Đặc Điểm Sinh Học Của Chim Yến Nhà
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA YẾN TRONG NHÀ
chim yếnMỏ màu đen có chiều dài trung bình 2 mm, chiều dài cánh 122 mm, lông cánh thứ cấp gồm 7 lông, lông cánh sơ cấp gồm 10 lông. Lông đuôi có chiều dài trung bình 45 mm, lông đuôi thứ cấp gồm 10 lông. Chân có 4 ngón, chiều dài cẳng chân trung bình 10,9 mm, ống chân chiều dài trung bình 21 mm, móng chân chiều dài trung bình 4 mm. Chim yến sử dụng đôi nhân để bám giá thể như: vách đá, bờ tường, giá gỗ. Chúng không đậu trên các cành cây, dây điện… Do vậy, trong quá trình phát triển tiến hóa, chim yN 71;n phát triển bộ móng chân để thích nghi với đời sống đeo bám.
Ở Việt Nam, chim yến sinh sống trong nhà phân bố từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc - Kiên Giang và phân bố khu vực Tây Nguyên có địa hình cao trên 500 m so với mặt nước biển như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai...Vv..
Nhà nuôi yếnTrong những năm gần đây quần thể chim yến sinh sống trong nhà ở Việt Nam ngày càng tăng. Đây là ưu thế rất thuận lợi cho nghề nuôi chim yến trong nhà phát triển và mở ra một ngành nghề mới cho người dân.
+ Nhiệt độ không khí nằm trong 27 - 310C;
+ Độ ẩm không khí từ 70 - 85%;
+ Ánh sáng lý tưởng trong nhà yến nhỏ hơn 0,2 lux;
+ Chim yến nhà sống thành quần đàn, không sống riêng lẻ; chim yến làm tổ ở nơi đảm bảo an toàn, che khuất, ít sự đe dọa của thú ăn mồi.
Vùng kiếm ăn của chim yến là những khu vực đồng lúa, đồi núi, rừng cây thấp, nơi đây sản sinh ra nhiều loại côn trùng bay là nguồn thức ăn yêu thích của chim yến. Tùy theo đặc điểm thời tiết từng ngày, từng mùa trong năm, có thể thấy sự xuất hiện của chim yến và thời gian kiếm ăn ở các vùng có những khác nhau nhất định. Vào mùa sinh sản vùng kiếm ăn của chim gần nơi làm tổ, chim bay ra bay vào nơi ở nhiều lần để đưa thức ăn về nuôi chim con.
Thời gian chim rời tổ đi kiếm ăn tùy thuộc vào mùa, khi mặt trời mọc cũng là lúc chim yến bắt đầu đi kiếm ăn.
+ Thời gian rời tổ: 5h00 - 5h30; mùa đông thì trễ hơn vào lúc 6h00.
+ Thời gian về tổ: 18h00 - 18h30; mùa đông thì sớm hơn vào lúc 17h30.
Đối với chim không nuôi chim con thì chúng rời tổ đi kiếm ăn từ sáng cho đến chiều tối về tổ để nghỉ ngơi. Những cặp đang ấp trứng thì luân phiên nhau về ấp trứng. Những cặp đang nuôi chim con thì số lần chim bố mẹ quay về tổ nhiều hay ít phụ thuộc vào chim con đã lớn hay còn bé (chim lớn đòi hỏi lượng thức ăn trong ngày nhiều hơn).
Chim yến làm tổ bằng nước bọt của chúng được tiết ra từ hai tuyến nước bọt ở dưới lưỡi hai bên má. Vào thời kỳ sinh sản thì tuyến nước bọt phát triển mạnh, phình to ra ở hai bên má. Khi làm tổ, cơ hàm ép vào tuyến nước bọt làm nước bọt được tiết ra, chúng dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt qua, quẹt lại lên vách đá, khuôn dầm trần nhà hoặc trên vách tường để định hình dạng tổ. Nước bọt tiếp xúc không khí sẽ khô ng ay sau khoảng 2-3 giờ. Dần dần (qua nhiều ngày) một cái lưỡi tổ được hình thành và chim yến đeo lên cái lưỡi tổ này hàng đêm để tiếp tục xây tổ cho đến khi tổ hoàn chỉnh để có thể chứa quả trứng của chúng.
