Xem Nhiều 4/2024 # Hướng Dẫn Nuôi Và Phòng Bệnh Cho Vẹt Từ A # Top 0 Yêu Thích

Bạn đang cố gắng tìm các thông tin trên mạng và nhận thấy rằng các bài viết toàn bộ đều chung chung, chủ yếu các tài liệu được copy giữa trang web này đến trang web khác và chủ yếu họ post cho có. Ok! Vậy là bạn đã tìm đúng nơi để tham khảo rồi đấy! Vì tôi sẽ tổng hợp cho bạn các thông tin chính xác nhất từ kinh nghiệm nuôi vẹt thực tế của chính bản thân mình và học hỏi được từ những người khác.

Đối với bất kỳ loài vật nào đều có một môi trường sống riêng. Vậy khi ta mang một con vật từ môi trường sống của chúng để nuôi nhốt trong nhà, chúng ta cần thỏa được các điều kiện cần để loài vật đó có thể thích nghi. Đối với vẹt cũng không ngoại lệ!

Để vẹt có thể khỏe mạnh trong môi trường nuôi nhốt, người chủ cần quan tâm hàng đầu đến 3 yếu tố chính:

Nhiệt Độ Và Độ Ẩm

Dinh Dưỡng Phù Hợp Và Đảm Bảo

Phòng Bệnh Đúng Cách

1. Nhiệt Độ Và Độ Ẩm Thích Hợp Để Nuôi Vẹt:

Ở đây tôi đề cập đến Độ Ẩm và Nhiệt Độ sẽ là ưu tiên hàng đầu cho việc nuôi vẹt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vẹt, nhất là khi nuôi vẹt non chúng ta cần quan tâm hơn về Nhiệt Độ và Độ Ẩm. Nếu bạn để ý, sẽ thấy tôi nhắc đi nhắc lại về Độ Ẩm. Vì sao? Vì độ ẩm tại Việt Nam cao hơn rất nhiều so với môi trường sống ngoài thiên nhiên của hầu hết các loại vẹt ngoại nhập như Vẹt Xám Châu Phi (African Grey Parrot), Electus, Macaw … Cho nên người nuôi vẹt tại Việt Nam thường không rõ nguyên nhân vì sao con vẹt của họ tự nhiên lăn ra chết mà không có bất cứ một dấu hiệu bệnh nào. Rồi họ cho rằng con vẹt bị “Trúng Gió” mà chết! Thật ra nguyên nhân là do khi thay đổi độ ẩm và nhiệt độ một cách đột ngột, cơ thể vẹt vì không thích nghi kịp nên dẫn đến sốc nhiệt mà tử vong (Ở đây tôi đang loại trừ tất cả nguyên nhân do bệnh gây ra). Vì vậy, người nuôi vẹt cần ưu tiên hàng đầu về nhiệt độ và độ ẩm phù hợp trong môi trường nuôi.

Độ ẩm lý tưởng để thích hợp nuôi vẹt sẽ giao động từ 45%Rh đến 63%Rh

Khi độ ẩm tăng trên 80%Rh (thường trong những ngày mưa và vào ban đêm) thì vẹt sẽ ngay lập tức bị cảm cúm và có dấu hiệu chảy nước mũi hoặc nặng hơn là bị đột tử. Cho nên bạn cần quan tâm hơn về độ ẩm cho vẹt.

Theo cá nhân tôi đã từng sử dụng thì Nhiệt Ẩm Kế Điện Tử HTC-02 khá tốt, và giá thành tương đối rẻ, bạn có thể tìm kiếm trên các sàn TMĐT như Lazada, Shoppee, Sendo…để mua cho mình 1 thiết bị cần thiết. Hoặc tôi sẽ giới thiệu cho bạn một link tại shoppe mà tôi đã từng mua và sử dụng.

