Xu Hướng 4/2024 # Du Lịch Hà Giang Có Gì Đẹp? Cùng Nhau Khám Phá Vùng Đất Tam Giác Mạch # Top 4 Yêu Thích

Nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ cùng với những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt, những cánh đồng hoa tam giác mạch phủ tím những quả đồi hòa quyện với bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao là những điều thu hút du khách khắp nơi đến với du lịch Hà Giang.

GIỚI THIỆU DU LỊCH HÀ GIANG

Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà nó còn đẹp bởi Sắc Hoa và Tình Người. Hoa nở quanh năm với các mầu sắc diệu kỳ như: Vàng vàng của Hoa Cải, Tim Tím của Tam Giác Mạch, Trắng muốt của Hoa Mận.

Hà giang đẹp quanh năm, bạn có thể du lịch hà giang hoặc phượt Hà Giang vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên để khám phá hết vẻ đẹp của vùng cao nguyên đá này thì bạn nên đến Hà Giang vào những thời điểm sau.

THÁNG 1: MÙA HOA ĐÀO, HOA MẬN, HOA CẢI VÀNG

Mùa xuân đến, khắp nơi từ Quản Bạ (Quyết Tiến, Minh Tân), Yên Minh (Lao Và Chải, Na Khê, Bạch Đích), Đồng Văn (Phó Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, Sà Phìn, Thài Phìn Tủng), Mèo Vạc (Sủng Trà, Sủng Trái, Lũng Phìn), nơi nơi là đào, mận, cải khoe sắc cùng với nền đá đen của cao nguyên đá, với những nếp nhà trình tường.

Tới Hà Giang, du khách có thể ngắm nhìn những ruộng lúa đẹp như tranh vào mùa nước đổ ở: Hoàng Su Phì, núi đôi Quản Bạ, hay những ruộng nhỏ điểm xuyết bên con đường hạnh phúc mã Pí Lèng…

Đi đến Hà Giang có rất nhièu cách, bạn có thể đi xe khách sau đó lên đên Hà Giang thuê xe máy hoặc ô tô riêng. Nếu muốn chủ động thời gian và cung đường đi ngay từ hà Nội thì có thể dùng ô tô riêng hoặc xe máy riêng đi từ Hà Nội để đến Hà Giang.

ĐI BẰNG XE KHÁCH (BUS)

Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang, xe sẽ di chuyển trực tiếp từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang.

Lưu ý: bạn nên đi xe khách vào chuyến đêm 20h30 – 21 – 22h đêm hôm trước (thường là đêm Thứ 5 hoặc Thứ 6) để ngủ một đêm trên xe, và về vào đêm Chủ Nhật, như thế sẽ tiết kiệm được 1 đêm ở trên xe khách.

– Xe Hải Vân (Hà Nội – Tp Hà Giang), giờ xuất bến : Hà Nội 20h30 – Hà Giang 20h35

– Xe Hưng Thành (Hà Nội – Tp Hà Giang), giờ xuất bến Mỹ Đình: 8h30-10h05-10h15-14h30-19h30, Gia Lâm: 09h00-19h00.

– Xe Cầu Mè (Hà Nội – Tp Hà Giang). Giờ xuất bến : Hà Giang 8h20-10h30-21h00, Mỹ Đình 7h30-9h30-21h00.

ĐI PHƯỢT BẰNG XE MÁY, HOẶC ÔTÔ RIÊNG ĐẾN HÀ GIANG

Có thể chọn 1 trong 2 tuyến đường sau:

– Tuyến 1: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang. Tuyến đường này được nhiều người biết đến và cũng có khá nhiều xe qua lại.

– Tuyến 2: Hà Nội – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cổ Tiết – Cầu Phong Châu – Phú Thọ – Đoan Hùng – Tuyên Quang. Từ TP Tuyên Quang đi tiếp đến Hàm Yên – Bắc Quang – Vị Xuyên – TP Hà Giang.

ĐI LẠI TẠI HÀ GIANG

Sau khi bạn lên tới Tp Hà Giang, bạn nên thuê xe máy hoặc xe tour ghép đoàn để đi khám phá hết các điểm du lịch của Hà Giang.

Thông thường du khách đi du lịch Hà Giang thường lựa chọn đi xe khách lên Hà Giang từ đêm hôm trước, nghủ đêm trên xe, đến khoảng 5h sáng hôm sau thì lên tới Tp Hà Giang, khi đến Tp Hà Giang các bạn ăn sáng, rồi thuê xe máy đi 1 vòng từ Tp Hà Giang lên Đồng Văn, Mèo Vạc, Cột cờ Lũng Cú, quay về Yên Minh rồi quay trở lại tp Hà Giang vì quãng đường từ Hà Giang lên Đồng Văn bạn sẽ đi qua hầu hết các điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Giang.