Khi vào mùa làm tổ, mỗi đôi chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp (luôn được cố định trong nhiều năm) và cùng nhau xây dựng tổ. Đối với chim mới trưởng thành, chim đực làm tổ trước và kêu gọi chim mái về làm tổ chung; việc tìm kiếm bạn tình có thể nhanh hay chậm. Đối với những cặp đã trải qua sinh sản rồi thì việc làm tổ là nhiệm vụ của cả hai.
Quan sát qua camera hồng ngoại lắp đặt tại nhà yến thì chim yến nhà làm tổ như sau: Khoảng 18h00 chim yến nhà đi kiếm ăn về, chúng nghỉ ngơi khoảng 30 đến 60 phút rồi bắt đầu làm tổ. Khoảng thời gian các cặp chim yến làm tổ nhiều nhất là vào lúc 20h00 cho đến 3h00 sáng ngày hôm sau. Số lần làm tổ và thời gian làm tổ khác nhau qua từng giai đoạn. Giai đoạn đầu khi hình thành tổ trung bình khoảng 12 lần/ngày, khi sắp tới thời gian đẻ trứng thì cường độ tăng lên, khoảng 15 lần/ngày, th̖ 1;i gian một lần quẹt tổ thấp nhất là 25 giây và cao nhất khoảng 7 phút. Chim làm tổ cho đến khi đẻ trứng thì chúng dừng lại, tuy nhiên thỉnh thoảng chúng vẫn quẹt vào chân tổ để gia cố cho vững chắc. Thời gian trung bình chim yến nhà hoàn thành tổ khoảng 50 ngày. Tổ làm hoàn toàn bằng nước bọt màu trắng hình bán nguyệt, kích thước tổ trung bình để chim đẻ trứng là R = 40 ÷ 50 mm. Qua quan sát cho thấy một số tổ có bán kính tối thiểu Rmin = 35 mm, chim đã đẻ trứng. Bán kính tổ tối đa Rmax = 65 mm. Những tổ yến không khai thác, sau khi chim con rời tổ thì chim bố mẹ sẽ sử dụng lại cho lần đẻ sau. Những lần đẻ sau chim chỉ gia cố thêm, nhiều lần gia cố như vậy tổ yến sẽ dày thêm.
Chim thường giao phối vào lúc đêm. Có hai khoảng thời gian giao phối: từ 21h đến 23h; từ 1h đến 3h sáng. Chim giao phối giống như các loại gia cầm khác. Một ngày giao phối khoảng 3 đến 4 lần. Chim giao phối trước khi đẻ trứng 5 đến 8 ngày. Sau khi đẻ trứng đầu tiên, thỉnh thoảng chim vẫn còn giao phối từ 2 đến 3 lần, nhưng sau khi đẻ trứng thứ 2 thì không giao phối nữa.
. Vỏ trứng mỏng dễ vỡ, kích thước trung bình 21,26 ÷ 13,84 mm, trọng lượng 2,25g. Chim thường đẻ trứng vào lúc sáng sớm từ 2h đến 6h sáng. Thời gian đẻ giữa trứng 1 và trứng 2 khoảng từ 2 đến 6 ngày. Tỷ lệ đẻ trứng của chim yến trong nhà đạt tỷ lệ khoảng 57%; tỷ lệ nở đạt 73%, tỷ lệ nuôi chim trưởng thành đạt 65%.
Có thể xác định được trong năm có 3 tháng (tháng 11; 12 và tháng 1) chim không đẻ trứng hoặc rất ít đẻ trứng. Các tháng còn lại trong năm là mùa sinh sản của chim yến.
khi đẻ trứng đầu tiên. Cả chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp trứng và tiếp tục đẻ thêm trứng thứ 2. Khi ấp thì chỉ một con ấp trứng, con còn lại bay đi kiếm ăn, khi bay về thì ấp thay cho con đang ấp đi kiếm ăn. Khi ấp, chim thường dùng mỏ để đảo trứng. Một ngày chim bay ra khỏi tổ 1 - 2 lần, thường vào lúc 8h00 - 10h00 sáng để trứng tiếp xúc với độ ẩm, do đó khi chim con nở ra không bị dính vỏ. Vào ban đêm thì một con ấp, con còn lại bám trên thành tổ, chúng cũng đổi c a ấp cho nhau, một đêm đổi ca ấp khoảng 4 - 5 lần.