HTC-02 tại Shopee: https://shorten.asia/8DYCD34Z

Nhưng hiện tại, vì nhu cầu về tính chính xác của nhiệt độ và độ ẩm để nuôi các dòng vẹt khá đắc, nên tôi phải chuyển qua loại nhiệt ẩm kế điện tử chất lượng hơn là Tanita TT-538, nhưng nó khá đắt so với HTC-02. Bạn cũng có thể mua thiết bị này trên Shoppee tại liên kết sau: https://shorten.asia/SrQF2XWQ

Thông thường người chơi vẹt hay chọn việc nuôi vẹt khi còn non để dễ dàng cho việc huấn luyện và thuần dưỡng.

Nhưng khi nuôi vẹt non, chúng ta cần hết sức lưu ý về việc kiểm soát nhiệt độ sưởi ấm cho chúng. Tránh sưởi đèn một cách không kiểm soát dẫn đến tác hại đến sức khỏe vẹt non. Khi nhiệt độ quá thấp, sẽ làm chức năng tiêu hóa của vẹt kém đi thức ăn lâu tiêu hóa trong diều. Và ngược lại, khi nhiệt độ quá cao, sẽ làm vẹt chán ăn và ăn rất ít.

Đối với các lứa tuổi khác nhau, chúng ta cần sưởi với các nhiệt độ khác nhau để phù hợp:

Vẹt từ khi mới nở đến 48h sau khi nở: Bắt đầu từ 37°C và giảm dần nhiệt độ đến khi còn 35°C. Mỗi lần giảm 0,5°C để tránh bị sốc nhiệt cho vẹt non.

Vẹt từ 2 ngày tuổi đến 2 tháng tuổi: Nhiệt độ trong ngưỡng từ 33,5°C cho đến 35°C là phù hợp nhất. Khi quá nóng hoặc quá lạnh so với ngưỡng nhiệt độ nêu trên sẽ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Nếu nóng quá vẹt sẽ biếng ăn, còn khi nhiệt độ thấp sẽ lâu tiêu hóa thức ăn.

Vẹt từ 2 tháng tuổi đến trưởng thành: Nhiệt độ lý tưởng nuôi vẹt là 32,6°C. Tuy nhiên, ngưỡng nhiệt độ mà vẹt chịu được là từ 28°C cho đến 38°C.

➡️ Tổng Kết Lại Về Nhiệt Độ Và Độ Ẩm:

Cần có Nhiệt Ẩm Kế để đo nhiệt độ và độ ẩm, từ đó đưa ra phương pháp sưởi ấm hiệu quả (nếu là vẹt non).

Độ ẩm là do gió mang đến, nên cần trùm áo lồng bằng vải khi thời tiết thay đổi hoặc trở lạnh.

Bóng để sưởi cho vẹt cần dùng loại có dimmer để có thể thay đổi công suất, và dùng bóng 40W để có hiệu quả tốt.

Tránh để nhiệt độ thay đổi tăng hoặc giảm đột ngột dẫn đến bệnh hoặc sốc nhiệt mà chết vẹt.

2. Dinh Dưỡng Cho Vẹt:

Vẹt Non thì nhất định phải dùng các loại bột chuyên dụng để nuôi, và không cho ăn các loại bột ngũ cốc dành cho người. Bạn có từng đặt câu hỏi vì sao người chơi lại có ý tưởng dùng bột ngũ cốc cho người để nuôi vẹt không?

Vì trong quá trình nuôi vẹt, người chơi tại Việt Nam dùng các loại bột chuyên dụng như Nutri Bird A19/A21, Kaytee, Extra Premium … Nó có mùi rất đặc trưng của bột dùng cho em bé ăn dặm, như Nutri Bird thì nghe mùi trái cây rất thơm, Kaytee thì có mùi thoang thoảng của đậu xanh, Extra Premium thì nghe mùi của hạt hạnh nhân. Và chi phí để nuôi vẹt non bằng bột chuyên dụng tương đối cao (Một chú vẹt size nhỏ có thể ăn đến 1Kg bột chuyên dụng từ lúc vừa mọc lông ống cho đến khi biết ăn và một chú vẹt size trung như Vẹt Xám Châu Phi sẽ ăn hết hơn 2Kg bột cho đến khi có thể tự ăn hạt). Nên người chơi tại Việt Nam thường liên tưởng đến bột ăn dặm cho em bé vì chúng có mùi vị tương tự mà giá thành lại rất rẻ!

