Chuyện Về Đàn Chim Bồ Câu Nổi Tiếng Ở Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn
Có thể trong ký ức của mọi người dân thành phố, những cánh chim là một phần không thể thiếu. Bên cạnh vẻ đẹp yên bình ấy là những con người ngày ngày âm thầm nuôi dưỡng và bảo vệ chúng, với hy vọng thành phố luôn đẹp, luôn có một nét riêng. Trong đó, không thể không kể đến chị Quang Thanh - người xem bồ câu như một phần cuộc sống của mình.
Gương mặt chị Nguyễn Ngọc Quang Thanh (ngụ ở Điện Biên Phủ, Q.10) luôn rạng rỡ xen lẫn niềm tự hào khi nói về tình cảm gắn bó của chị với chim bồ câu ở nhà thờ Đức Bà trong suốt hơn 10 năm qua: "Ban đầu tôi ghét đàn bồ câu ấy vì hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, cả nhà đều trông chờ vào tiền lãi từ hàng nước nhỏ tôi bán hàng ngày bên cạnh nhà thờ Đức Bà. Thế nhưng, anh Dũng chồng tôi lại là người yêu mến bồ câu. Mỗi lần anh nhờ mua lúa, thóc cho b 7891; câu ở nhà thờ là tôi... giận. Đẩy xe nặng, lại thêm bao thóc, không ít lần tôi... giận lây qua cả bồ câu".
Thế nhưng mỗi lần cho bồ câu ăn, chị lại thấy lòng thanh thản lạ, chúng đậu thành từng cụm xung quanh chị, khiến chị quên hết mệt nhọc, có những chú bồ cầu còn tinh nghịch mổ vào chân chị, bay cả lên tay chị để tranh nhau từng hạt thóc. Dần dần, chị yêu chúng lúc nào không hay.
Nhắc đến bồ câu, chị không thể không nhắc đến anh Nguyễn Phi Cường (ngụ ở Q. Bình Thạnh, TP. HCM), và ông Điệp (thợ chụp ảnh tại nhà thờ) là những người tiên phong trong việc bảo vệ và duy trì đàn bồ câu ở nhà thờ. Sau này, chồng chị cùng anh Cường thay phiên nhau quản lý chúng ngày 2 buổi. Sáng từ 5h đến 7h là "ca trực" của anh Cường, vợ chồng chị Thanh sẽ "trực" từ 10h đến 15h. Mỗi "ca" họ sẽ cho chúng ăn từ 3 đến 5kg thóc, bảo vệ chúng khỏi những người bắt trộm, v 4; ra hiệu cho chúng bay lên khi khu vực có nhiều xe qua lại. "Thế nhưng vẫn nhiều người vô ý chạy xe lên vỉa hè với tốc độ nhanh, đàn bồ câu mải ăn nên nhiều con không kịp bay lên và bị cán phải, tôi nhìn mà thương lắm...", chị Thanh nói.
Ở khu vực trung tâm, người cho bồ câu ăn bữa chính là anh Cường, và vợ chồng chị Thanh, những người xung quanh nếu có lòng thì tùy tâm, cho lúc nào cũng được. Khách ra đây nếu không mang theo thóc thì có thể mua đậu xanh của chị Thanh với giá 10.000 đồng/ly. Lý giải điều này, chị Thanh cho biết lúc trước chị không bán, tuy nhiên khách đến cứ lấy rồi rải rất nhiều, họ rải theo ý thích chứ không nghĩ bồ câu có ăn hay không nên chị bán để một phần giới hạn số lượng kh& #225;ch vô ý thức, phần có chi phí mua thêm thóc cho bồ câu.
Anh Lưu Phan Diệu Xương (ngụ ở quận 4, TP. HCM) cho biết: "Con tôi học gần đây, ngày nào con tan học tôi cũng mang theo thóc, hoặc đậu rồi chở con ra đây chơi với đàn bồ câu này, khi con gái đùa giỡn với chúng, tôi thấy lòng mình rất vui. Tôi thường dạy cháu cách cho bồ câu ăn, khi nào tôi quên mang thóc, thì sẽ qua chị bán nước mua đậu xanh cho chúng. Có thể con tôi chưa hiểu, nhưng tôi thường nói với cháu là bồ câu rất đẹp, con nên bảo vệ chúng".
