Câu Chuyện Sư Phạm: Chim Sơn Ca Nhỏ

"Dạy học thì dễ hơn giáo dục, vì dạy học chỉ cần biết, trong khi để giáo dục thì cần phải là." (Alberto Hurtado)

Ngày xưa có một chim sơn ca nhỏ bị lạc trong khu rừng rậm. Nó bay qua bay lại để tìm cha mẹ nhưng tìm mãi, tìm mãi mà không thấy. Cho nên, nó tin rằng nó bị bỏ rơi, bị mồ côi và nó sẽ chẳng còn nhìn thấy con chim sơn ca nào khác trên đời. Ngày tháng trôi qua và chim sơn ca dần lớn lên. Nó phát hiện một điều đáng buồn là nó chẳng hề biết hót như dòng giống sơn ca phải có, bởi chẳng hề có ai dạy nó hót. Chim sơn ca quyết định tập hót với bất cứ giá nào. Nó bắt đ̐ 7;u lùng kiếm xem ai có thể dạy nó hót. Gặp con gà, nó lên tiếng hỏi:

    Bạn có thể dạy tôi hát như một chim sơn ca được không?

Con gà trả lời với tất cả niềm hãnh diện:

    Nếu cậu nhóc bắt chước ta thì ta chắc rằng cậu sẽ hót hay hơn chim sơn ca ấy chứ!

Rồi ngay sau đó con gà bắt đầu dạy chim sơn ca những tiếng gáy "kic-ki-ri-ki" đầu tiên. Chim sơn ca ra sức học, và chẳng bao lâu nó đã có thể hót hay hơn cả con gà. Chim sơn ca bay lượn trong rừng dáng vẻ hạnh phúc, miệng ca hát không ngừng điệu nhạc "kic-ki-ri-ki".

Một ngày nọ, con vịt nghe thấy tiếng kêu ấy thì rất ngạc nhiên, nó hỏi:

  • Ai đã dạy bạn hát ngang thế?
  • Bạn gà dạy tôi đấy. Vậy bạn có thể dạy tôi hát hay như một chim sơn ca được không?

Con vịt trả lời rất cương quyết:

Và ngay lập tức, con vịt cất tiếng "qua - qua" dạy chim sơn ca. Con chim sơn ca bắt đầu chăm chỉ học bài học mới, và nó đã có thể hát hay hơn con vịt. Nó vui sướng bay khắp rừng, miệng líu lo mấy tiếng "qua, qua...". Con cú đậu trên ngọn cây cao nghe thấy chim sơn ca hót như một con vịt, liền nói:

  • Này, sơn ca. Cháu có biết cháu hót như một con vịt không?
  • Dạ, biết ạ. Nhưng con vịt nói rằng đây là bài hát hay nhất thế giới đấy ạ.
  • Sao cháu không hót như chim sơn ca?
  • Đúng. Cháu phải xin một chim sơn ca khác giống như cháu, để dạy cháu phải hót làm sao? - Con cú trả lời khôn ngoan.
  • Vâng. Nhưng trong rừng này chẳng có con chim sơn ca nào cả. Ngoài cháu - Chim sơn ca buồn rầu nói.
  • Vậy thì cháu phải để cho điều mà cháu có trong tim được thoát ra. Cháu hãy hít sâu vào, để cho con tim cháu ca lên điều nó cảm nhận thật tự nhiên. Chỉ có thế cháu mới khám phá ra được đâu là bài ca của cháu - Con cú chậm rãi giải thích.

Chim sơn ca nhất nhất thi hành điều bác cú khôn ngoan chỉ dạy. Nó bay lên đậu trên cành cây cao nhất, mặt ngước về phía hừng đông vừa bừng sáng. Nó để con tim rạo rực cất lên tiếng hát, và nó đã hót như một chim sơn ca thực thụ. Giọng ca lanh lảnh của nó vang khắp rừng, đổ đầy vào làn không khí niềm vui phấn chấn, rộn rã và thanh thoát. Dân cư khu rừng này chưa từng nghe được bài ca nào hay hơn thế.

Kể từ giờ phút này, chim sơn ca không còn phải bắt chước con vật nào để hót nữa. Nó khám phá ra rằng để trở thành chính mình thì không cần phải bắt chước ai cả, chỉ cần để cho tất cả những gì cảm nhận trong lòng được thoát ra. Cần phải cho những gì cảm nhận trong con tim được sống, được thể hiện ra bên ngoài.

Chim sơn ca bị đẩy vào một hoàn cảnh đáng thương. Nó loay hoay tìm những hình mẫu để bắt chước nên không nhận ra kho tàng nằm trong chính lòng mình. Hướng dẫn của bác cú khôn ngoan: "Hãy để cho những điều có trong tim được thoát ra, để cho con tim ca lên điều nó cảm nhận thật tự nhiên" cũng là lời chia sẻ hữu ích cho con người ngày hôm nay. Với sức ép của danh tiếng, của tiền bạc, của an toàn khiến cho nhiều người không dám thực hiện ước mơ và lý tưởng của mình. H 27;y để con tim lên tiếng là tiếng gọi của tự do của một con người dám sống thật với lòng mình.

  • Tại sao con chim sơn ca lại không biết hát?
  • Con gà và con vịt đã dạy chim sơn ca hót thế nào? Tại sao chúng lại làm điều đó?
  • Con cú đã giúp con chim sơn ca thế nào?
  • "Hãy để cho điều có trong tim được thoát ra" có nghĩa là gì?
  • Bạn giải nghĩa thế nào câu nói: "để cho điều mình có bên trong được thể hiện ra ngoài"?
  • Khi một ai đó quá dễ bắt chước người khác thì điều gì sẽ xảy ra?
  • Ngày nay, nhiều bạn trẻ dễ bắt chước những người nổi tiếng từ thái độ ứng xử, lời nói, trang phục... Điều này tốt hay xấu? Tại sao?
  • Con đường nào giúp bạn trở thành chính mình?
  • Đâu là những cản trở có thể có trên con đường trở thành chính mình của bạn?

  1. Tổ chức trò chơi bắt chước cho học sinh. Giáo lý viên phân chia cho mỗi em một tấm giấy, trên đó cho các em ghi tất cả những gì mà các em có thể bắt chước (người, động vật, đồ vật). Thu những tấm giấy đó và để chung vào một cái giỏ. Mỗi học sinh sẽ lên, lấy một tấm giấy và diễn tả điều em muốn bắt chước. Những người ngồi ở vòng tròn sẽ đoán xem đó là gì?
  2. Trò chơi soi gương. Một học sinh được chọn ra làm vua trong trò chơi, và mọi trẻ ngoài vòng tròn phải lặp lại cách chính xác những cử chỉ của em làm vua, như thể đây là tấm gương của mình. Thỉnh thoảng sẽ thay vị vua mới. Một cách thức khác có thể làm là những người ở vòng tròn sẽ phải lặp lại chính xác những gì vị vua nói.
Next Post Previous Post