Chim Khướu Đất, Bông, Da Bò, Đầu Bạc Hót Hay Nhất Việt Nam
Nguồn gốc xuất xứ chim khướu
Chim khướu hay còn được gọi tắt là khiếu là một giống chim thuộc họ chim Sẻ. Ở nước ngoài các bạn ấy có một cái tên rất tây là . chim khieu là một giống chim khá đặc biệt vì các bạn ấy rất đa dạng về chủng loại. Tùy thuộc vào khu vực sinh sống mà con khướu hình thành những đặc điểm riêng biệt để thích nghi.
Tuy vậy đa số các bạn chim khướu thường khá bé nhỏ. Và nơi có tần suất bắt gặp các bạn chim này nhiều nhất có lẽ là các khu rừng thuộc khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay chưa có bất kỳ nguồn thông tin chính xác nào nói về nguồn gốc xuất xứ của loài chim Khướu. Nhưng theo các nhà khoa học thì chắc chắn các bạn Chim Khướu đã đến Việt Nam khá sớm. Khoảng hơn 100 năm trở lại đây. Các bạn ấy có mặt tại tất cả những khu vực vắng vẻ và ít người như rừng nguyên sinh trên mọi miền tổ quốc.
Đặc điểm ngoại hình chim khướu
Các bạn chim thuộc giống khác nhau cũng sẽ có ngoại hình khác biệt. Đây sẽ là một số tiêu chí cơ bản của một bạn chim khướu đẹp.
- Đầu vừa phải với một chiếc mỏ dài nhưng phải nhỏ
- Mắt một chú chim khướu đẹp nhất là màu vàng. Sau đó có thể là mát hạt lựu hoặc màu nâu
- Đuôi khướu càng dài và xòe thì càng đẹp
- Một chú khướu có chân thẳng, dài và to bản sẽ là lựa chọn thích hợp nhất
Đặc điểm tính cách chim khướu
Điệu bộ chim khướu
Chọn một con khướu đủ tiêu chuẩn khi những con có điệu bộ tốt sẽ được đánh giá như giọng hót của chim. Khướu biết múa đuôi là mỗi khi cất tiếng hót nó xòe đuôi rộng ra như rẽ quạt, và nhịp đuôi lên xuống nhịp nhàng. Thường thì đuôi Khướu không bật lên cao và mạnh như cách bật đuôi của Chích Chòe Lửa. Nếu khi hót mà đuôi Khướu cũng nhịp lên xuống, nhưng không xoè thì không thể gọi đó là múa đuôi được. Nên gọi là nhịp đuôi, nhưng chim biết nhịp đuôi khi hót thì cũng thường thấy, không có gì đặc biệt.
Giọng hót trời phú của chim khiếu
Có một đặc điểm cực kỳ nổi bật của những chú chim khuou đó là tiếng hót tuyệt vời. Khi hình ảnh chim khướu nảy ra trong đầu người chơi chim, chắc chắn họ sẽ nghĩ ngay tới giọng hót. Dù bạn có là người rất kỹ tính, nhưng chỉ cần nghe các bạn Khướu cất giọng hót cũng sẽ phải tấm tắc khen hay. Giọng hót của các bạn Khướu hiện nay được coi là "không có loài chim nào sánh ngang được".
Không chỉ dừng lại là một danh ca, các bạn chim hay hót này còn một tài lẻ nữa. Đó chính là biệt tài nhái giọng rất tài tình. Các bạn chim khướu có thể nhại được giọng chim Họa Mi, vành khuyên hay thậm chí là tiếng chó sủa, nước chảy...
Tuy nhiên không phải bạn khướu nào cũng có thể nhái được nhiều giọng. Với những chú chim không được tài năng cho lắm. Dù cho có được tập luyện và huấn luyện trong thời gian dài, các bạn ấy cũng chỉ có thể hót tối đa được vài giọng. Giọng Khướu rừng sống trong môi trường tự nhiên cũng không được trong và hay như Khướu nuôi trong nhà.
Cách chăm sóc, nuôi dưỡng chim khướu
Dù mỗi loại phải có những lưu ý chăm sóc khác nhau. Nhưng tất cả đều cần đảm bảo đồ ăn thức uống sạch. Chỗ ở thoáng mát. Vì vậy chăm chim khướu tốt cũng là cách giúp chim căng lửa. Những vấn đề cần đảm bảo sạch sẽ là lồng, thức ăn nước uống. Ngoài ra khâu chọn giống cũng rất quan trọng. Hơn thế nữa việc tắm rửa cho chúng cũng vô cùng cần thiết. Do đặc tính thích tắm rửa nên chúng mới sống ở gần khe suối, chỗ có nước chảy.
15 ngày sau khi mua về bạn tập cho chúng tắm lần đầu. Lồng tắm nên là lồng khác với lồng nuôi. Quay 2 cửa lồng vào sát nhau để chim tự đi sang. Sau đó dùng tay vẩy nước hoặc bình xịt phun sương tắm nhẹ cho chúng. Chú ý ở dưới lồng tắm cũng cần đặt 1 chậu nước.