Chim con có thể nở vào bất cứ thời gian nào trong ngày, tùy vào điều kiện ấp của chim bố mẹ. Sau khoảng 22 đến 23 ngày thì trứng đầu tiên nở. Thời gian nở của trứng thứ nhất và trứng thứ 2 cách nhau khoảng 2 đến 3 ngày.
với môi trường sống bên ngoài. Khi chim con vừa nở ngày đầu tiên thì chim bố mẹ không cho ăn mà nằm ấp để sưởi ấm cho chim con, sau đó đi kiếm mồi về cho chim con ăn. Khi đi kiếm ăn thì cả chim bố và mẹ đều bay đi hết. Thời gian đầu chim con nhỏ hơn 10 ngày tuổi thì sau khi cho chim con ăn chim bố mẹ vẫn ấp để sưởi ấm cho chim con từ 1 đến 2 giờ. Thời gian sau chim bố mẹ về chỉ còn mớm mồi cho con.
Ở tuần đầu tiên số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 3 lần/ngày. Ở tuần thứ 2 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 4 lần/ngày. Giai đoạn này chim con mọc lông tơ nhưng chưa nhiều. Ở tuần thứ 3 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 5 lần/ngày. Giai đoạn này chim con mọc lông tơ nhiều hơn và lông đậm hơn. Ở tuần thứ 4 và 5 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 6 lần/ngày. Giai đoạn này chim con mọc lông đầy đủ ở các bộ phận (đuôi, cánh,…) và đã đu tổ được, tập bay.
+ Số lần chim bố mẹ cho chim con ăn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tùy từng giai đoạn phát triển của chim con. Chim con càng lớn số lần cho ăn tăng lên.
+ Nghiên cứu qua camera quan sát cho thấy chim mẹ mỗi lần cho ăn thường cho một con ăn, nếu thức ăn kiếm được nhiều thì cho cả hai. Mỗi tổ có hai chim con, trong khi chim mẹ cho chim con ăn giữa chúng có sự cạnh tranh giành mồi mớm từ mẹ. Giữa hai chim con sự phát triển không đồng đều.
Thời gian nuôi chim con từ khi mới nở đến trưởng thành trung bình khoảng 48 ngày. Có một số chim non rời tổ sớm khoảng 40 ngày (thường xảy ra đối với tổ 1 con do chim bố mẹ cung cấp đầy đủ thức ăn nên chim con trưởng thành nhanh hơn so với chim ở tổ 2 con).
Thứ nhất là bảo vệ cơ thể chim tránh tác động cơ học bên ngoài; Thứ hai, chúng là bộ phận cách nhiệt và điều nhiệt giúp cho chim chống chịu với sự thay đổi thời tiết môi trường; Và thứ ba (quan trọng nhất) là giúp cho chim bay được. Do luôn bị tác động của môi trường nên lông chim bị hư hỏng, mòn đi theo thời gian. Vì vậy, tác dụng của chúng cũng giảm mạnh. Để luôn giữ được tác dụng của bộ lông, chim cũng có sự thay lông. Thay lông là sự thay thế theo chu kỳ bộ lông cũ bằng bộ lông mới. Chu kỳ thay lông thường xảy ra sau chu kỳ sinh sản. Nếu chim có nhu cầu thay lông thì ngừng chu kỳ sinh sản tiếp theo. Khi thay lông, chim có nhu cầu năng lượng rất cao. Chim tăng cường tỷ lệ trao đổi chất.
Cũng như bất kỳ một loài chim nào, chim yến cũng có ngôn ngữ riêng của mình. Có tiếng chim mẹ, chim con, tiếng gọi bạn tình, tiếng gọi bầy, tiếng đấu tranh… Tần số âm thanh mà chim yến nhà phát ra rơi vào khoảng 1 - 16 kHz, tập trung nhất ở khoảng 2 - 5 kHz, hoàn toàn nằm trong khoảng tai người có thể nghe được.
Chúng ta có thể thu được 12 tiếng kêu khác nhau của chim yến vào các thời điểm khác nhau và phân loại được âm thanh của chim yến nhờ vào việc phân tích âm phổ của âm thanh thu được. Phần dưới sẽ trình bày âm thanh cơ bản thường nghe thấy của chim yến.
