Xem Nhiều 4/2024 # Kinh Nghiệm Cành Thế Và Bẫy Chào Mào # Top 0 Yêu Thích

Nói đến nghệ thuật bẫy chào mào thì đó là thú vui tao nhã nhưng cũng lắm công phu. Bẫy chào mào là nghệ thuật và người đi bẫy được ví như vị tướng điều hành, tuy không trực tiếp chiến đấu nhưng lại tính nước đi đúng đắn để mang lại chiến thắng. Có người cầm trong tay chú chào mào mồi hay nhưng không biết vận dụng thì cũng không đạt được kết quả mong đợi. Hôm nay mình xin chia sẻ kinh nghiệm cành thế và bẫy chào mào.

Nên chọn loại lồng bẫy cao, 2 mặt như kiểu lồng bẫy anh em Đà Nẵng hay dùng. Lồng cao giúp chú mồi di chuyển dễ dàng không bị chạm mào, đuôi vào lồng. Lồng bẫy 2 mặt dễ bẫy hơn loại 1 mặt, cầu tử nên chọn loại cầu móng ngựa làm bằng cây : mây, cafe, thầu đâu… Không nên chọn loại cầu tử làm bằng sắt nhỏ làm chim ngoài không dám đậu vào. Tiếp đến là ngụy trang lụp, dùng lá cây che chắn kĩ 2 bên sườn lụp, đáy lụp để bổi trời khỏi cắn nhau với mồi, ngoài ra cũng cần dùng lá che bớt phần lưới, chỉ để hở 2 mặt. Cho thêm cà chua, đu đủ, cam… hoặc có thể dùng sợi chỉ nhỏ cột cào cào vào cầu tử để kích thích chim trời.

Kinh nghiệm chọn cành thế bẫy chào mào

Xác định vị trí cây nào chim hay đậu thì treo lụp ở đó. Cần chọn cành cây treo phải to, không bị khô hay mục tránh hiện tượng gió mạnh làm chim mồi rớt xuống và tránh trường hợp lúc bổi trời đang đấu, cành và lụp bị đung đưa khiến bổi sợ hãi và bay đi.Đồng thời chọn cành cũng cần chọn khu vực có nhiều cành cây xung quanh, thoáng đãng và ít lá để bổi trời về có thể chuyền cành đấu với chim mồi. Những cành có vị trí cao hơn mặt cầu sập khoảng từ 15 cm đến 30 cm là chuẩn nhất và cách xa mép lụp không quá 15 cm, hạn chế những cành thấp hơn lồng bẫy. Chọn vị trí xác định nếu có nắng trưa thì mồi vẫn mát và không thiếu nắng, nghĩa là nắng sẽ chiếu qua khe lá vào lụp bẫy, không quá nắng nóng và tia nắng nhẹ sẽ giúp mồi căng và bền lửa hơn. Khi chọn cành và treo lụp cần làm nhanh kẻo chim trời bay mất.

Bây giờ chúng ta tìm nơi ẩn nấp không để chim trời thấy được nhưng phải xác định được vị trí treo bẫy. Nhằm bảo vệ chú mồi khỏi kiến cắn, chim cắt… làm thịt chú mồi, ngoài ra để xem nước đấu của bổi lẫn mồi để có những tính toán khác nếu thế trận không thuận lợi. Và như mình nói ở trên, người đi bẫy như một vị tướng điều binh bố trận. Cần quan sát thật kỹ bổi trời về đấu nếu :

Bổi trời bình thường : Tức là chim chơi cũng bình thường, không nổi trội hơn mồi thì cách bẫy như trên là đã gần như bắt được em bổi rồi. Cành thế thoải mái giúp cho chim bổi lựa chọn đấu hết khả năng của nó, vì nó toàn quyền lựa chọn những cành thế mạnh nổi trội làm tăng thêm sự hưng phấn, tự tin. Do đó bổi trời sẽ tìm được cho mình thời điểm tham chiến ở cành thế thuận lợi nhất mà nó lựa chọn. Và cũng đừng sợ ảnh hưởng đến chú mồi.

Bổi trời già rừng : Những chú chim trận tinh khôn, chim đầu đàn thống trị thung rộng và bản lĩnh hơn chú chim mồi thì cần xem xét thế đấu, phán đoán tình huống thật nhanh. Nếu bổi trời tinh khôn, đấu mạnh, chuyền cành lên xuống, xung quanh lụp làm chim mồi có phần bị động và giảm tinh thần chiến đấu. Thì cần xem xét nhanh cành nào bổi trời ưa thích khi đấu, cành mà nó chuyền đến đấu nhiều nhất với mồi. Tiến lại lụp mặc cho chim trời bay, các bạn cứ yên tâm bổi trời đang thế mạnh khi nghe mồi hót nó lại tới chiến đấu tiếp. Loại bỏ tất cả những cành thế xung quanh và chỉ chừa lại cành duy nhất chim bổi ưa thích. Đưa lồng bẫy gần cành thế đấu của chim trời sao cho cành thế cao hơn cần sập không quá 20 cm và xa hơn không quá 10 cm. Nếu không có cành treo mồi phải nhanh chóng kiếm 1 cành gác lên để phù hợp với thế treo trên.

Tiếp tục tìm nơi ẩn nấp và quan sát. Những cành thế tốt làm lấn áp chim mồi của bổi đã mất, khi đó bổi trời không thể luân phiên cành như lần trước, chim mồi lúc này sẽ tự tin mà đấu lại với bổi. Với cự ly chỉ 10 cm khi bổi trời về cành đấu ưa thích của nó, mồi và bổi đấu ở cự ly gần, khi ra đòn bổi trời thường sẽ bám đá chứ không thể đá chớp nhoáng, cự ly này làm bổi trời không thể đá mé hay dưới chỉ còn cách duy nhất là nhảy vào cầu tử đá thôi. Khi đó thành quả đạt được sẽ cao, cũng có nhiều trường hợp chim không chịu vào, chúng ta phải tìm tòi và học hỏi thêm để giành tỉ lệ chiến thắng cao hơn, không được thì cũng đừng buồn. Bởi đi bẫy chim đâu phải để đạt mục đích tóm được chú chim, cái thú ở đây là được thưởng thức nết chơi bài bản của mồi, chất giọng, nước đấu, thế đá, tố chất, bản lĩnh của bổi trời khi còn đang ở ngoài rừng.

Một vài kinh nghiệm chọn cành thế và cách bẫy chào mào chia sẻ cùng các bạn, chúc bắt được chiến binh già rừng hay.