Khi đã ướt lông chim bạn mang cả lồng tắm và chậu nước ra chỗ nắng. Lúc này chim sẽ tự vẩy nước tắm rửa thoải mái. Trong khi đợi chúng tắm xong thì bạn vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ. Cứ làm như thế vài lần, chúng sẽ dạn dĩ, tự tắm được khi có người ở gần.
Khướu thích tắm, vì thế khướu thường sống ở những nơi mát, như gần khe, suối. Mang chim về nhà khoảng 2 tuần, khi chim đã dạn người hơn thì bắt đầu tập cho khướu tắm, sang chim qua lồng tắm (cẩn thận kẻo chim bay). Đưa hai lồng lại đến gần nhau, kéo cửa lồng lên, đứng lùi lại ra xa phía sau lồng có chim, khi đó khướu sợ sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm.
Khi khướu đã qua lồng tắm thì nhẹ nhàng đến gần, đóng cửa lồng lại. Dùng nước tưới nhẹ hoặc vẩy nhẹ nước cho ướt lông khướu, phía dưới lồng có một chậu chứa nước. Nhớ là vẩy nhẹ, vì nếu vẩy mạnh là chim sẽ trở nên nhút nhát. Sau đó lùi lại phía sau, nên để lồng tắm ở nơi có nắng nhẹ, khi đó sẽ kích thích chim tắm hơn.
Bạn ngồi ở gần đó, vừa xem chim vừa tranh thủ vệ sinh lồng kia, thay bột và nước. Ban đầu chim sẽ không dám nhảy xuống nước tắm, nhưng ánh nắng nhẹ sẽ kích thích nó, làm cho nó thấy khó chịu và ngứa ngáy, chim sẽ nhảy vào tắm. Khướu thích tắm nên có thể loại bỏ được lũ rận.
Khi nào chim hay nhảy bám vào thành lồng chứ không đứng yên, không rũ lông là khướu tắm đủ, khi đó bạn nên mang lồng đến và sang chim qua lồng, cách sang cũng tương tự, đứng về phía lồng tắm, bắt đầu kéo cửa lồng, khi chim đã qua lồng bên kia thì đóng cửa lại, mang chim ra cho chơi nắng nhẹ, khi đó chim sẽ rũ lông, rỉa cánh cho hết bụi bẩn bám ở người.
Chế độ dinh dưỡng, ăn uống chim khướu
Giống họa mi, thức ăn của chúng là bột gạo rang trộn trứng gà. Ngoài ra mỗi ngày bạn nên bổ sung thức ăn tươi cho chúng. Đó là cào cào, thằn lằn con, gián đất,.... hoặc thịt bò băm. Nhìn chung việc này đơn giản. Cứ cho chim ăn nó, đủ chất chúng sẽ rất sung và hót nhiều. Ngược lại chim đói khát thì hót rất ít.
Vấn đề sức khỏe chim khướu
Dù có sức khỏe được coi là tốt hơn hẳn những giống chim cảnh khác. Nhưng những bạn Chim Khướu cũng có thể mắc một số loại bệnh như:
Đây là một bệnh bắt nguồn từ thói quen lười dọn dẹp chuồng chim. Những chú chim đứng trên nước thải hoặc phân của mình nhiều sẽ bị vi khuẩn tấn công. Dẫn đến khó khăn trong việc đứng và tình trạng ngứa chân.
Cách điều trị đơn giản nhất là dùng nước muối vệ sinh chân chim và xịt thuốc Frontline lên vùng bị ghẻ cho đến khi khỏi thì thôi.
Đây là một bệnh phổ biến ở đa số thú nuôi có lông rậm. Lớp lông là một môi trường cực kì lí tưởng cho rận sinh sống. Chúng sẽ chui và sống dưới lớp lông của Chim Khướu. Khiến cho những chú chim đáng thương bị ngứa và gãi bằng mỏ liên tục. Việc thường xuyên rỉa lông bằng mỏ để gãi ngứa sẽ khiến cho lớp lông này bị xù lên. Nhìn vừa mất thẩm mỹ mà còn gây ngứa ngáy khó chịu cho chim.
Điều trị: Các bạn có thể áp dụng cách điều trị giống như của bệnh ghẻ. Tuy đơn giản nhưng an toàn và đảm bảo đem lại hiệu quả.
Ngoài 2 bệnh phổ biến trên thì chim khướu còn có khá nhiều loại bệnh khác. Nhưng xác suất gặp không cao. Để tránh cho chim bị bệnh thì bạn nên chăm sóc chim chu đáo. Chú ý vệ sinh lồng chim cũng như cung cấp chế độ ăn uống hợp lý.
