Xem Nhiều 4/2024 # Quản Lý Thức Ăn Của Vẹt # Top 1 Yêu Thích

Có thể viết cả một quyển sách về quản lý thức ăn cho vẹt, nhưng để đơn giản, ở đây tôi sẽ mô tả những điều cơ bản cần thiết để thực hiện thành công việc này. Trước hết, tại sao lại cần quản lý thức ăn cho vẹt? Người ta thường lầm tưởng rằng trong thế giới hoang dã, vẹt có thức ăn cả ngày và điều này cũng nên xảy ra khi nó ở trong lồng, nhưng thực ra không phải như thế. Hầu hết các giống vẹt (và các giống chim nói chung) có xu hướng ăn vào buổi sáng và buổi tối để tránh bị ăn thịt vào buổi trưa.

Những chú vẹt bị bắt nuôi trong nhà thường quá cân do bị nuôi giữ trong nhà. Điều này không phải là do chúng ăn bao nhiêu mà là chúng ăn gì. Rất nhiều các thức ăn cho vẹt ở các cửa hàng có chất béo và đường cao để bảo đảm lũ vẹt thích ăn chúng và chủ nhân của chúng sẽ quay trở lại để mua thêm. Rồi còn sự thật là thức ăn được đưa cho vẹt cả ngày trong lồng. Vì buồn chán, chúng ăn những thức ăn này mặc dù chúng không thực sự có nhu cầu. Việc này cũng giống như bạn ngồi ở ghế sô-pha hoặc bạn tham dự một buổi gặp gỡ ngoài xã hội với các món ăn vặt trên bàn. Cuối cùng bạn ăn nhiều hơn dự định bởi vì bạn ăn ít một và cứ tiếp tục ăn. Ngoài việc dư thừa thức ăn chúng còn thiếu vận động. Những con vẹt bị cắt cánh ít vận động nhất bởi việc chúng không thể bay giảm khả năng vận động của chúng. Nhưng kể cả những con bay được nhưng bị nhốt trong lồng cũng không vận động chút nào. Và ngay cả những con biết bay và được ra ngoài lồng cũng không có đủ sự vận động cần thiết. Vì những lý do này, cuối cùng vẹt ăn quá nhiều và vận động quá ít.

Bệnh béo phì là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những chú vẹt. Những vấn đề về thận, gan, cơ bắp, tim và hô hấp là các vấn đề dễ thấy. Các vấn đề về tâm lý cũng có thể được liên hệ với đời sống tù túng, sự dư thừa năng lượng, sự buồn chán và sự thiếu vận động. Việc đẻ trứng cũng là một sản phẳm phụ của việc dư thừa năng lượng trong các con vẹt cái và đem lại các nguy cơ cho chúng. Các hoạt động của hoóc-môn như việc làm tổ và tìm bạn cũng bị gây ra bởi việc dư thừa năng lượng. Những hoạt động này có xu hướng làm cho chủ vẹt đi sai hướng và dẫn tới các vấn đề không phù hợp với cuộc sống gia đình của con người. Cuối cùng, bạn thử nghĩ xem, các chú chim phù hợp nhất với cuộc sống nơi hoang dã. Hệ thống miễn dịch, hệ thống bay và các chức năng cơ thể của chúng được tiến hóa để hoạt động tốt nhất ở một mức cân nặng mà nó có khi ở trong rừng. Và vì sự cạnh tranh và sự thiếu thức ăn trong thế giới tự nhiên, béo phì không phải là một vấn đề mà những chú vẹt rừng cần phải đối mặt. Nó chỉ là vấn đề khi những chú vẹt có gen hoang dã lại bị nuôi trong nhà với quá nhiều thức ăn và quá ít vận động, đến nỗi mà chúng không có một cơ chế đóng tự động để cân bằng các nhu cầu năng Iượng của.