Vì trong các loại bột ăn dặm cho em bé có thành phần sữa hoặc bột ngũ cốc dinh dưỡng, chứa một lượng lớn lactose và protein (đối với các loại bột từ đậu nành nguyên chất), và cơ thể người có đủ các enzym cần thiết để phá vỡ thành phần này và hấp chúng tôi nhiên, cơ thể các loại thú cưng nói chung và vẹt nói riêng không có đủ các enzyme cần thiết để xử lý và hấp thu lactose. Những con vật khác nhau sẽ dung nạp lactose khác nhau. Trong khi một số con vẹt có thể bị ảnh hưởng ngay lập tức, cũng có những con không bị ảnh hưởng bởi lactose. Trong cả hai trường hợp, khi cho vẹt ăn bằng bột cho người sẽ gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến các vấn đề khác về sức khỏe.

Trường hợp nghiêm trọng về việc không dung nạp lactose có thể dẫn đến việc nôn mửa và tiêu chảy hoặc nhẹ hơn là đầy hơi và không tiêu hóa được thức ăn. Bột ngũ cốc cho người không thật sự đe dọa đến tính mạng của thú cưng. Trong thực tế, một số con vẹt có thể ăn được các loại thực phẩm này mà không gặp phải vấn đề gì cả. Tuy nhiên, tại sao bạn lại phải chấp nhận rủi ro? Bạn thực tế không thể biết được chú vẹt nhà bạn có nằm trong trường hợp ngoại lệ hay không, trừ khi bạn cho chúng dùng thử! Nhưng một điều chắc chắn là một chú vẹt khi không được nuôi bằng bột chuyên dụng sẽ không thể nào phát triển được toàn diện và khỏe mạnh.

Các loại bột chuyên dụng cho vẹt được chiết suất từ các loại hạt hoặc trái cây và đã được tách các chất không thể hấp thu cho vẹt. Đồng thời nhà sản xuất cũng đã bổ sung các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể vẹt. Cho nên khi bạn nuôi một chú vẹt non thì tốt nhất nên dùng các loại bột chuyên dụng để nuôi vẹt non để cho vẹt được phát triển khỏe mạnh và thông minh nhất!

Có một số nơi bán chim hoặc những thương lái bán vẹt trên mạng còn hướng dẫn người mua cho ăn bằng thức ăn cho chó, cám chim, và bột bánh bò (loại snack bằng đậu xanh cho hamster và mèo ăn)? Thật tai hại và vô lý! Bởi việc chọn đúng nơi để gửi niềm tin mà mua vẹt cũng là một điều bạn cần phải đắng đo kỹ.

Bạn có thể tham khảo và mua các loại thức ăn cho vẹt tại chính website của Pet School Shop:

⚠️Các Lưu Ý Khi Cho Vẹt Non Ăn Bột:

Pha đúng định lượng mà nhà sản xuất hướng dẫn, bạn có thể pha loãng hơn 1 chút, nhưng tuyệt đối không được pha quá đặc. Vì sẽ gây khó tiêu hoặc khi bột quá đặc sẽ khiến vẹt khó nuốt và dẫn đến sặc bột. Nhiều người lầm tưởng rằng khi bột pha càng đậm đặc sẽ càng tốt và giúp vẹt mau lớn, nếu bạn cứ giữ lấy quan điểm đó thì sẽ có một ngày bạn sẽ trả giá cho bài học đó bằng tiền bạc và chú vẹt của bạn là nạn nhân phải hứng chịu.

