Loài Chim Biết Hót Tại Châu Á

Wildlife Trade Specialists

bị săn lùng vì giọng hót

Nạn bẫy chim biết hót đang khiến những khu rừng từng tràn ngập tiếng chim hót giờ dần trở nên im lặng. Điều này đã đẩy một số loài như Chào mào đầu rơm bị tuyệt chủng. Ở các nước bao gồm Indonesia, Việt Nam và Singapore, Chào mào đầu rơm được mua bán, trao đổi để tham gia các cuộc thi hót. Một số loài chim biết hót khác như Chích choè lửa có giá cao hơn nếu là chim hoang dã. Chúng tôi đang hợp tác với các nhà bảo tồn, chính quyền địa phương và các nhà vận độ ;ng để ngăn chặn nạn săn bắt các loài quý hiếm này.

hơn 70.000

cá thể chim đã được thống kê trong báo cáo về tình hình buôn bán trên thị trường chim Đông Nam Á gần đây

cá thể chim bị chào bán trong các cửa hàng ở Singapore trong cuộc khảo sát kéo dài bốn ngày

trong tổng số các loài chim bị bán ở Việt Nam mà không có sự kiểm soát

gần như tuyệt chủng trong tự nhiên do nạn đánh bẫy quá mức và buôn bán bất hợp pháp

tất cả các cá thể sống trong tự nhiên hiện tại là kết quả của nỗ lực gây dựng lại sau nạn săn bắt tàn phá để buôn bán

Serene Chng, Programme Officer - Pets and Fashion

hy vọng ở sự hợp tác

Chiến lược Bảo tồn Chim biết hót tại Đông Nam Á

Chuyên gia của các tổ chức nghiên cứu và bảo tồn động thực vật hoang dã, bao gồm TRAFFIC, đã xây dựng chiến lược bảo vệ các loài chim biết hót trong khu vực tại Hội nghị thượng đỉnh về khủng hoảng thương mại chim biết hót Châu Á đầu tiên năm 2025. Tài liệu này, cùng với kế hoạch hành động chi tiết sẽ định hướng cho nỗ lực bảo tồn của Nhóm Chuyên gia về Thương mại Chim biết hót của IUCN/SSC.

CHIẾN LƯỢC BẢO TỒN

chúng tôi đang làm gì để cứu những loài chim biết hót ở Châu Á

giám sát và phân tích thương mại

Một kiểm kê nhanh chóng nhưng toàn diện về chợ chim có tiếng tại Jakarta vào tháng 6/2014 đã phát hiện ra hơn 19.000 cá thể chim bị rao bán trong ba ngày. Khối lượng đáng báo động này đã thúc đẩy chúng tôi và các đối tác tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Khủng hoảng Chim biết hót tạiĐông Nam Á đầu tiên vào tháng 9/2025. Kể từ đó, chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát, đánh giá quy mô của thị trường buôn bán chim trên khắp Đông Nam Á và đưa vấn  3;ề này lên các chính phủ, các tổ chức bảo tồn khác và các nhóm người sử dụng. Nghiên cứu của chúng tôi đang giúp hỗ trợ Hội nghị thượng đỉnh, Nhóm Chuyên gia về Thương mại Chim biết hót của IUCN/SSC và Chiến lược bảo tồn, cập nhật Sách đỏ IUCN, đánh giá danh sách các loài cần được bảo vệ cấp quốc gia và các hành động bảo tồn do các bên khác thực hiện.

Hội nghị Thượng đỉnh về Khủng hoảng Bhim biết hót tại Châu Á

28 loài ưu tiên bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng đã được xác định để bảo vệ khẩn cấp, và là trọng tâm của các nỗ lực nhằm ngăn chặn sự suy giảm mạnh trong tự nhiên. Các hành động đang được thực hiện bởi nhiều tổ chức phi chính phủ, chính phủ, học giả, tổ chức động vật học và các tổ chức nâng cao nhận thức cộng đồng, với các phương pháp như giáo dục, tiếp cận người sử dụng, tăng cường thực thi và đẩy mạnh khung ph 5;p lý.

Sáng kiến Khu ​​rừng Im lặng

GIỚI THIỆU VỀ CHIẾN DỊCH

i

consumer awareness resources

Tờ thông tin dành cho những người có ý định mua chim biết hót ở Châu Á

TẢI VỀ

Áp phích nâng cao nhận thức cho người mua về chim biết hót tại Châu Á

TẢI VỀ

Tìm hiểu ấn phẩm, báo cáo và bài viết mới nhất của ​​TRAFFIC về hoạt động bảo tồn chim hót Châu Á.

Truy cập thư viện của chúng tôi để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.

Giám sát hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã là trọng tâm của TRAFFIC, chúng tôi có các dự án ở khắp nơi trên thế giới với những nghiên cứu mới nhất, hỗ trợ khuyến nghị chính sách cho chính phủ, tổ chức và công ước quốc tế.

Giám sát thương mại

Thay đổi thái độ, kiến ​​thức và hành vi của người sử dụng là yếu tố quan trọng trong cuộc chiến để cứu động, thực vật hoang dã đang bị đe dọa. Chúng tôi hiện đang triển khai các sáng kiến ​​Truyền thông thay đổi hành vi ở các quốc gia/vùng lãnh thổ Châu Á nhằm tác động đến nhu cầu của người sử dụng.

Thay đổi hành vi

i

Next Post Previous Post