Tôi hi vọng bạn đã tin rằng việc quản lý thức ăn cho những chủ vẹt bị bắt nuôi trong nhà thì không chỉ với mục đích để sử dụng thức ăn để huấn luyện mà còn là một điều cần thiết vì sức khỏe của chúng. Nếu bạn từ chối không chấp nhận sự cần thiết phải điều khiển lượng thức ăn mà thú vẹt của bạn ăn (mà điều này hầu hết có nghĩa là giảm lượng thức ăn xuống), thì tôi không chắc là việc bạn làm theo các gợi ý trong cuốn sách này cỏ đủ để đảm bảo chú vẹt của bạn được vui vẻ, khỏe mạnh và cư xử tốt không. Việc quản lý thức ăn là một trong những khái niệm cốt lối của cách tiếp cận mà sẽ dẫn tới những người bạn vẹt cofflia năng thích nghi cao.

Bạn cũng không nên cảm thấy rằng việc quản lý thức ăn là vô nhân đạo. Nó chỉ là một nỗ lực để mô phỏng sự khan hiếm thức ăn trong tự nhiên mà chú vẹt đã được tiến hóa đủ để chống chọi. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần điều chỉnh để bù đắp giữa tốc độ chậm của cuộc sống trong lồng, nhà và mức độ năng lượng cao trong các thức ăn tinh chế mà chúng ta cho vẹt ăn. Như vậy, cuối cùng, những ngưòi bạn vẹt của chúng ta sẽ ăn ít hơn nhiều so với những người bạn hoang dã của chứng, tuy nhiên, sự mập mạp và tình trạng của chúng sẽ tương tự nhưng tốt hơn những con vẹt hoang dã. Một tác dụng phụ có ích khác đó là chú vẹt sẽ thích ăn những thức ăn lành mạnh mà bạn cho nó ăn hơn và trở nên ít kén chọn hơn vì nó đói hơn.

Mặc dù việc quản lý thức ăn cỏ thể được tiến hành với mọi chú vẹt, có một số ngoại lệ như sau khi chú vẹt ốm, bị thương hoặc rất già nên luôn luôn được cho ăn. Tương tự như thế, những chú vẹt con và những chú vẹt rất bé cần luôn được cho ăn bởi vì chúng ăn nhiều khi chúng đang lớn. Trong cả hai trường hợp này, cần gịữ lại các món ăn ngon và chỉ sử dụng khi huấn luyện vẹt.

Những chú vẹt yến phụng, cockatiel, vẹt parrotlet và những con vẹt nhỏ khác không nên bị đói quá 6 giờ vào ban ngày và 12 giờ vào ban đêm. Không loại vẹt nào nên bị đói quá 12 giờ vào ban ngày và 18 giờ vào ban đêm. Bạn cũng không nên quản lý thức ăn của một chú vẹt trong tuần đầu tiên nuôi nó. Bạn hãy cho nó nhiều thức ăn và một số món ăn ngon để trong lồng để chú vẹt làm quen với ngôi nhà của bạn. Bạn hãy nghe lời khuyên của bác sĩ thú y về chim và bạn hãy sử dụng các lí lẽ thường tình cho các trường hợp đặc biệt khi nào cần tránh quản lý thức ăn. Mặt khác, với hầu hết các chú vẹt thông thường khác, bạn hãy làm theo các hướng dẫn sau như là một hướng dẫn cơ bản để thiết lập một chu trinh quản lý thức ăn.

Nếu bạn thưòng nhốt 2 hoặc hơn 2 chú vẹt vào cùng 1 lồng, bạn sẽ phải tách chúng ra trong toàn bộ quá trình cho ăn hoặc ít nhất khi chúng đang ăn. Nếu bạn thích chúng ở cùng nhau, bạn sẽ cần phải cho chúng ăn riêng nếu không con này sẽ lấy thức ãn của con kia và tạo nên một sự mất cân bằng nguy hiểm. Bạn đừng cho vẹt ăn trong lồng. Một cách đơn giản và rẻ tiền đó là cho từng chú vẹt ăn trong một cái lồng du lịch. Bạn có thể đặt mỗi con vào trong một cái lồng du lịch với một khẩu phần ăn đã tính toán cho nó hoặc đem lần lượt từng con ra khỏi lồng và cho ăn trong trong chiếc lồng du lịch. Bạn cũng cần đảm bảo lau sạch những vụn thức ăn của con trước để tránh việc con vẹt sau ăn quá nhiều.