Không ép vẹt non ăn quá nhiều so với sức ăn của chúng. Có những trường hợp người chủ vì ham cho vẹt càng to mập càng tốt nên nghĩ là ép vẹt ăn càng nhiều càng tốt, đến nổi có những chú vẹt ọc bột ra lại (lâu dần sẽ thành thói quen mỗi lần ăn bột là sẽ ói bột ra). Bạn nên nhớ, vẹt khi ở ngoài thiên nhiên khi nuôi con nó đi kiếm mồi liên tục và về mớm cho con một lượng vừa đủ. Nhưng việc cho ăn của vẹt ngoài thiên nhiên sẽ diễn ra liên tục, điều này tốt cho hệ tiêu hóa của vẹt non vì khi vẹt cha mẹ về cho ăn ở cử tiếp theo thì thức ăn trong diều của chim non đã tiêu hóa hết. Tương tự vậy trong môi trường nuôi nhốt, bạn nên cho ăn ít và chia nhiều cử chim sẽ mau lớn hơn. Số cử sẽ quyết định dựa vào sự tiêu hóa thức ăn trong diều của vẹt non, khi diều xẹp hẳn ta mới cho ăn cử tiếp theo.

LƯU Ý: Vẹt non trong quá trình ăn bột thì không cần cho uống nước, vì trong bột pha đã có đủ lượng nước cho vẹt.

Cách Nuôi Vẹt Từ Vừa Full Lông Đến Khi Trưởng Thành:

Khi vẹt vừa full lông (trung bình từ 2,5 đến 3 tháng tuổi) chúng ta nên tập ăn cho vẹt, thời gian tập ăn càng sớm càng tốt vì nó sẽ giảm tỷ lệ rủi ro cho vẹt khi cho ăn bột. Đồng thời, giai đoạn full lông cũng là giai đoạn mà con vẹt của bạn sẽ ăn ít lại để giảm cân tập bay và bầu diều bắt đầu dày lên nhằm co bóp thức ăn cứng.

Cho nên khi con vẹt đến thời gian này mà nó ăn ít lại so với giai đoạn trước thì là điều bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Và lưu ý là không ép con vẹt ăn nhiều như lúc nhỏ vì có thể bị sặc bột chết.

Các bạn có thể xem video này để tham khảo cách tập cho vẹt non ăn:

Dinh dưỡng cho vẹt cần đòi hỏi một thực đơn phong phú để đáp ứng sức khỏe cho chú vẹt. Ở đây, tôi sẽ cho bạn xem một biểu đồ hình tháp để mô tả cho khẩu phần ăn của vẹt.

CÔNG THỨC CHO VẸT ĂN HÀNG NGÀY TỐI ƯU NHẤT

20%

Các loại hạt cho nẩy mầm từ 1cm đến 2cm là có thể cho vẹt ăn, loại thức ăn này rất bổ dưỡng và cung cấp nhiều vitamin cho vẹt

5%

Trái cây chín các loại (trừ trái bơ). Lưu ý không cho ăn quá nhiều sẽ làm vẹt bị béo phì

20% – 25%

Các loại hạt tổng hợp, thành phần hạt cần càng nhiều và phong phú càng tốt

Nếu bạn thấy công thức trên quá rắc rối! Đừng lo, Pet School Shop hiện đang có bán thức ăn trộn tổng hợp cho vẹt (Hạt Mix) Parrot Seed Mix bao gồm 11 loại hạt cao cấp và không có thành phần lúa như các loại hạt tự trộn đang bán trên các trang rao vặt và trên facebook. Thức ăn này cực kỳ dinh dưỡng và chất lượng cho chú vẹt của bạn. Và bạn chỉ cần bổ sung thêm rau củ tươi ít nhất 2 lần/tuần là đủ cho chú vẹt của bạn luôn khỏe mạnh và đủ chất! Hiện tại Pet School Shop vẫn đang dùng Parrot Seed Mix để cho các chú chim sinh sản tại trại của mình ăn hàng ngày.

