Chim Chào Mào Thường Gặp Các Bệnh Gì? Cách Phòng Trị Bệnh Cho Chào Mào
[caption width="512"]
[/caption]
Đối với vấn đề về lửa của chim Chào mào, sẽ có các giai đoạn sau:
- Chim Chào mào rớt (mất lửa). Đây là quá trình chim mất lửa để tập trung dưỡng chất để phát triển bộ lông.
- Giai đoạn vào lửa.
- Chim căng lửa là một thời gian sau khi vào lửa, các chú chào mào sẽ căng lửa dần lên.
- Hãm lửa cho chim. Khi chú chim của chúng ta căng lửa rồi, thì chúng ta bắt đầu phải hãm lửa cho chúng.
- Giai đoạn đỉnh lửa. Đây là giai đoạn căng và hăng máu nhất của chim Chào mào.
- Xả lửa cho chim.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói chi tiết về vấn đề vào lửa cho chim Chào mào. Trong thời gian chim thay lông xong, lông đuôi bắt đầu khô dần, chúng ta sẽ bắt đầu vào lửa cho chim.
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, nó quyết định vấn đề chú chim cảnh của bạn chơi hay hoặc dở trong mùa lông mới này. Do đó, chúng ta cần bổ sung các chất dinh dưỡng như: Mồi tươi, trái cây, ... để giúp chim vào lửa tốt và chuẩn bị bước sang giai đoạn căng lửa.
Chim Chào mào đẹp là sự kết hợp của các yếu tố như: Sức khỏe, tinh thần của chim, bộ lông óng mượt. Chim có sức khỏe sung mãn, tinh thần không bị stress thì chúng sẽ sớm căng lửa và chơi bền hơn.
Chú ý: Chúng ta không nên dùng các phương pháp ép chim.
- Ví dụ: Có một số anh em chơi chim dùng phương pháp "tù chim" để kích lửa cho chào mào. Đó là anh em chùm kín áo lồng trong khoảng 1 tuần. Dẫn đến tinh thần chim bị ức chế và căng lửa. Nhưng nếu chúng ta cứ làm như vậy, về lâu về dài khi mà chú chim chưa đạt độ lửa mà chúng ta cứ ép lửa. Thì thời gian sau sẽ dẫn đến hư, phá (cắn phá lông đuôi, phá lông cánh) và sinh ra tật lỗi. Khi đi thi đấu, những chú chim này chỉ hăng được khoảng 20-30 phút xong sẽ đuối dần.
Chúng tôi không khuyến khích các bạn sử dụng phương pháp ép lửa cho chim như trên, vì chim sẽ không được bền. Chúng ta nên kích lửa bằng phương pháp chăm chim đều tay. Tuy phương pháp này chậm hơn nhưng khi chim căng lửa sẽ rất bền và không có hại cho chim.
[caption width="400"]
[/caption]
Như anh em chơi chim đã biết, những chú chim trong thời kỳ thay lông thường không vận động nhiều. 100% các anh em đều phủ kín áo lồng trong giai đoạn thay lông. Chim ít vận động dẫn đến tình trạng ù lỳ, không hoạt bát. Do đó, khi vừa xong lông, anh em phải tập lực cho các chú chim Chào mào.
Thời gian tập lực: 1 tuần nên cho chim tập từ 2-3 lần. Khi chim vừa khô lông xong, chúng ta có thể cho chúng vào lồng tập lực cho bay nhảy. Anh em chú ý, không nên lùa chim, ép chim bay nhảy. Tập lực cho chim với cường độ tăng dần. Tuần đầu tiên 2-3 lần, các tuần sau 3-4 lần và tăng dần. Việc tập lực có thể kết hợp với tắm nắng cho chim.
Anh em có thể tham khảo cách tập lực cho chim Chào mào ở video bên dưới.
Tắm cho chim Chào mào cần đảm bảo đầy đủ hai vấn đề, đó là tắm nước và tắm nắng.
Thời gian cho chim chào mào tắm nước là sau 12h trưa. Chúng ta không nên tạo cho chim thói quen tắm vào buổi sáng. Vì trong quá trình đi thi đấu, thời gian bung áo lông thường từ 8h - 9h30 sáng. Nếu chú chim có thói quen tắm vào buổi sáng, thì có thể khi đi thi đấu chúng lại tắm cóng nước, sẽ dẫn đến thất bại.