Cách dễ nhất để áp dụng việc quản lý thức ăn cho các chú vẹt yến phụng, cockatiel, parrotlet, lovebird, vẹt kết và các chú vẹt nhỏ khác là cho ăn tự do nhưng mang thức ăn ra khỏi lồng 6 tiếng trước giờ huấn luyện. Ví dụ, bạn có thể đặt thức ăn vào lồng vẹt khi bạn đi làm nhưng bạn sẽ lấy nó ra ngay khi bạn về đến nhà. Bạn có thể huấn luyện vẹt vào buổi tối ngaỵ trước khi nó đi ngủ. Bạn cho nó ăn các món ngon trong khi luyện tập rồi cho chú vẹt vào lồng ăn bữa cuối cùng trước khi đi ngủ. Ngoài ra bạn cũng có thể huấn luyện nó vào buổi sáng sớm vì ca đêm nó không ăn gì. Bạn đừng để thức ăn vào lồng vào ban đêm để bảo đảm nó không ăn vào ban đêm để bạn có thể huấn luyện nó vào buổi sáng.

Với các loại vẹt khác, bạn có thể giới hạn cho ăn từ 1 đến 2 bữa mỗi ngày. Việc này sẽ cho bạn 2 cơ hội để huấn luyện vẹt mỗi ngày (mặc dù bạn cỏ thể sử dụng cả hai, một hoặc không dùng cái nào). Tuy nhiên, việc quản lý thức ăn này không chỉ vì mục đỉch huấn luyện mà còn để đảm bảo chú vẹt không ăn quá nhiều và đảm bảo nó muốn quay trở lại chuồng sau khi được cho ra ngoài. Bạn đừng lo về việc nó chỉ được ăn 2 bữa mỗi ngày bởi chú vẹt có một cái diều, giống như một binh đựng xăng, cho phép nó giữ lại thức ăn để tiêu thụ về sau. Hầu hết các giống vẹt theo tự nhiên ăn vào buổi sáng và buổi tối, nên việc cho chúng ăn vào 2 giờ này cũng là bình thường. Vì vậy, để vẹt có được lịch trinh ăn uống này bạn đừng để thức ăn trong lồng vẹt vào ban đêm. Vào buổi sáng, bạn có thể cho nó ra ngoài lồng bao nhiêu tùy bạn rồi cho nó vào lồng để ăn trong khoảng 10 đến 30 phút. Sau đó bạn bỏ thức ăn ra ngoài. Vào buổi chiều hoặc tối, bạn lại cho nó ra ngoài bao lâu tùy bạn, rồi cho nó vào lồng để ăn bữa cuối. Một lần nữa, bạn hãy giới hạn lượng thức ăn nó tiêu thụ bằng cách bỏ đi những thức ăn thừa sau một khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể cho vẹt ăn những món ngon khi huấn luyện nhưng ngoài ra không cho ăn gì thêm khi nó ở ngoài lồng. Bạn đừng bao giờ cho ăn một bữa hoàn chỉnh khi vẹt ở ngoài lồng, bao gồm cả ăn từ đĩa của người chủ.

Tác dụng của việc cho ăn theo thời gian này là rất nhiều. Trước hết, nó ngăn không cho vẹt ăn quá nhiều trong ngày do buồn chán. Tệ nhất là nó sẽ ăn nhiều vào bữa chính nhưng không ăn liên tục cả ngày. Tiếp theo, việc cho ăn theo thời gian này đảm bảo chú vẹt sẽ đói nhất khi nó ở ngoài lồng. Điều này có lợi cho bạn bởi chú vẹt sẽ muốn nhận được các món ăn ngon khi bạn huấn luyện cho nó các hành vì tốt, nó sẽ mong chờ được ra khỏi lồng để được ăn, và sẽ không tăng động từ việc có quá nhiều nâng lượng, và sẽ vui vẻ vào lồng để được ăn thay vì chống cự để được ở ngoài.