Về lượng thức ăn cho vẹt hàng ngày, bạn cần áp dụng phương pháp Quản Lý Thức Ăn để chú vẹt có thể đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tránh lãng phí thức ăn do vẹt phá và giúp chú vẹt nghe lời nhất.

CÁC LƯU Ý VỀ DINH DƯỠNG CHO VẸT

Vẹt cần một lượng thực phẩm phong phú và đa dạng, để đảm bảo sức khỏe bạn hãy áp dụng cho ăn theo biểu đồ bên trên. Tránh cho ăn duy nhất hoặc quá nhiều các thực phẩm nhiều tinh bột và chất béo như: Hạt Hướng Dương, Bắp, Thóc. Vì như vậy sẽ khiến cơ thể vẹt không đủ chất và suy dần theo thời gian, các biểu hiện như lông sơ xác, vẹt thụ động hoặc quá tăng động.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHO VẸT ĂN

Khi bạn áp dụng tốt 2 nguyên tắt về Nhiệt Độ & Độ Ẩm và Dinh Dưỡng hợp lý thì ít khi nào con vẹt của bạn bị bệnh. Kể cả những lúc giao mùa (nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột) nhưng bạn kiểm soát tốt về Nhiệt Độ và Độ Ẩm trong khu vực nuôi vẹt thì cũng không ảnh hưởng gì!

Để tránh trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng” thì bạn nên mua sẵn các loại thuốc y tế cho vẹt như sau:

1)Tinh Bột Bắp (Dùng trong nấu ăn): Tác dụng để cầm máu khi bị thương

Bạn cần tìm ngay cho mình một số Phòng Khám Thú Y uy tín tại địa phương, nơi đó phải có chuyên môn ít nhất là về gia cầm hoặc về chim cảnh. Việc này rất cần thiết, tránh để “mất bò mới lo làm chuồng”. Tìm ngay từ khi bạn đọc bài viết này cả khi con vẹt của bạn chưa bị bệnh.

Thường xuyên theo dõi và kiểm soát Nhiệt Độ và Độ Ẩm trong môi trường nuôi, nhất là những lúc giao mùa. Và nhớ đừng quên luôn cung cấp cho vẹt một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để có sức khỏe tốt nhất.

Tìm hiểu cách sơ cứu cho vẹt để khi gặp các tình huống cần phải sơ cứu ngay trước khi đưa đến phòng khám thú y.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để chữa trị cho vẹt khi bạn chưa hiểu về cách dùng thuốc và liều lượng, và hạn chế cho vẹt uống các loại thuốc dùng cho người.

Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và dụng cụ ăn uống sạch sẽ.

Cách Sơ Cứu Cho Vẹt Bị Chấn Thương Và Chảy Máu:

Việc đầu tiên là bạn cần cầm máu ngay cho vẹt bằng tinh bột bắp, không cần băng bó để tránh vết thương bị hầm gây lỡ loét hoặc bị hoại tử do băng bó quá chặt và không đúng cách.

Sát trùng vết thương 1 ngày 2 – 3 lần bằng dung dịch sát trùng Povidine.

Nếu vết thương nặng, cần cho uống kháng sinh để kháng viêm. Dùng Amoxicillin 500mg để uống liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày cho uống 2 lần và mỗi lần 1/10 viên. Pha vào ít nước hoặc pha vào bột để bơm trực tiếp vào miệng vẹt.

Vẹt Bị Sưng Mắt Do Chấn Thương Dẫn Đến Viêm Nhiễm:

Lưu ý phương pháp này không dành cho vẹt bị sưng phù đầu do bệnh CRD hoặc nhiễm vi khuẩn Mycoplasma

Dùng thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1% thoa vào mắt về khu vực da bên ngoài mắt bị sưng. Một ngày thoa 2 đến 4 lần để sát khuẩn mắt.

