Phương Pháp Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Con

Cũng như các loại chim hót rừng khác, Chích Chòe Lửa được bắt nuôi dưới ba dạng:

- Chim con (còn nằm trong ổ).

- Chim chuyền (chim vừa ra ràng, đã biết bay).

- Chim bổi (chim trưởng thành, chim già).

Trong ba dạng chim trên thì chim con được nhiều người chuộng nuôi nhất, do trước mắt nó có hai điều lợi:

- Dễ thuần hóa, nuôi mau dạn người.

- Nuôi được lâu năm vì tuổi thọ cỏ cao hơn chim bổi.

Mặc dầu ai cũng biết nuôi chim con không phải là việc dễ. Nó đòi hỏi tốn hao công sức, của cải và thời gian. Nuôi cho con chim sống được là chuyện khó, rồi tập luyện cho con chim hót được giọng rừng lại là chuyện khó khác, không kiên tâm trì chí không ai có thể thực hiện được.

- Đút mồi: Chim con bắt từ trong ổ là chim còn non ngày tuổi nên chưa biết tự tìm thức ăn mà sống. Chúng chỉ biết há choạc mỏ đòi ăn. Nuôi loại chim nhỏ này ta phải biết cách đút mồi cho chim thì chim mới sống được. Mồi cho chim con phải là cào cào non. Mỗi lần đút mồi như vậy là từ hai đến năm con cào cào chim mới đủ no bụng. Khi đút cào cào, ta nhớ nhúng cào cào vào nước để chim con dễ nuốt mồi vào bụng, vừa có thêm chút nước cho đờ khát. Sau bữa ăn, ta còn ph& #7843;i bơm cho chim một ít nước để nó khỏi chết khát.

Khi thây chim đã khôn hơn trước một chút, ta đút bột trộn trứng (thức ăn của Chích Chòe lớn) cho chim con ăn. Bột cũng nhồi chung với nước để cho chim dễ nuốt. Sau khi xong bữa, ta cùng bơm cho chim độ sáu bảy giọt nước.

Nhiều người quên cho chim uống nước trong khi ăn, và sau mỗi bữa ăn, khiến chim chết khát một cách oan uổng.

Chim con không phải mỗi ngày chỉ ăn vài bữa là đủ mà là hàng chục bữa mới đủ sức. Mỗi giờ ta nên cho chim con ăn một lần, và ăn đủ no. Khi chúng đói thì cứ há choạc mỏ ra mà đòi ăn. Nhưng khi đã no thì dù có ép uổng nó cũng không chịu há mỏ.

Kinh nghiệm cho thấy chim con còn non ngày tuổi càng phải cho ăn nhiều bữa hơn là con chim sắp ra ràng. Nếu cho ăn thiếu bữa, hoặc là cho ăn không no, chim con sẽ ốm trông thấy. Nếu thiếu nước uống, chim con rất chậm lớn và yếu sức thấy rõ. Tốt hơn hết, quí vị nên chịu khó cho chim con uống nước sau mỗi bữa ăn.

Chúng ta có thể thế sâu tươi bằng cào cào non. Sâu tươi trộn chung với bột pha nước sền sệt, rồi đút cho chim ăn. Còn bột thì trộn bữa nào ăn bữa nấy, ăn xong nếu còn dư thì đổ đi, vì bột để lâu sẽ bị chua, chim ăn có hại cho đường tiêu hóa.

Có nhiều con Chích Chòe Lửa trống nuôi chim con rất giỏi, dù đó không phải là con nó. Nếu thả vào lồng một con chim con còn đang há mỏ đòi ăn, con Chích Chòe Lửa trống sà lại chim con với cử chỉ thân thiện. Sau đó, nó bay lên cóng thức ăn cắm đầu ăn lấy ăn để một hồi rồi quay trở xuống đút cho chim con ăn. Hết ăn bột nó lại cho chim con uống nước... Hằng ngày, chim trông đút mồi cho chim con một cách đầy đủ cho đên ngày chim con khôn lớn, tự biết mổ iấy thức ăn mới thôi.