Qua quá trình theo dõi và quan sát chúng ta thấy rằng khi chim bố mẹ đi kiếm ăn về, vừa đặt chân lên tổ thì chim con sẽ phát ra tiếng kêu liên tục, đồng thời há miệng to để chim bố mẹ mớm mồi. Tiếng kêu kết thúc khi chúng đã ăn no. Phổ âm thanh của chim con đòi thức ăn từ chim bố mẹ rất khác biệt với những âm thanh khác.
Phổ âm của chim con đòi thức ăn là một chuỗi kéo dài của nhiều nhịp âm. Mỗi nhịp kéo dài 3 giây. Khoảng cách giữa các nhịp 0,35 giây. Trong mỗi nhịp bao gồm 7 đơn âm có cùng âm sắc. Độ dài của mỗi đơn âm trung bình 0,43 giây. Tần số âm từ 3 ÷ 10 kHz. Mức cường độ âm thanh của các đơn âm cũng khác nhau. Cường độ âm thanh của các đơn âm thứ 2 là 99,8 dB (đêxiben). Biểu đồ cường độ âm có dạng hình thoi nối tiếp nhau.
Những chim con còn nhỏ chỉ phát ra một loại âm thanh duy nhất là âm thanh đòi thức ăn từ chim bố mẹ. Các chim yến con khác nhau nhưng cùng phát ra một phổ âm thanh giống nhau.
Chim yến đi kiếm ăn theo tiếng gọi của bầy đàn. Vì vậy, mỗi sáng sớm khi một số chim rời khỏi tổ, bay lượn xung quanh phòng và đồng thời phát ra tiếng kêu thì tất cả những con chim khác đều rời tổ, bay lượn xung quanh phòng và phát ra những âm thanh ríu rít. Chúng lượn 5 - 10 vòng trong phòng rồi bay ra ngoài qua cửa ra vào. Bên ngoài cửa ra vào chúng tiếp tục bay lượn vòng và phát ra những tiếng kêu khác nhau về âm sắc, tần số. Chúng lượn 10 - 15 vòng thì cùng nhau rời khỏi nhà bay đi kiếm ăn.
Phổ âm thanh thu được lúc 4h40 sáng trong phòng là một chuỗi lặp các nhịp nối với nhau liên tục. Mỗi nhịp bao gồm 6 đơn âm có âm sắc khác nhau. Độ dài của mỗi đơn âm trung bình 0,48 giây. Tần số âm từ 2 ÷ 9 kHz, mức cường độ âm lớn và tương đối đồng đều giữa các đơn âm, cường độ âm thanh lớn nhất tập trung ở đơn âm thứ 6 là 108,6 dB, biểu đồ cường độ âm có hình dạng bầu dục.
Phổ âm thanh thu được lúc 4h50 ngoài cửa ra vào là một chuỗi kéo dài của nhiều nhịp âm, các nhịp nối với nhau liên tục, mỗi nhịp kéo dài 0,91 giây, khoảng cách giữa các nhịp 0,04 giây. Trong mỗi nhịp bao gồm 5 đơn âm có âm sắc khác nhau. Độ dài mỗi đơn âm trung bình 0,36 giây. Tần số âm từ 2 ÷ 8 kHz, mức cường độ âm lớn nhất tập trung ở đơn âm thứ 2 là 108,3 dB, biểu đồ cường độ âm có hình dạng hình tam giác.
Chim yến đi kiếm ăn từ sáng sớm và trở về nhà vào lúc 16h30. Chúng chưa bay vội vào nhà mà lượn vòng quanh cửa ra vào để hạ nhiệt và đồng thời phát ra tiếng kêu ầm ĩ, gọi nhau cùng vào tổ của mình. Âm thanh gọi nhau vào nhà lúc chiều tối khi đi kiếm ăn về có phần giống âm thanh gọi nhau đi kiếm ăn vào buổi sáng. Phổ âm thanh thu được lúc 16h50 ngoài cửa ra vào là một chuỗi kéo dài của nhiều nhịp âm. Mỗi nhịp kéo dài 2,15 giây. Khoảng cách giữa các nhịp là 0,13 giây. Trong m ỗi nhịp bao gồm 5 đơn âm có âm sắc khác nhau là 0,13 giây. Trong mỗi nhịp bao gồm 5 đơn âm có âm sắc khác nhau. Độ dài của mỗi đơn âm trung bình 0,23 giây. Tần số âm từ 2 ÷ 10 kHz, mức cường độ âm lớn nhất là 110,3 dB tập trung ở đơn âm thứ 5, biểu đồ cường độ âm có dạng hình tam giác.