Dùng kháng sinh Amoxicillin 500mg cho uống ngày 2 lần, mỗi lần 1/10 viên. Uống liên tục cho đến khi mắt hết sưng.

Kiểm tra nguyên nhân gây bệnh cho vẹt và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên dùng các loại thuốc khử trùng chuồng tại có bán tại Thú Y để phun xịt khử trùng chuồng nuôi để tránh lây nhiễm (nếu bệnh do vi khuẩn gây nên).

Cách Trị Vẹt Bị Chảy Nước Mũi Và Khò Khè:

Khi độ ẩm trong môi trường nuôi cao, thường là vào lúc giao mùa hoặc mùa mưa. Vẹt sẽ bị sổ mũi, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến khò khè. Cho nên bạn cần thường xuyên kiểm tra Nhiệt Ẩm Kế để theo dõi độ ẩm cho vẹt. Cách điều trị khi vẹt bị sổ mũi như sau:

Dùng thuốc Flosan-D cho uống liên tục trong 7 – 10 ngày, ngày 2 lần (Sáng, Tối), mỗi lần 4 giọt cho các dòng vẹt size trung và 2 giọt cho các dòng vẹt size nhỏ.

Phối hợp với Amoxicillin 500mg và BComplexC uống chung, mỗi ngày 2 lần. Amoxicillin liều lượng mỗi lần 1/10 viên và BComplexC 1/8 viên. Trong đó Amixicillin giúp tăng kháng viêm bổ trợ cho Flosan-D và BComplexC giúp bồi bổ cơ thể và bổ sung Vitamin nhóm B và Vitamin C.

Sau khi điều trị bằng kháng sinh, hệ tiêu hóa của vẹt sẽ bị ảnh hưởng. Cần cho uống men tiêu hóa dùng trong thú y Lactizym để hồi phục chức năng hệ tiêu hóa. Lưu ý không uống chung men tiêu hóa và kháng sinh cùng 1 lúc, vì như vậy không mang lại tác dụng gì.

Có những trường hợp phải chữa ở thời gian lâu hơn.

*Lưu ý: Tuy Flosan-D là một loại thuốc thú y hay, dùng cho chim cảnh và gia cầm, nhưng bạn không nên quá lạm dụng và ỷ y vào loại thuốc này, theo kinh nghiệm qua một thời gian dài sử dụng. Tôi thấy rằng, Flosan-D chỉ hiệu quả khi chữa các bệnh sổ mũi và khò khè cho vẹt. Còn về bệnh Thương Hàn hoặc CRD thì không mấy hiệu quả. Cách chữa bệnh Thương Hàn ở Vẹt sẽ được đề cập đến trong một bài viết chuyên đề khác tại website PetSchoolShop.Com

Cách Chữa Bệnh Chướng Diều, Ăn Không Tiêu Ở Vẹt:

Bệnh thường xuất hiện ở Vẹt Non còn đang ăn bột. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là thức ăn không tiêu hóa được trong thời gian dài, diều căng cứng, vẹt lờ đờ không muốn ăn và nặng hơn sẽ có hiện tượng nôn ói sau khi ăn và đi phân sống (phân trắng đục hoặc nguyên màu của bột).

Nguyên nhân:

_Nếu bạn đang dùng các loại bột chuyên dụng cho vẹt chính hãng (Kaytee, Nutribird, Extra Premium…). Thì chúng ta sẽ loại bỏ được vấn đề nguyên nhân từ bột. Còn lại các nguyên nhân sau:

Pha bột quá đặc so với nhà sản xuất hướng dẫn.

Thường xuyên ép vẹt ăn quá sức của nó có thể ăn.

Khoảng cách thời gian các lần ăn quá gần, khiến thức ăn cũ trong diều chưa tiêu hóa hết lại phải nạp thêm thức ăn mới. Dẫn đến thức ăn ôi thiêu ngay trong bầu diều của vẹt.

