Xem Nhiều 5/2024 # Mách Bạn Cách Lắp Khuôn Nhựa Và Khuôn Inox Cho Chim Yến Làm Tổ # Top 0 Yêu Thích

Thu hoạch tổ yến cũng vậy, cần phải nắm rõ được quy luật sinh sản, làm tổ của chim yến để có phương pháp thu hoạch đúng và phù hợp với tình trạng nhà yến của mình nhất. Bởi vậy, có một số lưu ý chung trong quá trình thu hoạch tổ yến mà người nuôi yến cần phải nắm rõ:

– Thời điểm chim yến: Lúc chim yến đi kiếm ăn là thời gian hợp lý để thu hoạch.

– Hoạt động thu hoạch: Một số chim yến vẫn ở lại trong nhà nuôi yến để đẻ trứng, ấp trứng… nên cần phải nhẹ nhàng tránh làm chim yến sợ hãi.

– Kiểm tra kỹ các tổ trước khi thu hoạch xem trong tổ có chim non, trứng hay không (nếu có thì tuyệt đối không thu hoạch).

Hiện nay có 2 cách thu hoạch được đa số các nhà nuôi yến áp dụng:

– Thu hoạch tổ yến sau khi chim non đã rời tổ (có thể tự bay đi kiếm ăn được)

– Thu hoạch trước khi chim yến đẻ trứng. Với phương pháp thứ 3 thì rất ít chủ nhà yến áp dụng và chúng tôi cũng khuyên các chủ nhà yến đặc biệt không dùng phương pháp này để thu hoạch tổ yến.

Khám phá những ưu nhược điểm của các phương pháp thu hoạch tổ yến

1. Phương pháp thu hoạch sau khi chim yến chim non nở (khuyên dùng)

Đây là phương pháp thu hoạch được đa số các chủ nhà yến thực hiện và được các công ty tư vấn khuyên dùng. Phương pháp này giúp nhà yến tăng số lượng bầy đàn nhanh chóng, những người thu hoạch tổ yến theo phương pháp này được xem là nuôi yến có chiều sâu.

Ưu điểm:

– Thu hoạch tổ yến bằng phương pháp này giúp số lượng yến trong nhà của bạn tăng nhanh, nhà yến tăng đàn nhanh chóng, những chú chim non sẽ trưởng thành và tiếp tục xây, giúp nhà yến nhanh phát triển cả về số lượng yến và số lượng tổ trong thời gian nhanh nhất.

– Phương pháp này ngoài việc không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chim yến mẹ, nó còn mang ý nghĩa giá trị nhân văn trong nghề nuôi yến.

– Tổ yến dày hơn, nặng hơn do đã hình thành đầy đủ bộ khung.

Nhược điểm:

Thu hoạch tổ yến bằng phương pháp này thường thì tổ yến bị bẩn hơn do dính nhiều lông, phân của chim non, trứng bể vụn trong quá trình chim nở. Do đó người mua sẽ vất vả hơn trong việc làm sạch tổ yến.

2. Phương pháp thu hoạch tổ yến trước khi yến đẻ trứng. (Không khuyên dùng)

Đây là phương pháp thu hoạch tổ của một số ít các chủ nhà yến vì nhiều lý do khác nhau nên họ chon phương pháp này. Có thể do chủ nhà yến chưa có kinh nghiệm trong chăm sóc nhà yến (công ty chuyển giao công nghệ không hướng dẫn cách thu hoạch), do chủ nhà yến nôn nóng trong quá trình thu hoạch để sớm hoàn vốn, do muốn có tổ yến đẹp để dễ tiêu thụ,… Phương pháp này được gọi là “phương pháp thu hoạch cướp tổ ” và được các chuyên gia nhà yến khuyến cáo không nên áp dụng.

Ưu điểm

– Tổ yến thu hoạch bằng phương pháp này sẽ rất sạch, rất ít lông yến, bụi bẩn bám vào tổ giúp tổ yến dễ tiêu thụ và làm sạch tổ hơn.

