ.

Sử dụng chim mái kích trống: cách ốp mái cho họa mi hót là cách được nhiều người sử dụng. Với những chú chim trống mới nuôi, chúng vẫn có tính cảnh giác cao, có một chú chim mái ở bên sẽ giúp chúng bớt hoảng sợ và thích nghi nhanh hơn.

Để chim chưa thuần gần chim họa mi mồi: Chim họa mi khác với các loài chim khác vì thế nếu bạn để 1 chú chim chưa thuần cạnh một chú chim thuần để nó tập giọng hót của nhau chỉ đem lại kết quả tiêu cực mà thôi.

Khi chim bắt đầu hót bạn nên mua đĩa CD về để kích giọng cho chúng. Ngoài ra có thể cho chúng đi dượt hoặc treo lồng lên cao để chim được thể hiện hết khả năng.

Cách nhận biết họa mi căng lửa : khi bạn thấy họa mi xù lông người lên, mắt méo xệch méo xạc, hót hét nhiều, mổ lan lồng.. thì khi đó họa mi rất căng lửa.

Cách lấy lại lửa cho họa mi:

Họa mi căng lửa nhưng cũng dễ bị tụt lửa. Để khắc phục họa mi tụt lửa bạn cần tuân thủ các biện pháp sau đây.

Duy trì chế độ dinh dưỡng cố định cho chim. Việc thay đổi đột ngột thức ăn sẽ khiến chim bị ảnh hưởng.

Thường xuyên vệ sinh cho chim và lồng chim một cách hợp lý.

Thường xuyên buông áo lồng, di chuyển vị trí treo chim kết hợp với việc cho chim đi dãi dợt định kỳ để chim có thể quen với việc chơi giàn sau này.

Với các loại chim chơi theo cặp thì cần điều mái hợp lý đúng thời điểm.

Họa mi bị xù đầu: Đây là vấn đề thường thấy của những chú chim yếu lửa hoặc tuổi đời ít. cách chữa họa mi bù đầu là nên để chúng đủ tuổi và tập các bài tập giúp chúng căng lửa.

Họa mi bị rụng lông đầu: Chim họa mi bị rụng lông đầu sẽ mất đi vẻ “đẹp trai” để lấy lại phong độ cho em nó bạn có thể cho chim ăn cám bavi kết hợp với mồi tươi đều đặn và tắm nước thường xuyên.

Họa mi bị hoảng: Họa mi bị hoảng có thể là chim mới chưa quen lồng, chim mộc hoặc do chim bị các loài vật khác tấn công. Cách chữa họa mi bị hoảng là bạn nên tách nó ra một khu vực riêng, có vải che lồng chỉ để hở một chút, treo phần hở về phía ánh sáng mặt trời buổi sáng. Để nhiều thức ăn trong lồng, vài ngày thăm nó 1 lần, không cần phải vệ sinh lồng quá kĩ (1 tuần 1 lần cũng được). Thi thoảng mang ốp mái để chim nhanh tĩnh tâm.

Chim họa mi bị đè: Khi chim mộc ở cùng những con chim thuần nó sẽ dễ bị đè bởi những tiếng hót điếc tai của những con chim kia. Cách chữa họa mi bị đè là bạn chuyển nó tới một khu vực yên tĩnh và tập cho nó các bài tập căng lửa. Sau một thời gian hãy mang nó lại gần khu vực chim thuần kia.

Họa mi bị bó lông: Bất cứ ai khi nuôi chim họa mi đều quan tâm vấn đề họa mi thay lông tháng mấy? Vâng thưa các bạn, chim họa mi cũng như một số loại chim khác, chúng sẽ thay lông vào tháng 7 hoặc tháng 8 âm lịch. Tuy nhiên một số chú chim lại gặp vấn đề khó thay lông (bó lông), với những chú chim bổi mùa đầu sẽ thường không thay hết lông đâu do đó bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Bạn có thể cho chúng ăn thêm cám bavi để chúng tăng thêm dinh dưỡng.