Chim Yến Thường Ăn Gì? Cách Làm Thức Ăn Nuôi Chim Yến
? Chim yến trưởng thành thường ăn côn trùng với kích thước nhỏ (khoảng 0,01-0,72g), bay trong không khí như ong bắp cày, kiến cánh, ong nhỏ, ruồi muỗi, phù du, nhện hay các con bọ nhỏ.
Tỷ lệ các loại côn trùng có trong thức ăn của chim yến như sau:
Bộ cánh màng (kiến) chiếm 61,1%
Bộ cánh đều (mối) chiếm khoảng 14,7%
Bộ hai cánh (ruồi) chiếm khoảng 7,8%
Các loài khác còn lại chỉ chiếm tỷ lệ thấp
Thức ăn chim yến ưa thích chính là ong kiến (chiếm khoảng 50-70%), tiếp theo là mối, ruồi muỗi hay bọ rầy, bọ rùa, bọ xít nhỏ, chuồn chuồn kim, bướm đêm, cánh tơ và cào cào. Chim thường bắt thức ăn trong khi bay, với độ cao khoảng 30m và theo sự phân bố của côn trùng trên không trung. Có các loài cây đặc trưng được chim yến rất yêu quý, cũng có những nơi mà chúng rất thích đậu. Đó đều là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho loài chim quý này. Các cây thường thu hút nhiề ;u côn trùng như cây táo nhơn, cây sung, ...
Thức ăn dành cho chim con
Thức ăn dành cho chim con thường đều do bố mẹ chúng bắt về rồi mớm cho chúng ăn. Chim yến mớm mồi và cho chim con ăn cũng giống như khi cho con bú vậy. Chim bố mẹ có trộn enzym và những kháng thể khác trong nước bọt của chúng vào cục mồi để chim con ăn. Thành phần thức ăn của chim yến con khá đa dạng. Nhìn chung, chim yến con thường ăn thức ăn có vỏ kitin mỏng, tỷ lệ bọ rầy nâu, bọ rầy xanh chiếm 50% trong thành phần thức ăn, ruồi muỗi chiếm khoảng 20% và ong kiến chiếm khoảng 7%. Mỗi một chim yế n con sẽ thấy trong cục mồi có khoảng 250 đến 350 con côn trùng nhỏ.
Trong trường hợp nuôi nhân tạo, ? Chim yến con thường được cho ăn trứng, ấu trùng ong kiến non. Người nuôi chim yến hiện nay còn cho ăn thêm một vài loại sâu hay dế cắt nhỏ. Thời gian đầu, kéo dài khoảng 5 đến 6 tuần, chim yến con được cả hai bố mẹ mớm mồi cho. Trong thời gian này, cục mồi mà chim yến con ăn khoảng 0,6 - 1g. Sau dần, cục mồi có kích thước lớn hơn là 1,5 - 1,7g. Thời gian mớm mồi gần nhất cách nhau khoảng 30 phút. Khi nuôi chim yến con, thường cho chim con ăn 3 đến 4 lần một ngày. Cụ th ể, 3 lần vào ban ngày, 1 lần vào khoảng 8 giờ tối. Chim yến con tiếp nhận thức ăn từ con người cung cấp bình thường và cũng sinh trưởng bình thường đến khi bay được.
Chim yến ăn côn trùng trên không nên góp phần rất quan trọng trong việc khống chế số lượng côn trùng gây hại cho hoa màu. Như vậy, việc không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế cao, có lợi cho sức khỏe mà còn góp phần tăng thêm năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường theo cách tự nhiên nhất.
Tuy nhiên, các kiến thức nuôi yến cho thấy, chim yến con lúc còn nhỏ được bón cục mồi khoảng 0,8 g một lần, một ngày khoảng 2 - 4 lần. Nếu có 1000 con chim yến thì cần 2,4kg côn trùng. Lúc chim yến lớn hơn, lượng thức ăn cần cũng nhiều hơn, cục mồi to gần gấp đôi so với trước, nghĩa là mỗi ngày chim yến cần ít nhất 5 đến 7g mồi. Như vậy, 1000 con cần từ 5kg tới 7kg côn trùng. Với loại côn trùng nhỏ như vậy, một con chim yến non sẽ được bố mẹ cho ăn 250 đến 350 côn trùng một lầ n. Như vậy, số lượng côn trùng dùng cho một nhà yến khoảng 5000 con là rẩt lớn. Phân tích như vậy giúp ta nhìn rõ hơn định hướng phát triển một cách lâu dài nghề nuôi chim yến và vấn đề về thức ăn cho chim cũng cần đặt ra rõ ràng hơn.