Khi bạn áp dụng việc quản lý thức ăn cho một chú vẹt nhốt trong lồng, việc không để thức ăn lại khi giờ ăn chính đã hết thi rất quan trọng. Vì thế, tốt nhất là nên có một lưới ở đáy chuồng, để sau đó chú vẹt không thể cúi xuống và nhặt thức ăn bẳn còn lại. Tuy nhiên, nếu lồng vẹt không có lưới, bạn cần lau sạch đáy lồng để không còn sót lại thức ăn.

Tiếp theo chúng ta sẽ nói về việc quản lý cân nặng. Trước hết tôi sẽ trinh bày một chiến lược đơn giản mà ai cũng có thể dùng mà không cần các thiết bị hoặc hiểu biết sâu sắc, sau đó tôi sẽ trinh bày cách để quản lý cân nặng của một chú vẹt để nó đạt được sức khỏe và hoạt động tốt nhất. Việc cho ăn theo thời gian cũng có thể đủ để đảm bảo chú vẹt có đủ động lực để huấn luyện và để quay lại lồng, tuy nhiên cân nặng của nó có thể sẽ cao hơn mức tiêu chuẩn. Hơn thế nữa, động lực của nó sẽ không ở mức tối đa có thể. Trong khi động lực cơ bản đến từ việc cho ăn theo thời gian thi đủ cho các hành vì và các trò cơ bản, để chú vẹt làm các hành vì phức tạp và khó khăn han như bay, nó sẽ cần nhiều động lực hơn. Chính vì vậy, chúng ta cẩn quản lý cân nặng của chúng

Cách đơn giản nhất để quản lý cân nặng để tạo động lực cho nó là giảm lượng thức ăn nó tiêu thụ ở các bữa chính. Các viên thức ăn, các loại hạt, hoa quả sấy khô và các chế độ ăn cho vẹt thông thường khác quá nhiều chất. Nếu một chú vẹt được cho ăn những thứ này, nó sẽ no khá lâu rồi mới cảm thấy đói, vì vậy nếu pha trộn những thứ này với những thức ăn ít năng lượng hơn sẽ làm giảm nguy cơ béo phì và tăng sự thèm ăn của nó khi cần. Đồng thời, bạn cũng nên nhớ trái cây thông thường chỉ là nước có đường. Các giá tri dinh dưỡng của chúng rất ít trong khi năng lượng lại rất nhiều. Trái cây có thể là các món thiết đãi tốt nhưng chúng không nên là chế độ ăn chính của vẹt (trừ khi giống vẹt bạn nuôi cần phải được cho ăn như vậy). Bạn cũng nên tránh các loại thức ăn như mì ống, gạo, các loại ngũ cốc nấu chín và đồ ngọt. Đấy là những thức ăn giàu năng lượng và ít đinh dưỡng. Thật sự không cần cho vẹt ăn những thứ này bởi nó chỉ nó làm cho việc giảm cân cho chúng trở nên khó khăn hơn. Việc cho chúng quá nhiều năng lượng và sự kích thích hoóc-môn thi có tác dụng tiêu cực tới mục tiêu của chúng ta là có những con vẹt biết vâng lời.

Những loại rau như bắp cải, cà rốt, đậu, súp lơ, đậu nấu chín thì cho cảm giác no nhưng ít năng lượng. Nếu bạn kết hợp các bữa ăn từ viên thức ăn và rau, bạn sẽ không chỉ giảm mức năng lượng nạp vào chú vẹt hàng ngày mà còn cho chúng một sự cân bằng khỏe mạnh hơn. Bạn đừng cho chúng ăn các viên thức ăn và rau cùng lúc bởi vì rõ ràng, chú vẹt sẽ kén ăn và nó sẽ ăn những gi nó thích nhất. Thay vào đó, bạn hãy chỉ cho nó ăn một bữa viên thức ăn và một bữa rau. Dĩ nhiên, trước hết bạn phải đảm bảo chú vẹt quen thuộc với những thức ăn này và ăn chúng. Bằng cách này, chú vẹt của bạn vẫn no do nó được ăn bao nhiêu tùy thích, tuy nhiên, lượng ca-lo nó ăn vào sẽ giảm đi so với khi nó ăn chỉ toàn các thức ăn giàu ca-lo. Nếu bạn lo rằng bạn sẽ không kịp về nhà để cho nó ăn đúng giờ, và không nhờ được ai đến chăm nó giúp, bạn cũng có thể cho nó ăn tự do hôm đó.