Nhược điểm

– Với phương pháp thu hoạch cướp tổ này sau khi bị mất tổ chim yến bố mẹ phải tức tốc xây lại một tổ mới để kịp sinh sản, do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chim bố mẹ. Đặc biệt trong mùa thiếu thức ăn có thể làm chim bố mẹ kiệt sức và chết.

– Tổ yến thu hoạch được tuy trắng sạch nhưng rất mỏng và nhẹ, những tổ chim bố mẹ làm lại cũng sẽ mỏng, nhỏ hơn do thời gian xây tổ quá ngắn.

– Do kiệt sức để xây tổ mới dẫn đến quá trình chăm sóc chim non cũng bị ảnh hưởng, chim non yếu và dễ chết hơn. Dẫn đến ảnh hưởng đến số lượng chim yến, số lượng đàn trong nhà yến sẽ tăng chậm.

3. Một số phương pháp khác. (Khuyến cáo Đặc biệt không áp dụng)

Ngoài 2 phương pháp thu hoạch trên thì cũng có một vài nhà yến thu hoạch sau khi yến đẻ 2 trứng (chưa nở con). Phương pháp này rất hiếm chủ nhà yến áp dụng vì nó làm giảm số lượng chim yến trong nhà yến rất nhanh do không có chim non để tăng bầy, chim bố mẹ sẽ bỏ đi tìm môi trường sống khác tốt hơn. Và trên hết là phản lại tính nhân văn trong nghề nuôi yến.

Nuôi yến là một nghề sinh lợi rất lớn, nhưng nó cũng là một nghề mang tính nhân văn sâu sắc, giúp bảo tồn và phát triển số lượng đàn chim yến. Bảo vệ và phát triển số lượng chim yến cũng là vấn đề mấu chốt để có một nhà yến thành công.

Hướng dẫn cách đắp tổ chim yến nhanh

1. Chuẩn bị:

– Yến đã nhặt sạch lông

– Khuôn tổ yến tinh chế

– Nhíp nhặt lông yến sào

– Quạt hoặc máy sấy tổ yến

2. Tiến hành đắp tổ yến lên khuôn

Đắp tổ yến lên khuôn inox

Khuôn inox là loại khuôn dễ đắp hơn rất nhiều so với khuôn nhựa. Những người mới vào nghề nên bắt đầu thực hành tập tành với loại khuôn này.

Đầu tiên, các bạn cần phải sắp xếp yến tinh chế đã nhặt sạch ra thành từng phần: yến vụn, yến sơ mướp; yến sợi ngắn và chân yến; cuối cùng là yến sợi dài.

Bước 2: Dùng nhíp đắp phần chân yến, sợi ngắn phủ lên khuôn (lớp giữa).

Bước 3: Dùng nhíp đắp phần sợi yến, sợi dài dải đều lên khuôn theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

Lưu ý: Phân chân hai bên hông của khuôn ta cầ n ấn vào một chút để lúc sấy tổ yến không bị tè ra.

Đắp tổ yến lên khuôn nhựa

Khuôn nhựa có 2 phần: phần lưng và phần bụng.

Có nhiều người nghĩ rằng đắp tổ lên khuôn nhựa cũng giống như đắp tổ yến lên khuôn inox. Họ thường đắp tổ yến lên phần bụng khuôn yến rồi lấy lưng chồng lên ép lại. Tuy nhiên, đây là cách làm không hợp lý, đắp rất khó, tổ yến hay bị xẹp hoặc chảy xệ làm cho tổ không được đẹp.

Cách đắp tổ yến lên khuôn nhựa là ngửa phần lưng khuôn tổ yến để đắp tổ, sau đó mới dùng phần bụng khuôn ép lại. Cách đắp tổ yến lên khuôn nhựa thì cũng tương tự như khuôn inox nhưng lại ngược lại thứ tự các lớp.

Bước 1: Dùng nhíp dải sợi dài đều lên khuôn

Bước 2: Đắp chân yến và sợi ngắn. Lưu ý: Ở giữa ta nên đắp dày hơn để khi tổ yến khô, tổ yến có mô cao tròn đẹp.

Bước 3: Đắp xơ mướp lên khuôn.