Thời gian sau 12h trưa. Để chim ở khu vực hanh, oi chứ không nên phơi nắng trực tiếp cho chim. Sau đó chú chim sẽ tự tắm. 1 tuần tắm cho chim khoảng 2 lần.
Thời gian tắm nắng tốt nhất cho Chào mào là 7h - 10h sáng. Thời gian đầu khi chim mới khô lông chúng ta nên cho chim tắm nắng khoảng 30 phút/ ngày. Sau đó sẽ tăng cường độ tắm nắng cho chim dần lên từ 30 phút lên 1 tiếng và 2 tiếng/ ngày. Nếu có điều kiện, anh em cho chim tắm nắng hàng ngày, sẽ rất tốt cho việc vào lửa cho chim. Nếu bận rộn, anh em cũng nên đảm bảo 3 - 4 lần/ tuần.
[caption width="400"]
[/caption]
Để chim chào mào căng lửa nhanh và bền thì vấn đề dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chim cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất như sau:
Nên sử dụng 2 loại trái cây là chuối và táo mỹ. Đây là hai loại trái cây giúp ủ lửa cho chim rất tốt. Khi chim ăn vào sẽ giữ lửa, giữ sự ổn định và không bị rớt lửa cho chim.
Chúng ta chuyển từ cám dưỡng sang dùng cám kích. Trên thị trường hiện nay tất cả các loại cám đều có 2 loại: Cám số 1 là cám dưỡng và cám số 2 là cám kích. Chúng ta sẽ kích cho tới khi chim đạt độ lửa và ổn định sau đó sẽ chuyển sang cám dưỡng. Tránh trường hợp sử dụng cám kích cho chim quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nóng và không tốt cho chim.
Nếu một chú chim chưa căng lửa thực sự thì anh em vẫn siết cám cho chim. Ví du: 2 ngày cám một ngày trái cây.
1 tuần đảm bảo cho chim 2-3 lần mồi tươi. Thức ăn mồi tươi chính là cào cào non, giúp cung cấp đạm tươi tự nhiên cho chim chào mào. Lâu lâu, anh em cũng có thể bổ sung cho chim thêm trứng kiến, sâu quy. Ngày nào không cho ăn trái cây thì chúng ta cho chim ăn thêm sâu, tránh để cả cám, trái cây và mồi tươi cùng một ngày.
Lịch cho chim ăn như sau:
[caption width="500"]
[/caption]
Về vấn đề ngủ nghỉ cho chim Chào mào đây cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Khi chúng ta nuôi một chú chim đẹp, ổn định và đã vào lửa thì cần có chế độ ngủ nghỉ hợp lý.
Từ 5h đến 5h30 chiều chúng ta phủ áo lồng lại và cách ly với các con chim khác để cho chim nghỉ ngơi. Trong thời gian chim nghỉ ngơi, tránh di chuyển lồng làm chim hoảng sợ và có thể rớt lửa.
[caption width="400"] [/caption]
Chúng ta chỉ nên cho chim Chào mào dợt 1 tuần/ lần. Khi dợt nên để chim ở xa và phủ áo lồng để cho nghe các con chim khác hót để nghe ngóng xem thái độ chim của chúng ta như thế nào? Bởi nếu gặp những con căng lửa hơn sẽ đè chim và có thể hỏng luôn chim.
Chúng ta thực hiện như vậy ít nhất 3-4 lần. Những lần sau anh em mới cho cạnh lồng. Thời gian dợt cũng tăng dần theo thời gian.
Sau khi đi dợt về, anh em nhớ chú ý cho chim ăn thêm cam, đu đủ để chim giải nhiệt. Do tính chất của các loại trái cây này là mát, nên chúng ta chỉ cho chim ăn 1 lần/ tuần.
Ngoài việc chăm chim đều tay, chúng ta có thể mua thêm một chú chim mái về để kích lửa. Đem chim mái vào khoảng 5-10 phút/ lần, mỗi tuần 1 lần. Đây là một phương pháp rất hay, không ảnh hưởng nhiều đến chim của chúng ta.