Để kết thúc phần về quản lý cân nặng, chiến lược này không chỉ giới hạn thời gian chú vẹt được cho ăn mà còn lượng thức ăn nó được ăn. Trong thế giới hoang dã, vẹt phải bay rất xa, chịu sự thiếu hụt thức ăn, và cạnh tranh với những động vật khác để lấy được thức ăn. Vì vậy, qnan lý cân nặng của chúng để chúng đạt được mức cân nặng tự nhiên mà chúng có được nếu được sống ở nơi hoang dã là một chiến lược có trách nhiệm và tự nhiên nhất. Tuy nhiên, điều này thi rất khó khăn và đòi hỏi một trách nhiệm cao han. Và với một sự hiểu biết nhất định, sự kiên nhẫn và tận tâm, tôi tin bất cứ người nuôi vẹt nào cũng có thể đạt được mức cân nặng tốt chp con vẹt của họ.

Sự quản lý cân nặng nghĩa là kiệm soát, số cân bởi vậy, bạn sẽ cần một cái cân để làm việc này. Mặc dù trong phần nói về cho ăn các bữa ăn ít năng lượng theo thời gian biểu, việc này sẽ làm giảm cân nặng của chú vẹt nhưng mức giảm này sẽ không đủ. Khi chúng ta bắt đầu quản lý lượng của khẩu phần ăn của vẹt, chúng ta phải có một cách để đo lường các tác động của nó tới cân nặng của vẹt. Tin tốt là bạn không cần thứ gì đó quá đắt. Chỉ với khoảng 30 đô bạn có thể mua được thứ bạn cần từ gian bán dụng cụ làm bếp của một siêu thị hoặc bạn có thể mua trên mạng. Bạn không cần tiêu quá nhiều tiền vào một thứ gi đó đắt đỏ. Để đo cân nặng cho những chú vẹt nhỏ và trung bình, bạn sẽ cẩn một cái cân có thể đo đến đơn vị gam để đảm bảo sự chính xác. Tôi cho rằng không nên mua những cái cân mặt kính mà nên mua những cái cân dùng pin AA. Những cái cân dùng pin tròn đặc biệt trở nên rất khó sử dụng khi cần thay pin. Đồng thời, bạn cũng kiểm tra cách cái cân đo cân nặng. Hầu hết các cân có đáy và một mặt trên để cân. Các cân khác được cấu tạo như là một thiết bị đo cân nặng với các miếng để chân. Tôi không gợi ý những cái cân bóng bẩy với các miếng để chân bởi vì chúng có thể không chính xác trên các bề mặt mềm hoặc không bằng phẳng. Một cành cây để chim đậu nhỏ mà có thể đứng trên cân sẽ hữu ích để cân những chú vẹt chưa thuần chúng hoặc khó điều khiển mà không thể đặt trực tiếp lên cân. Bạn hãy chế tạo hoặc mua cành đậu nhỏ nhất có thể. Đặt nó lên cân, rồi bật hoặc chỉnh cân về số 0. Như thế bạn có thể đo chú vẹt mà không cần phải làm phép toán nào. Bạn hãy cân chú vẹt vài lần khác nhau khi nó đang được cho ăn tự do để lấy một cân nặng cơ sở của chú vẹt khi nó được cho ăn quá nhiều.