Bạn cũng có thể thuê xe khách đi đoàn đông từ Hà Nội lên thẳng Đồng Văn (nghỉ ăn trưa ở Tp Hà Giang) nhưng như thế sẽ bở lỡ rất nhiều thắng cảnh đẹp của Hà Giang trên đường đi.

ĐIỂM DU LỊCH ĐẸP NHẤT HÀ GIANG

Đến Hà Giang bạn sẽ được ngắm nhìn đệ nhất hùng quan ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín, thung lũng hoa tam giác mạch, đi qua những cung đường tuy hiểm trở nhưng cũng rất đỗi nên thơ của 1 trong tứ đại đỉnh đèo Mã Pí Lèng, hay cảm nhận cuộc sống yên bình, cổ kính tại phố cổ Đồng Văn.

CỘT MỐC SỐ KM 0

Đây là điểm check-in thú vị đầu tiên trên hành trình khám phá Hà Giang, nằm ngay trong thành phố Hà Giang, từ Hà Nội đi lên bạn đừng quên chụp vài kiểu ảnh kỷ niệm tại cột mốc này.

Nhìn từ xa dốc Bắc Sum như dải lụa mềm mại vắt ngang đỉnh núi. Giữa những ngọn núi đá tai mèo cheo leo, dốc Bắc Sum ẩn hiện giữa làn sương mờ ảo. Vượt qua con dốc Bắc Sum ngắm tòan cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc

Những cánh đồng và sườn núi, sườn đồi ở nơi đây trông rất nhiều hoa như Tam Giác Mạch, Cải Vàng, Hoa Hồng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là hoa Tam Giác Mạch, đến đây bạn có thể bắt gặp những cánh đồng hoa tam giác mạch đẹp nhất nhì Hà Giang, rộng bao la, phủ sắc tím cả một vùng.

Hà Giang hiện là điểm đến rất được ưa chuộng ở miền Bắc. Do đó, dịch vụ lưu trú cũng rất phát triển. Thông thường du khách tới đây sẽ nghỉ tại 2 điểm chính là Đồng văn và Mèo Vạc. Tại 2 điểm này, bạn có thể dễ dàng tìm được một khách sạn hay nhà nghỉ với giá cả hợp túi tiền.

Tuy nhiên nếu đi vào mùa cao điểm như mùa lúa chín hay mùa hoa tam giác mạch, thì bạn nên đặt phòng trước để tránh tình trạng hết phòng khi đến đây.

MÓN NGON Ở HÀ GIANG

Cao nguyên núi đá Hà Giang không chỉ có cảnh vật hùng vĩ mê hoặc lòng người mà còn là thiên đường ẩm thực với những món ngon lạ và độc đáo.

Thắng Cố: Mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Đàn ông Mông đi chợ Đồng Văn đều mong được ăn một bát thắng cố, uống vài bát rượu với bạn bè. Đồng bào Mông thường mang theo mèn mén, đến chợ mua thêm bát rượu và thắng cố là có thể mời bạn bè vui chung.

Thịt trâu gác bếp: là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc.

Bánh cuốn Đồng Văn: Nơi miền đá lạnh Hà Giang, người ta phải ăn món gì thật nóng, thật cay để chống chọi không khí u ám tỏa ra từ đá núi. Nhưng bánh cuốn trứng, đặc sản của miền địa đầu tổ quốc này, lại là “món lạnh”, dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ.

Chén nước chấm hoàn thành, bạn chỉ cần khẽ gắp miếng bột ướt mỏng tang, bên trong ẩn hiện màu đỏ lòng đào của trứng, nhận chìm tất cả trong chén nước tự pha chế, rồi cảm nhận khẩu vị lạ mà khoái khẩu của miền đất tận cùng.

Cháo Ấu tẩu: Đêm mùa đông lạnh lạnh, lang thang ở thị xã Hà Giang, kiếm một góc quán và gọi món cháo ấu tẩu. Đủ các cung bậc mùi vị trong một bát cháo nhỏ: thơm lôi cuốn của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm được trồng trên nương nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu được ninh kỹ và nước hầm chân giò béo ngậy, mùi lá thơm, lá gia vị. Bát cháo ấu tẩu nhìn rất hấp dẫn bởi sự kết hợp hài hòa giữa gạo, thịt băm, nước xương, rau thơm…

Cơm Lam Bắc Mê: là một trong sản vật đặc sản của cùng đất Hà Giang. Món ăn này từ lâu đã đưuọc du khách đặc biệt yêu thích và lựa chọn làm quà về mỗi khi tới cao nguyên đá. Món ăn có hương vị ngon, hấp dẫn khó quên khi thưởng thức chúng chỉ một lần.

Rêu Đá: Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là 1 loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ.