Chích Chòe Than thì không con nào hiền từ như vậy. Hễ thả chim lạ thả vào lồng, dủ đó là chim con, nó cũng hung hăng đá cho đến chết!

- Nuôi ấm: Chim con do mình chưa đủ lông nên chịu lạnh rất kém. Ban ngày chim con còn cần được sưởi ấm, chứ đừng nói chi ban đêm. Trong đời sống hoang dã, trong tuần lễ đầu chim con được mẹ ủ âm trong ổ cả ngày lẫn đêm. Sau đó, ban ngày chim mẹ đi tìm mồi nuôi con, và tối lại cả chim cha chim mẹ đều vào ổ ngủ chung với con, như vậy bầy con mới được ấm áp.

Nuôi tại nha, chim con càng nên được sưởi ấm nhiều hơn. Tốt hơn hết ta nên làm cho chim con một cái ổ nhân tạo, đặt chim vào đó để chim được ảm áp. Có thể dùng một cái hộp cạc tông (như hộp phân viết bảng chẳng hạn), trong đó quân rơm rác, hay giẻ sạch cho chim nằm vừa ấm vừa êm. Chim con do ăn nhiều nên phóng uế rất nhiều, vì vậy, chất liệu lót bên trong, cần phải được thay hằng ngày, hay nhiều lần trong ngày cho sạch sẽ.

Ban đêm, tiết trời trở lạnh, ta nên đặt ổ vào nơi khuất gió, hoặc sưởi ấm bằng bóng đèn điện cho chim được âm áp, trong suốt thời kỳ chim còn non dại, mình chưa phủ đủ lông vũ.

Nếu nuôi mà cho ăn uống no đủ, lại ủ âm đúng mức thì chim con sẽ lớn sởn sơ. Ngược lại, nêu ta nuôi dưỡng không đúng phương pháp, chim con rất dễ chết yểu.

Xin được lưu ý là nên cho chim con sưởi ấm trong nắng sáng độ mười lăm phút mỗi ngày, để chim hấp thụ Vitamine D, cần thiết cho sự tăng trưởng bộ xưong, tránh bị còi xương, và tuyệt đối không cho chim con tắm nước.

- Luyện giọng hót: Chim con độ hơn tháng rưỡi tuổi đã bắt đầu tập hót, nhưng giọng hót của nó chỉ rè rè và ngắn hơi. Càng lớn tháng tuổi, chim con càng hót to hơn, dài hơi hơn, nhưng giọng vẫn đơn điệu, nghe không gây một sự thích thú nào cả.

Muốn cho chim con có giọng hót hay, thì từ tháng tuổi thứ sáu trở đi, ta nên cho chúng đi dượt ở các tụ điểm chơi chim để nó có cơ hội học hỏi giọng của chim lớn, giọng rừng để phong phú hóa giọng hót của mình được khởi sắc hơn. Nếu tập luyện như vậy thì chim một mùa trở đi sẽ có giọng hót tốt. Đụng ra chim con nuôi từ hai mùa ưở đi giọng nó mới tròn trịa, nghe mới hấp dẫn.

Như vậy, nuôi dưỡng một con chim con ưở thành con chim hót hay phải mất nhiều thời gian và tốn kém nhiều công của. Nhưhg, có cái lợi là có thể thưởng thức được cả chục mùa chim mới già, và luyện cho chim có những đặc tính tốt theo ý của mình. Chim mà nuôi trong nhà lâu năm, do mình biết được tính ý nó nên dề nuôi, ít chết bậy.

Tất nhiên, nuôi chim con còn có một trở ngại khác mà chúng tôi chưa đề cập đến, là nếu gặp con chim cảnh sau này có vóc dáng đẹp, có giọng hót hay thì đó là điều may. Nhưng nếu gặp con chim có vóc dáng xấu, điệu bộ tầm thường, giọng hót lại không ra gì thì lại phải thay, thật là uổng công chăm sóc, nuôi nấng...

Next Post Previous Post