Từ những phân tích trên, có thể thấy âm thanh gọi nhau vào nhà lúc chiều tối và âm thanh gọi nhau đi kiếm ăn vào buổi sáng của chim yến nhà cùng giống nhau về tần số âm thanh, đều nằm trong khoảng từ 2 ÷ 10 kHz. Âm thanh thường có nhiều nhịp, mỗi nhịp kéo dài trung bình 1,8 giây, mức cường độ âm thanh lớn, âm sắc cũng rất phong phú và đa dạng.
Nếu thử nghiệm tác dụng âm dội của chim yến nhà bằng cách cho chúng bay trong phòng tối có các vật cản bằng các thanh gỗ nhỏ bắt ngang trong phòng, chim yến nhà sẽ tránh được vật cản đó để tìm đến với tổ của mình bằng cách vừa bay vừa phát ra tiếng kêu dò đường và chúng có thể tránh được các vật cản có đường kính từ 10 mm.
Chim yến trong phòng tối đã định vị bằng tiếng vang để điều hướng thông qua hệ thống phòng tối, nơi chúng sinh sống. Âm thanh này nghe giống như một chuỗi tiếng “cạch, cạch”, phát ra liên tục. Âm thanh này có tần số, biên độ và cao độ khác nhau cho mỗi cá thể chim yến. Vì khi quan sát trong phòng lượn của chim yến, ta thấy rằng có 4 cá thể bay vòng tròn trong phòng, bay chung với nhau, nhưng chỉ có 1 con bay vào phòng thì phát âm thanh này, ngoài ra 3 con bay theo cửa lớn ra vào nhà thì không nhận đư̖ 7;c âm thanh dội của con vừa phát ra. Do đó, có thể nói âm thanh dội này là đặc trưng riêng của mỗi cá thể chim yến, mà chỉ có chúng mới nhận ra được. Dải phổ âm này đa số là thu được trong phòng chim yến, trong phòng lượn và xung quanh các góc nhà… Khó có thể thu được âm thanh này khi chim yến bay lượn vòng tròn.
Khi chim yến bay trong nhà tối, chúng cần phải định hướng bằng cách hồi âm. Vì vậy, khi bay chim yến thường liên tục phát ra tiếng kêu nghe được, tần số lặp lại của tiếng kêu tăng cao khi chim bay tới gần tổ và thời gian rút ngắn lại. Mỗi tổ có một cấu trúc riêng và sẽ cho ra âm phản hồi đặc trưng cho nó mà chỉ có cá thể làm ra tổ đó mới nhận biết được. Và như thế mỗi cá thể chim yến sẽ dễ dàng nhận ra tổ của mình ở chỗ nào. Một điều lý thú là khi chim đu bám vào vách chúng không phát ra các xung động định hướng cũng như khi bay trong ánh sáng ban ngày.
Tiến sĩ Robert Magath, thuộc Đại học Quốc gia Australia đã chứng minh được loài chim bồ câu cảnh báo đồng loại khi chúng phát hiện mối nguy hiểm bằng tiếng động mà cánh chim bồ câu tạo ra khi chúng bay trong tình huống không an toàn. Còn đối với chim yến chúng thông báo mối hiểm họa bằng cách phát ra tiếng kêu.