Xôi ngũ sắc: Cộng đồng các dân tộc vùng núi phía Bắc sở hữu một nền văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng và độc đáo. Trong đó, xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

Gọi là xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường, xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy xôi ngũ sắc tại các phiên chợ ở Hà Giang.

Thắng Dền: Lên Đồng Văn, giữa thị trấn hun hút gió mùa đông mà được ngồi bên bếp lửa ăn bát thắng dền, thật không có gì ấm áp và thú vị bằng.

Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.

Cam Bắc Quang: Đã từ lâu, cam sành trở thành một đặc sản nức tiếng mỗi khi người đi xa về gần nhắc đến đất Bắc Quang, thứ đến mới là chè. Có được điều đó là bởi vùng đất này có những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không giống với bất cứ vùng đất nào để tạo nên những trái cam mang hương vị riêng biệt, vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn của miền núi rừng phía nam của tỉnh Hà Giang.

Lạp xưởng gác bếp: Lạp xưởng ở Hà Giang có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.

LỊCH TRÌNH 3 NGÀY, 2 ĐÊM

Ngày 1: Hà Nội – Hà Giang – Đồng Văn

– 06h15: khởi hành chuyến đi du lịch Hà Giang.

– 09h00: Dừng nghỉ ngơi và chụp hình đồi chè Tuyên Quang trên đường đi.

– 11h30: ăn trưa tại thành phố Hà Giang. Sau bữa trưa tiếp tục đi Đồng Văn chiêm ngưỡng những cảnh đẹp kỳ thú của Công viên địa chất Công viên đá Đồng Văn.

– 16h30: Đến bản Sủng Là thăm ngôi nhà Cổ của người H’mông với tường trình bằng đất – nơi đã được sử dụng làm bối cảnh để quay bộ phim nhựa Chuyện của Pao.

– 18h00: Đến thị trấn Đồng Văn, nhận phòng nghỉ, ăn tối. Buổi tối thăm quan phố Cổ Đồng Văn và nhâm nhi tách cafe phố Cổ. Nghỉ đêm tại Đồng Văn.

Ngày 2: Đồng Văn – Cột cờ lũng cú – Mã Pì Lèng – Yên Minh

06h30: Trả phòng khách sạn, ăn sáng và khởi hành đi Lũng Cú.

08h30: Thăm Cột Cờ Lũng Cũ – nơi địa đầu Tổ quốc, điểm có vĩ độ cao nhất trên bản đồ của Việt Nam. Trên đường đi thăm Dinh vua Mèo Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và chụp hình hoa Tam Giác Mạch tại khu vực Lũng Táo.

10h00: Thăm Dinh vua mèo Vương Chính Đức nằm trong một thung lũng của xã Sà Phìn, đây là dòng họ giàu có và quyền uy nhất Châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20.

11h30: Ăn trưa tại Đồng Văn. Sau bữa trưa di chuyển đến Mèo Vạc.

13h30: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đèo Mã Pì Lèng, chụp hình đèo cùng dòng sông Nho Quế nhìn từ trên cao giống như một dải lụa xanh mềm mại.

15h00: Dừng chân chụp hình tại cung đường đèo chữ M nổi tiếng tại Mèo Vạc.

17h00: Về đến thị trấn Yên Minh, nhận phòng nghỉ ngơi.

18h30: Ăn tối. Thăm thú phong cảnh Yên Minh về đêm. Nghỉ đêm tại Yên Minh.

Ngày 3: Yên Minh – Quản Bạ – Hà Giang – Hà Nội

06h30: Trả phòng khách sạn, ăn sáng và lên xe đi Quản Bạ. Trên đường đi Quản Bạ, dừng lại chụp hình hoa tam giác mạch tại khu vực khu vực Tráng Kìm và gần thị trấn Quản Bạ (thường có hoa vào dịp tháng 9 đến giữa tháng 12 hàng năm).

08h30: Thăm chợ phiên Quản Bạ vào sáng chủ nhật hàng tuần.

09h15: Dừng chân tại điểm dừng chân Cổng Trời Quản Bạ chụp hình Núi đôi Cô Tiên hay còn gọi là Núi đôi Quản Bạ và toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao.

11h00: Ăn trưa tại thành phố Hà Giang.

19h00: về tới Hà Nội kết thúc chuyến đi Hà Giang 3 ngày 2 đêm

MUA GÌ LÀM QUÀ KHI DU LỊCH HÀ GIANG?

Du khách có thể dễ dàng mua được những đồ này về làm quà ngay tại những phiên chợ vùng cao như:

– Chợ phiên Đồng Văn – Chợ Mèo Vạc – Chợ Xín mần

Ngoài ra, trên đường đi bạn cũng có thể mua được những thức quà này. Bởi người dân thường ngồi bên đường và bán những đồ do chính tay mình làm ra như rượu ngô, cam vườn nhà hay táo mèo.