Điều trị bằng kháng sinh lâu ngày cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Nhiệt độ chưa đủ ấm cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của vẹt non. Một lần nữa khẳng định sự quan trọng của việc kiểm soát Nhiệt Độ và Độ Ẩm cho vẹt.

Điều trị:

Bạn cần kiểm tra lại các nguyên nhân gây bệnh và khắc phục.

Dùng thuốc Air-X Drops (Dạng giọt) thường mua được ở tất cả các nhà thuốc tây. Cho uống 2 đến 3 giọt pha với 1ml nước, sau khi cho ăn 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ (nhằm để vẹt không ói thuốc ra). Không cho uống quá 3 lần/ngày. Thông thường chỉ cần uống 1 lần duy nhất là vẹt đã hết chướng diều.

Pha Lactizym chung với bột cho vẹt non ăn. Không dùng quá 5 ngày, và lưu ý liều lượng được hướng dẫn trên nhãn.

Bệnh Tiêu Chảy Ở Vẹt:

Thông thường tiêu chảy rất khó có thể nhận ra nhất là ở những người mới chơi. Vì phân chim luôn ở dạng lỏng và bao gồm phân và nước tiểu trong phân. Ở vẹt non, thức ăn chủ yếu là dạng lỏng nên phân cũng sẽ lỏng.

Có nhiều bạn thường hay ngộ nhận rầng chú vẹt non của mình đang bị tiêu chảy mà thực ra là không bị bất cứ bệnh gì!

Phân Vẹt Thế Nào Là Tốt?

Vậy chúng ta sẽ có các trường hợp sau không phải là dấu hiệu bị tiêu chảy:

Nước tiểu trong và tách biệt khỏi phân (dù phân có tạo thành lọn hay nát thì cũng tách biệt khỏi nước tiểu)

Trong thể lỏng của phân không có nhớt.

Vẹt vẫn linh hoạt và năng động.

Cho nên, bạn cần theo dõi và đánh giá phân chim thường xuyên mới có thể kết luận được chim có đang bị tiêu chảy hay không!

Vẹt bị tiêu chảy có những biểu hiện sau đây:

Vẹt thay đổi một số hành vi như: Không rỉa lông, thờ ơ, không bắt chước giọng nói, ăn ít,…

Có 1 số dấu hiệu bệnh tật như: Nôn mửa, chảy nước mũi nước mắt, lông rối bù, phân có máu hoặc phân màu đen.

Ngoài ra vẹt còn có thể bị tiêu chảy vì ăn những thực phẩm và kim loại độc. Thậm chí nhiều con vẹt bị phát hiện tiêu chảy vì ăn nhầm thuốc diệt chuột.

Khi phát hiện vẹt bị tiêu chảy cần làm gì?

Đưa đến bác sĩ thú y

Nếu phát hiệu dấu hiệu bệnh tật ở thể chất và hành vi của vẹt, bạn nên đưa vẹt đến bác sĩ thú y. Bác sĩ thú y có thể đánh giá sức khỏe tổng thể của vẹt và chẩn đoán bất kỳ vấn đề cụ thể nào thông qua nhiều xét nghiệm y khoa như phân tích máu hoặc chụp X quang. Từ đó tìm ra nguyên nhân thật sự gây bệnh để điều trị hiệu quả.

Tuân thủ khuyến nghị điều trị của bác sĩ thú y

Tùy vào bệnh lý của vẹt mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Khi đã có phương án điều trị bạn cần phải tuân thủ việc thay đổi chế độ ăn uống và thay đổi môi trường sống cho vẹt.

Đối với trường hợp nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm nghiêm trọng, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc cho vẹt. Thuốc thường là thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm.

Nếu vẹt bị nhiễm vi-rút, bạn chỉ cần chăm sóc thêm để ngăn tình trạng mất nước và giúp hệ miễn dịch của vẹt chống lại vi-rút.