Nếu chúng ta dùng thanh gỗ xua đuổi và bắt chim, lúc này tiếng kêu của chúng rất dữ dội. Nếu lọc tạp âm, rồi tiến hành phát âm thanh thu được cùng với âm thanh dẫn dụ ở khu vực kiếm ăn của chúng để kiểm chứng. Kết quả cho thấy khi phát ra âm thanh la hét thì có 7 chim bay đến lượn quanh khu vực loa phát nhưng giữ khoảng cách rất cao, sau 10 phút chúng tản ra đi hết. Còn lúc phát âm dẫn dụ có đến 12 chim bay đến, chúng lượn quanh với khoảng cách ngắn hơn, có hành động xà xuống v 249;ng phát ra âm thanh và chúng chịu tản đi khi tắt âm thanh. Phổ âm cảnh báo nguy hiểm của chim yến là một chuỗi gồm nhiều đơn âm có cùng âm sắc nối với nhau liên tục. Độ dài của mỗi đơn âm trung bình 0,44 giây, tần số âm từ 3 ÷ 10 kHz; mức cường độ âm thay đổi đột ngột, tập trung lớn nhất ở đơn âm 11 là 113,6 dB, biểu đồ cường độ âm của nhịp có dạng hình bầu dục, lớn nhất ở giữa, giảm dần ở đầu và cuối.
Đối với chim yến âm thanh rất quan trọng, chúng chỉ làm tổ ở những nơi chúng cảm thấy an toàn. Gần như tất cả các tổ đều được xây gần những chiếc loa. Chính vì vậy mà trong nhà yến cần phải hạn chế những yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của chim yến nhằm làm giảm tiếng kêu cảnh báo nguy hiểm để chúng không hoảng sợ, tạo nên môi trường an toàn cho chim yến.
Loài chim yến sống thành quần đàn, làm tổ từng cặp riêng rẽ, sống ở chỗ gần nước (sông, hồ, biển), kiếm ăn ở các đồng ruộng, rừng cây thấp. Chim yến là loài chim có thể bay lượn cao và bay xa đến 300 km. Bình thường chim kiếm ăn cách nhà khoảng 25 km.
Vùng kiếm ăn là khu vực thích hợp để chim kiếm mồi, là vùng có đủ thức ăn cho chim yến trong suốt cả năm, vùng chim có thể bắt các loài côn trùng bay suốt từ sáng đến chiều tối. Đặc điểm của một vùng kiếm ăn lý tưởng là có khoảng 50% diện tích cây thấp dưới 1 m như đồng lúa, bụi cây; khoảng 30% diện tích cây cao trên 5 m và khoảng 20% mặt nước thoáng. Buổi sáng, chim rời tổ khoảng 5h, sau đó kiếm ăn trên vùng cây thấp, trên vùng cây cao và vùng có mặt nước. Bu 893;i chiều, vào khoảng 16h00 chim yến thường bay về các khúc sông hoặc đầm phá nước ngọt để tắm và uống nước. Từ 17h00 đến 18h00 chim bắt đầu về tổ và cũng có thể muộn hơn cho đến sau 19h00.
Thức ăn của chim yến chủ yếu là các loài côn trùng thuộc bộ Hai cánh (Diptera), thành phần loài khá đa dạng.
Chim yến lựa chọn thức ăn là sâu bọ cánh màng và sâu bọ 2 cánh trước, rồi đến sâu bọ cánh bằng như mối (Isoptera). Riêng ở Khánh Hòa thức ăn của chim yến tổ trắng trưởng thành không biểu hiện một xu hướng nhất định từ tháng này qua tháng khác trong nhiều năm. Từ tháng 6 đến tháng 10, trong suốt mùa mưa, thành phần sâu bọ cánh bằng như mối (Isoptera) và Formicidae gia tăng; trong khi đó thành phần sâu bọ cánh màng và sâu bọ cánh giống (Homptera) lại giảm.
Thành phần thức ăn của chim yến chủ yếu là côn trùng bay, một số loại côn trùng như: rầy nâu, rầy xanh, bọ rầy gây hại cho mùa màng. Dựa trên thành phần thức ăn của chim yến có thể thấy không có sự cạnh tranh thức ăn với các đối tượng nuôi khác và sự phát triển nguồn lợi chim yến phù hợp sẽ góp phần bảo vệ mùa màng, làm cân bằng sinh thái chuỗi thức ăn tự nhiên.
65/7 Thạnh Lộc 22 - P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM.
Km38, QL.26, Xã Eaphê, Krông Păc, ĐăkLăk.
85A/4 Bình Lợi, Thị Trấn Tân Trụ, Huyện Tân Trụ, Long An.
TT Sa Rài, H. Tân Hồng, Đồng Tháp
Liên hệ tư vấn và khảo sát nuôi Yến :
- Fanpage Facebook:
facebook.com/Kythuatnhayen