Chim yến sống gần ở rừng, vùng trồng cây ăn quả là nơi sẽ có nhiều kiến cánh (thuộc bộ cánh màng), chim yến sống ở nơi đô thị sẽ có nhiều ruồi (thuộc bộ hai cánh), chim yến ăn nhiều kiến cánh, chất lượng sẽ tốt hơn. Chim yế ;n ăn nhiều ruồi chất lượng tổ cũng sẽ không bằng ăn kiến.
Cách làm thức ăn nuôi chim yến
Với những thông tin trên, bạn đã biết . Nhưng đối với những người nuôi yến ở trong nhà thìnguồn thức ăn cho chim yến là vấn đề rất được quan tâm. Với một nguồn thức ăn dồi dào không những sẽ kích thích sự sinh trưởng, sinh sản trong đàn chim yến, tăng chất lượng cũng như số lượng tổ mà còn tạo tính ổn định cho đàn chim yến và thời gian tăng đàn. Từ đó, quyết định khả năng thu hồi nguồn vốn nhanh, sớm đem lại lợi nhuận đầu tư trong nuôi chim yến.
Có nhiều phương pháp tạo nguồn thức ăn ngay tại nhà cho chim yến như từ ruồi dấm Drosophila, mọt bột Sitophilus Ozyzae sử dụng MIXCO-2. Như vậy, giúp người nuôi yến sẽ chủ động được nguồn và nhất là bổ sung được nguồn thức ăn cho những mùa hay những vùng có khí hậu không thuận lợi, nguồn côn trùng giảm sút.
Gây ruồi dấm
Bước thứ nhất: Bạn dùng 2kg bột MIXCO-2 để trộn đều cùng 2 kg bột gạo hoặc bột mì hay bột làm bánh bán bán ở chợ và 5 lít nước sạch vào trong xoong rồi quậy tan hết. Sau đó, đặt lên bếp để sôi rồi giảm lửa và khuấy đều thành hồ loảng nhưng không đặc cứng. Sau khi tắt bếp, bạn cho thêm bột trắng NP pha với nước, tiếp tục quậy đều và để nguội. Bạn làm nhiều lần như vậy và phân ra nhiều mâm nhựa.
Bước hai: Bạn cho một vài xác vỏ cam vắt hoặc sơ m 237;t, vỏ dứa, cùi bắp luộc hay chuối chín lên bề mặt của hỗn hợp này. Để các mâm nhựa đã chia trong chỗ mát gần nhà bếp hay nơi có trái cây hư, có nhiều ruồi muỗi đang bu đậu.
Ruồi dấm sẽ từ từ bay đến rồi đẻ trứng trên bề mặt. Sau đó, trứng nở thành dòi và dòi biến thành nhộng rồi vũ hóa thành ruồi. Khi thấy dòi ruồi dấm đã xuất hiện thì đưa các mâm nhựa vào chuồng cu nhà yến. Ở nhiệt độ trên 22 độ C, ruồi dấm sẽ sinh sản liên tục đến khi ấu trùng ruồi dấm ăn hết toàn bộ hỗn hợp dinh dưỡng này khoảng 50-60 ngày. Nhộng vũ hóa thành ruồi rồi bay lên làm mồi ăn cho chim.
Nhược điểm của hỗn hợp dinh dưỡng này là sẽ dễ bị cứng hóa nên cứ sau khoảng 10-15 ngày, cho vào hỗn hợp từ 1 đến 2 muỗng canh con mẻ để mẻ làm mềm hỗn hợp, ấu trùng ruồi mới sống được. Con mẻ thường được bán ở chợ. Nếu không có mẻ nên cho vào hỗn hợp 1-2 trái chuối chín.
Dòi ruồi dấm có thể sống tốt trong hỗn hợp không quá khô cũng không sủng ướt. Dòi chỉ sống trong hỗn hợp mềm, ráo nước. Bạn nên cứ 10-15 ngày hãy đưa hỗn hợp lại gần nơi có ruồi dấm tự nhiên sinh sống rồi cho con mẻ vào và gây nuôi 5-7 ngày, sau đó đưa lại chuồng cũ.