Tổng Hợp Kiến Thức Chơi Chim Vành Khuyên Của Các Nghệ Nhân

Cách nhận biết: Phân loãng toàn nước không có cứt.

Nguyên nhân: Thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc, lồng cóng bẩn thủi không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày

Cách chữa: Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 - 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.

Đối với bệnh nặng: Cho chim uống nước chè loãng và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì + 2 Trứng 1 thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi.

Đối với bệnh nặng hơn: Mua 1 quả chuối tây thật to và ngon cho chim ăn trong 3 ngày, rút hết cám, nước uống trong 3 ngày này ( Mỗi ngày đưa thêm 3 con sâu gạo chia làm 3 buổi). Sau 3 ngày chuyển sang cám Ba Vì khoảng 2 tháng để chim ổn định lại đường ruột rồi mới được chuyển sang loại cám khác khi chuyển sang loại khác phải chuyển từ từ nếu đột ngột thì bệnh cũ tái phát nên thả chim.

Cách nhận biết: Ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, bị lệnh ngón, chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.

Nguyên nhân: Chim nhẩy bị vướng vào nan cửa lồng hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào (Xiên chuối bằng sắt hoặc inox), hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng.

Cách chữa: Dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau bôi thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin bôi kỹ vào vết thương, rút cầu chim hàng ngày rửa sạch và bôi nhẹ mỡ tra mắt lên là được.

Cách nhận biết: Lông chim sơ xác, lông rất ít không che phủ được thân chim, thỉnh thoảng chim nhẩy cuồng loạn không phải nhẩy do hoảng loạn vì tác động từ phía ngoài lồng gây ra

Nguyên nhân: Do ký sinh trùng chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da và thậm chí hút cả máu của chim, do lồng cóng không sạch sẽ, khô ráo, lây bệnh từ những con chim khác.

Cách chữa: Đối với chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) tắm cho chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim ( Phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào tới da của chim). Làm như vậy ta có thể diệt được ký sinh trùng làm hại chim, Ngoài ra ta phải cọ rửa lồng sạch sẽ và nhúng cả lồng cóng vào nước sôi già.


Về giải độc cám kích Trung Quốc thì tôi chuyển sang sử dụng cám Ba vì trộn thêm hai trứng sử dụng đến khi thay lông xong không sử dụng sâu được thay thế hoàn toàn bằng dế hoặc Châu chấu ngày nào cũng ăn cam, và tắm thường xuyên thì sau 1 thời gian là giải độc xong còn cám Sài gòn mình chịu chưa biết nó thế nào làm sao mà giải độc nó được. Tại sao lại dùng cám Ba Vì mà không sử dụng cám đậu xanh trứng là vì nguyên nhân sau: cám kích Trung Quốc rất nóng nếu chuyển sa ng cám đậu xanh trứng có tính hàn cao chim sẽ đi ỉa nát ngay chính vì vậy sử dụng cám Ba Vì + 2 trứng rất ít chất lại có 1 số thuốc phòng bệnh đi ỉa của chim nên phân khô hơn, bổ xung chất đạm bằng Dế và Châu chấu hoàn toàn mát không nóng như sâu, rồi cam, tắm đều có tác dụng làm mát từ trong ra ngoài chim sẽ hạ nhiệt và mát trong người sẽ ra đều lông và không gây xoắn lông hoặc bại chim.

Next Post Previous Post