Bác sĩ thú y cũng có thể khuyến nghị thay đổi chế độ ăn cho vẹt trong thời gian ngắn hoặc lâu dài. Khuyến nghị có thể bao gồm việc thay loại hạt mà bạn cho vẹt ăn hoặc tạm thời loại bỏ rau củ quả để giúp chất thải của vẹt vón cục lại.

Trong trường hợp tắc đường ruột nghiêm trọng, bác sĩ thú y có thể khuyến nghị phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn

Giữ ấm và quan sát thể trạng của vẹt

Trong trường hợp nhà bạn không gần các trung tâm thú y hoặc phòng khám thì phải làm thế nào để chữa bệnh tiêu chảy cho Vẹt?

Tôi lúc nào cũng khuyên các khách hàng của Pet School Shop không nên tự ý chữa trị cho vẹt tại nhà. Nhất là bệnh tiêu chảy ở vẹt. Vì bệnh tiêu chảy ngoài các nguyên nhân do môi trường sống. Trong một số trường hợp, Vẹt có thể ăn phải những thứ lạ khi ra khỏi lồng. Nếu để vẹt khám phá ngôi nhà mà không giám sát. Sau đó bạn nên tìm kiếm ở những khu vực bị xáo trộn. Và đánh xem trong có vật nào có thể gây hại cho Vẹt không.

Một số mối nguy và chất độc tiềm ẩn gồm có: thực phẩm độc như sôcôla, thức uống chứa caffeine và rượu bia. Thuốc uống của người, kim loại độc, ví dụ như chì hoặc kẽm. Sản phẩm kiểm soát dịch hại, ví dụ như thuốc diệt chuột. Cây độc, ví dụ như hoa bách hợp, cây trạng nguyên, cây dọc mùng và nhiều cây khác.

Thì bệnh còn do kèm theo của các bệnh khác như CRD kèm E.coli, Thương Hàn…

Vì vậy việc tự ý chữa trị cho vẹt tại nhà rất nguy hiểm.

Cách chữa bệnh tiêu chảy cho Vẹt:

Vệ sinh và khử trùng chuồng nuôi, và các vật dụng ăn uống 1 tuần 2 lần bằng thuốc khử trùng chuồng trại có bán tại các nơi bán thuốc thú y.

Giữ ấm cho vẹt bằng đèn sưởi ở nhiệt độ 36 – 38 độ C.

Dùng thuốc chuyên trị tiêu chảy cho chim như: ParaStop hoặc Flodox

Bổ sung nước điện giải cho chim trong thời gian chữa bệnh.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHỮA BỆNH CHO VẸT

Không tự ý dùng thuốc để chữa cho vẹt tại nhà khi bạn không chắc chắn về kiến thức mà bạn đang có. Hãy mang vẹt đến các Trung Tâm Thú Y chuyên về gia cầm (gà, vịt) hoặc chim để khám chữa bệnh cho vẹt. Nhớ là bạn đừng mang đến các phòng khám tư có các “chú sĩ” mà bệnh gì cũng tiêm kháng sinh liều mạnh, sẽ làm chết vẹt của bạn đấy. Rồi lại mất niềm tin vào bác sĩ thú y.

Không lạm dụng thuốc, và hạn chế dùng các thuốc cho người để chữa bệnh cho vẹt. Lưu ý cẩn thận liều lượng khi cho uống, để tránh sock thuốc.

Không sử dụng các “mẹo hay” mà người chơi khác mách bảo khi chưa có căn cứ xác định. Vì có những bạn khi gặp tình trạng vẹt bệnh lại đi “đăng đàn” hỏi khắp các Group trên Facebook và các Forum, lúc đó thì những người chơi từ tay mơ đến chuyên nghiệp sẽ thi nhau trả lời câu hỏi. Thì bạn nên sáng suốt mà lọc ra các thông tin đúng. Đồng thời tra cứu trên Google các thông tin đó theo cả 2 ngôn ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt để xác thực thông tin nào là đúng hoặc sai để thực hiện.