Cách huấn luyện chim khướu
Tương tự như các loài chim khác, khi mua về bạn nhốt chim luôn trong lồng. Vì lúc này chúng còn rất lạ. Nếu có người đi qua chúng sẽ sợ hãi mà bay tán loạn. Đồng thời cũng cần phủ áo lồng rồi treo cao ở nơi yên tĩnh. Làm như vậy sẽ tránh được chim hoảng sợ, nhảy nhót làm gãy đuôi, trầy xước trán.
Chim khướu dù được thuần hóa nhưng vẫn giữ được giọng hót nguyên thủy của chúng. Do vậy, khi nuôi bạn nên nuôi chúng từ khi còn tấm bé. Lúc này giọng hót của chúng chưa điêu luyện. Khi thuần dưỡng được rồi giọng nó sẽ rất cao và hay. Tuy nhiên việc này đòi hỏi bạn kiên trì và tốn công sức.
Đối với chim non chưa đủ lông cánh. Việc phân biệt được mồi cũng không có khả năng. Tất cả đều nhờ vào việc đút mớm của cha mẹ. Vì thế người ta thường làm 1 mô hình giống với tổ của chúng trong rừng cho chim ở. Sau đó đều đặn cách 1 giờ cho chim ăn 1 lần. Ở giai đoạn này chúng tiêu thụ thức ăn rất nhanh để mau lớn. Khi cảm thấy đói, cứ thấy người chúng sẽ tự há mỏ ra chờ. Ngược lại khi chúng đã nó có cạy mỏ chúng cũng không được. 6 tu& #7847;n sau là chim có thể bay nhảy được rồi. Sau 2 tháng là đã bập bẹ hót vài tiếng. Lúc đầu chỉ hót 1 tiếng nhiều lần, không ngân nga cũng không cao thấp gì.
Gặp phải con chim nào bướng bỉnh suốt ngày bay nhảy thì rất dễ gãy móng, sứt đầu. Có khi vài ba hôm đã chết. Vì vậy, để tránh điều này bạn nuôi chim trong lồng phủ kín áo. Trong lồng đảm bảo thức ăn nước uống đầy đủ cho chim. Thức ăn gồm sâu và chuối chín là được. Lồng chim treo cao ở nơi yên tĩnh cho chim đỡ sợ. Cách vài 3 ngày thay nước cho chim rồi lại treo lồng ở chỗ cũ. Sau 1 thời gian bạn có thể hé dần áo lồng cho chim quen với môi trường. Thông thường cần 4 tháng mới có thể gọi là quen. Và tới tận nửa năm chúng mới coi như thuần được. Thậm chí có con còn lâu hơn.
Cách nhận biết chim khướu thuần chủng hay không
Hiện tại chưa có thông tin về cách nhận biết chim khướu thuần chủng.
Đặc tính của loài này thuộc giống chim có kích thước lớn. Do vậy lồng nuôi chúng cũng phải to để đảm bảo. Lồng có thể làm bằng tre hoặc mây. Thông thường người ta hay dùng lồng tre. Các nan lồng cần được đan khít. Không gian trong lồng thoáng đã. Và lồng thì nên được quét sơn để tránh ẩm mốc. Cầu cho chim khướu đứng thư giãn nên để to tầm ngón tay cái là được. Chúng sẽ đứng vững vàng hơn.
Cách chọn giống lai của loài chim khướu trên thị trường
Chim khướu có kích thước trung bình, thỉnh thoảng có loại cỡ nhỏ. Vì chúng thuộc cùng giống với chim sẻ. Lông chim khướu rất mềm và xốp và thường hơi xỉn. Chân chim cũng cao hơn 1 số loài để thích nghi với việc đi trên mặt đất hoặc cành cao. Cánh chim hình hơi tròn. Tiếng hót to, vang và rất thu hút. Nếu là giống chuyên hót thì người thon thả hơn,chân nhỏ, lông cũng mỏng và mỏ cũng dài hơn.
Như đã nói dựa theo màu sắc chim khướu có 3 loại. Đó là khướu ô, khướu ô lờ, khướu bạc má. Về cơ bản phân biệt 3 loại này rất dễ. Nếu là khướu ô thì lông đen toàn bộ. Nếu là khướu ô lờ lông cũng đen nhưng bên má có lông bạc. Còn khướu bạc má thì màu đen hoặc xanh hai bên má có nhúm lông trắng nhỏ.
Gía bán chim khướu hiện nay
Giá của chim khiếu khá cao so với đa số các loài chim khác. Và giữa những bạn chim khiếu thuộc những giống khác nhau lại có sự khác biệt về giá thành. giá chim khướu bạc má sẽ thường giao động trong khoảng từ 1 đến 2 triệu đồng. Nhưng cụ thể một chú khướu bạc má giá bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào những tiêu chí nói trên. giá khướu mun thì rẻ hơn chút xíu khi dao động từ 1-1,5 triệu đồng. Ngoài ra còn có loại chim khướu da bò với giá thành rơi vào khoảng 1,6 triệu.
Mua ở đâu uy tín tại TPHCM HN
Liên hệ Duys Pets
097.6666.156
Để được tư vấn miễn phí