Để huấn luyện đàn bồ câu có nhiều cách, có thể huýt sáo, lắc chuông, hoặc lắc hộp thiếc để phát ra tiếng kêu báo hiệu đến giờ ăn, mỗi lần như vậy đàn bồ câu sà xuống, hết lớp này đến lớp khác trông rất đẹp. Khi muốn cho chúng bay đi, chị chỉ cần gõ chai nhựa vào hộp thiếc, chúng sẽ ngoan ngoãn bay lên đậu trên những cành cây xung quanh. Tùy theo mùa, hoặc phát hiện chúng bị bệnh mà chị pha sẵn thuốc vào trong nước để kịp thời chữa trị cho chúng.
Với chị Thanh, muốn duy trì đàn bồ câu, chỉ cần yêu thương chúng là đủ. Có lần, một con bồ câu bị xe cán phải, nội tạng lòi cả ra ngoài nhưng vẫn còn thoi thóp. Ai cũng bảo chị vứt đi nhưng chị Thanh vẫn mang về chăm chút, ai gặp cũng nói nó sống không nổi, nhưng chị thấy nó chưa chết nên không nỡ bỏ, nghĩ nuôi nó được bao nhiêu ngày thì nuôi. Chị mua thuốc về trị cho nó, tự tay đút cho nó ăn, xoa dịu nó những lần đẩy lại nội tạng vào bên trong. Như có phép màu, sau mấy tuần, con bồ câu đó lành vết thương, dần sống trở lại.
Lúc mới làm quen với đàn bồ câu, có những con còn nhỏ, chị rắc thóc mãi mà vẫn không hết, chị không biết nó còn non mà nghĩ nó đang bệnh, cứ nghĩ vài ngày sau nó sẽ ăn, thế nhưng càng ngày sức nó càng yếu dần, không đi lại được, chị phải bỏ quầy nước, đút cho chúng từng hạt thóc, đến khi chúng tự biết ăn chị mới ngẫm ra và... có kinh nghiệm. Những lần như thế, chị càng thêm yêu chúng và không thể xa rời. Đến bây giờ, cho dù bận cách mấy, mỗi ngày 7;t nhất chị cũng phải ra đây gặp chúng một lần mới yên tâm.
"Thấy thì dễ nhưng để bảo vệ chúng khỏi những người săn trộm rất khó. Vì bồ câu khá dạn dĩ với con người nên họ thường đến giả vờ ngồi chơi sau đó bắt mang đi, khi tôi phát hiện có người trả lại, nhưng cũng có người phản ứng với mình. Họ cho rằng bồ câu không có chủ, họ được quyền bắt. Những lần như vậy tôi từ việc cố gắng giải thích đến khi phải làm căng họ mới chịu trả lại. Bồ câu không của riêng ai, nhưng nếu ai cũng có lòng b 7843;o vệ chúng thì tốt biết mấy".
Yêu quý chúng là thế nhưng đối với chị Thanh, bồ câu không của riêng ai, chúng là loài chim của tự do, của sự yên bình mà nhà thờ Đức Bà không thể thiếu được. Vì thế vợ chồng chị, anh Cường và những người dân nơi đây đều ra sức bảo vệ. "Cháu rất thích ra đây chơi với bồ câu, chiều nào cháu cũng cùng bà đến đây cho chúng ăn, chơi đùa với chúng, bà ngoại thích nhìn cháu đứng giữa đàn bồ câu, bà bảo lúc đó cháu rất đẹp trai", bé TrN 47;n Hải Triều thích thú.
Nhờ chị Thanh, anh Cường và những người yêu quý loài chim này, mà chúng đã phát triển thành đàn lớn với số lượng hơn 400 con. Thời gian gần đây, anh Dũng đã mua 1 đàn bồ câu giống Nhật, Pháp thả chung, hy vọng sẽ duy trì số lượng và làm đa dạng chúng bởi bồ câu là một biểu tượng của sự bình yên, kéo mọi người ra khỏi sự náo nhiệt của thành phố mỗi khi nhìn những cánh bồ câu bay lượn trên bầu trời.