Để bắt đầu quản lý thức ăn, bạn cần xác định chú vẹt của bạn thật sự ăn bao nhiêu trước khi bạn giảm khẩu phần ăn. chỉ cho nó ăn một khẩu phần ước chừng có thể là quá nhiều hoặc quá ít. Bạn hãy bắt đầu bằng cách cho nó ăn một khẩu phần mà bạn biết là nhiều hơn mức nó có thể ăn.ị Bạn có thể dùng các viên thức ăn để dễ đo lường. Bạn đếm số viên thức ăn bạn đặt vào bát của nó. Cho nó ăn trong một khoảng thời gian rồi lấy bát phần thức ăn còn thừa ra. Đếm số viên thức ăn còn lại và lấy số viên ban đầu trừ đi số còn thừa. Bạn đừng quên kiểm tra đáy lồng và tính số lượng của các viên thức ăn hoặc bột bị rơi ra và tính cả chúng vào trong phép tính. Bạn hãy giảm dần số lượng viên thức ăn cho vẹt trong mỗi bữa chính cho đến khi vẹt ăn hết không để thừa chút nào và nếu bạn cho nhiều hơn lượng đỏ thi sẽ bị thừa lại. Việc này sẽ cho bạn biết vẹt ăn được bao nhiêu tính theo đơn vị số lượng (hoặc bạn có thể cân các viên thức ăn để tính theo đơn vị cân nặng). Theo tôi, bạn nên dùng những viên thức ăn lớn nhất có thể để dễ đếm.

Trong khi bạn đang xác định số lượng mà chú vẹt ăn, bạn cũng nên bắt đầu điều chỉnh cân nặng của vẹt. Thời điểm tốt nhất để cân một chú vẹt được cho ăn theo thòi gian là ngay trước khi và sau khi bữa ăn của nó. Điều này sẽ giúp bạn tim ra một khoảng cân nặng của vẹt cũng như trọng lượng của lượng thức ăn nước uống được tiêu thụ. Bạn cũng cần phải sử dụng thống nhất các biện pháp đo để đảm bảo sự thống nhất giữa các số đo ở những ngày khác nhau. 2 lần cân một ngày (trước và sau bữa ăn sáng) có thể là một điểm khỏi đầu tốt. Việc cân đều đặn cũng sẽ có một tác dụng tốt, đó là bạn sẽ có thể biết được các dấu hiệu sớm của việc vẹt bị thương hoặc bị ốm nếu cân nặng của nó giảm đột ngột.

Bây giờ câu hỏi quan trọng nhất là chú vẹt nên có cân nặng là bao nhiêu? Thật không may vấn đề này quá phức tạp và mang tính cá nhân. Bạn cần phải hiểu biết về giới tính hoặc giống của chú vẹt của bạn và hỏi ý kiến của bác sĩ thú y chuyên về chim để giúp bạn xác định cân iiặng tối ưu mà tốt cho sức khỏe của chú vẹt của bạn. Tuy nhiên, tôi sẽ đưa ra một con số ước lượng ban đầu đó là bạn nên giảm cân nặng cho nó khoảng 10%. Bạn thấy đấy, trọng lượng của một chú vẹt có thể được quản lý trên một dãy là từ 0% đến 20%, bởi vậy giảm 10% là ở khoảng giữa và nó chọ phép một sai số lên hoặc xuống. Giảm đi 10% trọng lượng cũng sẽ tạo cho chú vẹt một động lực tốt để huấn luyện cho nó. Cách tốt nhất để làm việc này là bạn hãy giảm trọng lượng của vẹt từ từ toong khoảng thời gian là 1 tháng sau đó hãy nhờ một bác sĩ thú y về chim quan sát nó để quyết định liệu bạn có nên giảm thêm cân nặng cho nó hay không. Một số chú vẹt trở nên béo phì đến nơi mà nó cần phải giảm từ 10% đến 30% cân nặng của nó. Kể cả một chú vẹt đã có cân nặng tối ưu cũng không bị ảnh hưởng gi khi bị mất 10% cân nặng trong khi với một chú vẹt quá cân, giảm 10% thi không đủ nhưng cũng có lợi cho nó. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu giảm 10% cân nặng cho vẹt trong khi đó tìm hiểu thêm về cân nặng lý tưởng cho nó.

