Xem Nhiều 4/2024 # Các Bệnh Thường Gặp Ở Chim Bồ Câu Và Biện Pháp Phòng & Điều Trị Thảo Dược # Top 1 Yêu Thích

Ngày: 30/07/2024 lúc 11:12AM

I.CÁC LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHIM BỒ CÂU

1. Bệnh thương hàn ( Salmonellosis)

– Bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S. enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae gây ra. Bồ câu bị nhiễm bệnh thông qua đường tiêu hóa khi ăn hay uống phải thức ăn, nước uống có chứa vi khuẩn.

– Sau khi bị nhiễm vi khuẩn từ thức ăn, nước uống thì thời gian ủ bệnh khoảng từ 1-2 ngày.

– Triệu chứng: Bồ câu ít hoạt động, kém ăn, uống nước nhiều, thân nhiệt tăng. Chim ủ rũ, đặc biệt tiêu chảy phân xanh hoặc xám vàng, giai đoạn cuối phân lẫn máu. Chim thường chết sau 3-5 ngày. Đặc biệt chim bị thương hàn thì ảnh hưởng đến trứng. Trứng được đẻ bởi cá thể chim mẹ bị thương hàn thì vỏ trứng mỏng, dễ vỡ, con nở ra thì yếu dễ chết.

Phân chim bị thương hàn

2. Bệnh cầu trùng ( Pigeoncocidiosis)

– Bệnh gây ra do một số loài cầu trùng thuộc giống Eimeria: Eimeria acervulina, Eimeria tenella, Eimeria praecox, Eimeria mivatis…

– Bệnh thường thấy ở bồ câu non từ 1-4 tháng tuổi. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao giữa xuân – hè và thu – đông. Chim khi bị bệnh thì có triệu chứng tiêu chảy phân có dịch nhầy, đôi khi lẫn máu do thành ruột bị tổn thương, phân có màu socola.

3. Bệnh nấm diều

– Bệnh do nấm Candia albicans gây ra . Mẫn cảm nhất là bồ câu từ 1-2 tháng tuổi. Bệnh có thể lây qua dụng cụ, thức ăn, nước uống ko đảm bảo vệ sinh. Cũng có thể do dung kháng sinh phổ rộng dài ngày.

– Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt trong mỏ có thể bóc tách dễ dàng, không chảy máu. Diều cứng không tiêu có hiện tượng hen khạc, nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua. Kèm theo tiêu chảy phân sống, bồ câu non chậm lớn, mọc long chậm và tỉ lệ chết cao.

Nấm trong miệng và họng của chim bị bệnh nấm diều 4. Bệnh đậu

– Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do virus đậu gây ra. Virus này có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt như: khô hanh, ẩm ướt, dưới ánh sáng…Côn trùng là trung gian truyền bệnh, điển hình như: ruồi, muỗi,… Virus tồn tại trong cơ thể muỗi lên đến 56 ngày và truyền qua các vết cắn, vết thương hở ngoài da, bệnh xảy ra quanh năm nên là mối nguy hại cho việc nuôi chim bồ câu.

– Triệu chứng:

Thể ngoài da: Trên da hình thành các mụn đậu ở các vị trí như đầu, khóe mắt, khóe miệng, mặt trong cánh, quanh hậu môn và da chân. Khi mới xuất hiện chỉ là những nốt sần nhỏ có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Các nốt đâu mọc ở mắt làm chim khó nhìn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi, làm khó thở.

Biểu hiện ngoài da và trong niêm mạc họng của chim bị bệnh đậu

Thể niêm mạc: Thể này thường xảy ra trên chim con, chim bệnh có biểu hiện khó thở, biếng ăn do niêm mạc hầu và họng bị đau, sốt, từ miệng chảy ra nước nhờn có lẫn mủ. Kiểm tra niêm mạc sẽ thấy niêm mạc ở khóe miệng, hầu họng và thanh quản có khối như khối u màu vàng trắng.

Thể hỗn hợp: Là trường hợp chim có triệu chứng và bệnh tích của cả 2 thể là ngoài da và yết hầu, chim khi ở thể này thường tỷ lệ chết cao.

5. Bệnh Newcastle

– Bệnh Newcastle là một bệnh phổ biến, bệnh do Paramyxo virus gây ra.

– Triệu chứng:

Thể tiêu hóa: Chim ăn ít, uống nhều nước, diều đầy hơi không tiêu, chim đi ỉa phân trắng, xanh, vàng nhợt.

Thể hô hấp: Chim khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.

Thể thần kinh: Chim bị liệt, ngoẹo đầu, ngoẹo cổ.

Dạ dày tuyến và phân của chim bồ câu bị bệnh Để giải quyết tình trạng chim bị bệnh, tăng hiệu quả kinh tế thì Công ty Cổ phần DNA giới thiệu bộ đôi sản phẩm sử dụng để phòng và điều trị bệnh cho chim bồ câu. 1. Sản phẩm CoxxOil

Thành phần: Là hỗn hợp 10 loại tinh dầu tự nhiên phối hợp (kháng sinh thảo dược).

Công dụng:

Phá vỡ vòng đời của tất cả các loại cầu trùng từ đó kiểm soát hoàn toàn bệnh cầu trùng.

Tăng hấp thụ thức ăn, kích thích sinh trưởng vật nuôi.

Cách dùng

Gỉảm mùi phân, nước tiểu, hạn chế ruồi, muỗi trong chuồng nuôi.Liều phòng: 1ml/2lít nước uống

Liều điều trị: 1ml/1lít nước uống

Thời gian sử dụng: Uống liên tục 4-6h/ngày, trong 7-10 ngày

2. Sản phẩm Mixxoil

Thành phần: Là hỗn hợp các tinh dầu thiết yếu kết hợp với acid hữu cơ và acid béo cần thiết để tạo ra sản phẩm có khả năng kháng khuẩn rất mạnh.

Công dụng:

Bổ sung acid hữu cơ và acid béo cho vật nuôi.

Kháng viêm, kháng nấm và chống oxy hóa.

Tăng sức đề kháng cỉa thiện năng suất vật nuôi.

Cách dùng:

Liều phòng: 1ml/2lít nước uống

Liều điều trị: 1ml/1lít nước uống

Thời gian sử dụng: Uống liên tục 4-6h/ngày, trong 7-10 ngày.

Lưu ý: Khi áp lực mầm bệnh tại trại cao thì có thể tăng liều dùng để phòng và điều trị.

Không chỉ dừng lại ở những công dụng trên mà khi sử dụng sản phẩm Coxxoil và Mixoil++ còn giúp cho chim trở nên khỏe mạnh, có sức đề kháng cao từ đó hạn chế việc chim bị mắc những bệnh khác, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Công ty Cổ phần DNA Việt Nam xin chúc tất cả các hộ chăn nuôi thành công.

Liên hệ kỹ thuật: Kỹ Sư Nguyễn Thế Mạnh – 0906.246.156