NHỮNG LƯU Ý KHI DU LỊCH HÀ GIANG

– Nếu đi xe máy bạn cần mang theo: giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe và giấy tờ), mua xăng dự trữ (chai 1,5l)và mượn đồ vá xe (bơm, đồ mở lốp, miếng vá, keo dán…) dự phòng từ chủ thuê xe. Bây giờ dịch vụ vá xe đã có ở hầu hết mọi đoạn đường, nhưng những thứ này rất rất cần thiết để dự phòng cho một chuyến đi xe máy an toàn.

– Quần áo: đi mùa đông nhất định bạn phải mang áo ấm, khăn, găng tay, vì mùa đông ở Hà Giang rất lạnh, còn mùa hè cũng nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng, vùng cao khí hậu về đêm có thể hơi lạnh.

– Giày: tốt nhất là giày leo núi hoặc giày đi bộ.

CÁC PHIÊN CHỢ HÀ GIANG

Chợ ở Huyện Quản Bạ

– Chợ huyện họp tại Thị trấn Tam Sơn vào sáng thứ 7 cuối tuần – Chợ Cao Tả Tùng là phiên chợ của 3 xã Cao Mã Pờ, Tả Ván, Tùng Vài họp vào thứ 6 hàng tuần – Chợ Tùng Vài – 5 ngày họp một phiên – Chợ Tráng Kìm (thuộc xã Đông Hà) họp vào ngày Mùi và ngày Sửu – Chợ Nghĩa Thuận – Họp vào ngày Thìn và ngày Tuất, hôm trước ở Việt Nam thì hôm sau ở Trung Quốc

Chợ ở Huyện Yên Minh

– Chợ Yên Minh – họp vào sáng chủ nhật hàng tuần – Chợ Bạch Đích – Có 3 phiên chợ mỗi tuần là Chợ Cửa khẩu Bạch Đích hay chợ Mốc 9 hoặc chợ Mốc 358 họp vào sáng chủ nhật. Chợ bản Muồng họp vào thứ 7, cuối cùng trong 3 phiên chợ của xã là chợ Tráng Lệ. – Chợ Du Già – Họp vào sáng thứ 6 hàng tuần.Chợ họp ngay ở trung tâm xã, địa hình tương đối bằng phẳng. Đây là một trong những phiên chợ khá hoang sơ và đậm nét văn hoá dân tộc, trong buổi chợ thường diễn ra các hoạt động văn hoá văn nghệ. – Chợ Đường Thượng – Họp vào thứ 6 hàng tuần – Chợ Mậu Duệ – Họp vào sáng chủ nhật – Chợ Sủng Tráng – Họp vào sáng chủ nhật

Chợ Huyện Đồng Văn

– Chợ Trung tâm – Chợ Đồng Văn -Họp vào sáng chủ nhật hàng tuần – Chợ Sủng Trái – họp thường xuyên vào các ngày Sửu (ngày con Trâu) và ngày Mùi (ngày con Dê) hằng tháng. – Chợ Lũng Phìn – Họp vào ngày Dần và ngày Thân – Chợ Phố Cáo – Họp vào ngày Thìn và ngày Tuất – Chợ Xà Phìn – Họp vào ngày Tỵ và ngày Hợi ) – Chợ Sủng Là – Họp lùi – Chợ Ma Lé – Họp vào ngày Tý và ngày Ngọ – Chợ Lũng Cú – Họp vào ngày Mùi và ngày Sửu – Chợ Phó Bảng – Họp vào ngày Ngọ và ngày Tý

Chợ Huyện Mèo Vạc

– Chợ Trung tâm – Chợ Mèo Vạc họp sáng Chủ nhật hàng tuần – Chợ Cốc Pài (Chợ Huyện) họp vào sáng chủ nhật – Chợ Niêm Sơn – Họp 5 ngày một phiên – Chợ Khau Vai – Họp vào sáng các ngày mùng 2, 7, 12, 17,22, 27 (âm lịch) trong tháng. – Chợ tình Khau Vai họp 1 năm 1 lần vào ngày 27/3 âm lịch – Chợ Sủng Trà – Họp vào ngày thứ 7 hàng tuần – Chợ Pà Vầy Sủ họp vào thứ 5 hàng tuần – Chợ Nàn Xỉn họp vào thứ 5 hàng tuần – Chợ Chí Cà họp vào thứ 6 hàng tuần – Chợ Xín Mần họp vào thứ 6 hàng tuần – Chợ Thèn Phàng (Chợ Km 26) họp vào sáng thứ 7 hàng tuần

Cảm ơn các bạn đã đọc bài travel blog của Carback