Để giảm cân nặng cho vẹt, bạn hãy chậm chạp bắt đẩu bằng việc giảm các khẩu phần ăn bữa chính xuống. Nếu bạn cho vào bát 30 viên thức ăn mà còn thừa 10 viên, cho 25 viên còn thừa 5, cho 20 viên là vừa hết, nghĩa là chú vẹt của bạn thực tế đang ăn 20 viên. Để bắt đầu quản lý trọng lượng, bạn hãy giảm khẩu phần ăn xuống 10%, trong ví dụ này nghĩa là bạn chỉ cho 18 viên. Bạn sẽ Cần phải đỉều chinh số lượng thực tế dựa trên số lượng mà chú vẹt của bạn thực sự ăn. Hãy tiếp tục điều chỉnh cân nặng của nó. Nếu sau vài ngày, cân nặng vẫn chưa bắt đầu giảm, thi bạn mới tiếp tục giảm khẩu phần ăn. Bạn nên nhìn thấy cân nặng giảm khoảng 2% mỗi tuần. Nói cách khác, nghĩa là với mỗi 100 gam cân nặng của chú vẹt khi được cho ăn tự do, thi nó sẽ giảm được 2 gam. Nếu ban đầu chú vẹt đo được 400 gam khi cho ăn tự do, giảm 10% nghĩa là nó sẽ giảm 40 gam. Như vậy, trọng lượng tối đa của chú vẹt phải là 360 gam (ít hơn 40 gam). Trong ví dụ này, chú vẹt đang giảm xấp xỉ 8 gam mỗi tuần hoặc 1 gam mỗi ngày. Đây chính là phương pháp để bạn tính 10% cân nặng giảm cho chú vẹt của bạn.

Bạn có thể nhận thấy, cân nặng của vẹt không bắt đầu giảm xuống ngay khi bạn cho nó ăn ít đi. Bởi vì điều xảy ra trước tiên là chủ vẹt sẽ ăn thức ăn của nó cẩn thận chứ không làm bữa bãi ra nữa. Hóa ra có thể là trong 20 viên thức ăn vẫn thường biến mất khỏi bát, một nửa đã bị rơi ra hoặc bị nhai một nửa. Bây giờ khi thức ăn đã trở nên ít hơn, chú vẹt sẽ ăn cẩn thận hơn để không bị rơi thức ăn. Điều này không chỉ tiết kiệm tiền mua thức ăn cho bạn mà cũng khiến bạn đỡ tốn công dọn dẹp thức ăn bị lãng phí. Mặt khác, nó cho chú vẹt một công việc để nó tập trung làm và khuyến khích sự phối hợp tốt giữa mỏ và chân để ăn một cách cần thận. Những chú vẹt của tôi ăn những viên thức ăn của chúng cẩn thận để các vụn thức ăn rơi lại vào đĩa để sau này nó ăn tiếp. Sau mỗi bữa ăn, chúng mổ sạch đĩa và chẳng có chút thức ăn thừa nào hay đống lộn xộn nào phải dọn dẹp.

Một chú vẹt có cân nặng tối ưu sẽ có một cái ức tròn trịa và một cái xương sống dễ thấy. Những chú vẹt béo phì sẽ có cái ức dẹt hoặc thậm chí ức chẻ trong đó các các cơ ức mỡ ức nhô ra ngoài xương sống. Nếu bụng của chú vẹt của bạn không tròn, việc quản lý thức ăn vì các lý do sức khỏe rõ ràng là cần thiết cho dù bạn có định huấn luyện cho nó hay không. Nếu chú vẹt đã có bụng tròn và xương sống dễ thấy, trừ khi nó gầy gò, việc giảm từ 5% đến 10% trọng lượng có thể tạo ra động lực huấn luyện tốt han và không có hại gi cho nó.

Bạn nên biết một chú vẹt hơi đói thi có khả năng ăn những thức ăn lành mạnh được đưa ra cho nó hơn (thay vì kén ăn), có nhiều động lực để tích cực huấn luyện hơn (vì thế nó vận động nhiều hơn), hợp tác với chủ của nó hơn, ít hoóc-môn hoặc đẻ tiling hơn, và nhìn chung khỏe mạnh hơn. Mục đích không phải là bỏ đói chú vẹt. Nó chỉ là mô phỏng các giới hạn của tự nhiên để thúc đẩy chú vẹt phải tự nỗ lực kiếm thức ăn. Khi chú vẹt được thúc đẩy để kiếm thức ăn, nó cho bạn khả năng dạy nó những hành động nào sẽ đem lại thức ăn và những hành động nào không.

Yêu Vẹt Club