Phổ Biến 4/2024 # Chim Con Đi Đâu Sau Khi Ra Ràng? # Top 7 Yêu Thích

Một năm thường có 3 mùa chim sinh sản tập trung và kế tiếp nhau, mỗi mùa kéo dài 3-3,5 tháng. Sau 3 mùa trong năm, chim nghỉ 1-1,5 tháng, sau đó lại tiếp tục 1 năm mới. Có năm, như năm vừa qua, mùa 3 chim làm tổ rất chậm, làm liên tục qua cả năm nay, không thấy quãng nghỉ. Tương ứng với 3 mùa chim làm tổ, chim con cũng rời nhà số lượng lớn, tập trung 3 thời điểm trong năm. Nhưng chim nhà chỉ tăng mạnh thường 1 lần trong năm, như ở Bình Thuận thời điểm tăng rơi vào mùa chim 2, còn 2 lần còn lại không biết phần lớn chim con biến đâu. Trong một năm, mùa chim tăng mạnh ở từng vùng là khác nhau. Tính theo lịch âm, mùa chim bắt đầu từ miền tây, xong đến miền bắc, miền trung, tây nguyên và cuối cùng đến miền đông nam bộ. Mỗi miền chim tăng mạnh trong 2-4 tháng.

Rõ ràng chim con từng vùng không ở lại, mà di chuyển đến các vùng khác, ở lại đó luôn, nên mới có chuyện chim ra ràng quá chừng mà chẳng nhà nào trong vùng tăng chim. Tại sao chim con, và cả chim mẹ, phải đi chuyển? Chúng buộc phải đi chuyển theo luồng thức ăn, điều kiện thời tiết, nếu không muốn chết đói, chết vì thời tiết khắc nghiệt. Không vùng nào có thời tiết thuận lợi, thức ăn đủ cho chim ở mọi thời điểm trong năm, nhiều lắm là 4-5 tháng. Chim mẹ ra đi, còn có tổ, có chim con để quay về. Nhiều thời điểm chim mẹ đi quá xa, lại rơi vào lúc chưa làm tổ lại, hay chưa đẻ trứng, thường chim mẹ ở trọ nơi ăn luôn, nhà giảm 1/3-1/2 chim trong vài tuần, thậm chí cả tháng. Đây là hiện tượng bình thường, không sao cả. Chim con thì chả có gì níu kéo, nếu vùng mới đến mà có chổ ở, chắc chắn sẽ định cư luôn. Như vậy, vì thức ăn, chim con sẽ ra đi, chim mẹ theo bản năng sẽ quay về. Nhưng theo một số nguồn tin, năm nay một số vùng chim mẹ cũng đi luôn. Những vùng chim mẹ ra đi chắc thiếu thức ăn trầm trọng, thời tiết khắc nghiệt, chim k còn sức bay đi về liên tục, bực quá đi luôn.

Trước đây chim ít, thức ăn dồi dào, nhà chim chỉ phải lo cạnh tranh nội vùng. Giờ nhiều vùng chim quá nhiều, như Cần giờ, Gò công … thức ăn nội vùng cho chim mẹ còn không đủ, nói gì chim con. Phần lớn chim con những vùng này ra đi. Chim con sinh ra rất nhiều, nhưng nhà trong vùng không thể dụ được. Những vùng này chỉ là lò ấp, cung cấp chim cho những vùng thức ăn còn dồi dào. Chim Cần giờ xuống đến Cà mau, hay ngược lên Tây nguyên, là chuyện bình thường. Giờ nhà chim phải tính đến cạnh tranh liên vùng, không chỉ nội vùng như trước đây nữa. Vùng nào mùa chim, mùa thức ăn k trùng với những vùng khác, khả năng nhà đột biến là rất cao. Chim con của 5, 7 vùng trong cả nước tập trung về, không đột biến mới lạ. Điển hình cho trường hợp này hiện đang là Tây Nguyên, khí hậu ôn hoà, thức ăn dồi dào, nơi tiếp nhận chim từ rất nhiều vùng xung quanh. miền Tây, nhờ vài lò ấp, cũng có rất nhiều cơ hội. Đọc đến đây bạn đã biết hướng đi chuyển của chim con, và cả chim mẹ. Chim con trong vùng có lúc k có 1 con để dụ, có khi chim 2, 3 vùng khác tụ về, tha hồ dụ. Bạn đừng băn khoăn việc chim con nhà mình ở hay k ở lại nữa. Chỉ cần bung sức vào thời điểm thích hợp, bạn sẽ thành công. Thời điểm không thích hợp, nên đi làm việc khác.

Thiên nhiên quyết định việc phân bổ chim trên toàn quốc, toàn thế giới, không ai can thiệp được. Trước đây nhiền bạn nghĩ rằng những vùng có nhà chim tập trung, trong đó có rất nhiều nhà đầy chim, mọi nhà trong vùng trước sau gì cũng có chim. Chim mấy nhà khác đầy, thì tới lượt mình thôi. Nhưng giờ bạn thấy, bạn còn rất ít cơ hội ở những vùng như vậy. Cạnh tranh giờ là toàn quốc, chỗ nào hiện cũng có nhà chim.

Có cơ hội nào cho những vùng chim quá nhiều ? Lý thuyết là có, nhưng chi phí sẽ rất cao. Làm sao tạo được thức ăn, tập cho chim ăn, chim có khả năng quay về. Cách nhiều người Việt đang làm, tôi cho là không khả thi. Tạo ruồi dấm, ruồi lính đen, thả vào trong phòng lượn, phòng làm tổ để chim ăn, chỉ cho vui là chính. Thứ nhất chim có tập tính bầy đàn, khi vài con rời nhà đi ăn, cả đàn sẽ ra đi. Bạn có thả ruồi ra cả ngày cũng k con chim nào chịu ở lì trong nhà để ăn. Thứ hai không gian trong nhà chim quá chật chội, bay còn k có chỗ bay, ăn uống gì. Bạn cứ tưởng tượng 500, 700, 1000 chim bay lên cùng lúc thì ăn như nào. Cách này có thể khả thi khi chim không còn lựa chọn nào khác, áp dụng cho các nhà yến miền Bắc vào mùa lạnh chẳng hạn. Cách khả thi là cách Indo đang làm, khu vực ở riêng, ăn, dạo riêng và rất rộng (xem clip bên dưới). Họ nuôi chim con từ nhỏ để tập cho chim có phản xạ ăn thức ăn nhân tạo, vậy mà cũng chỉ có 1/3 chim con quay về. Một số người Việt vừa sáng tạo ra cách mới, quây lưới, nhốt chim hẳn lại. Bạn xem clip thử nghiệm nuôi nhốt chuột bên dưới, cung cấp điều kiện sống như ở thiên đường, nhưng kết thúc ra sao. Tôi cho là cách này có thể thành công, nhưng bạn đủ kiên nhẫn để làm không? Nuôi nhốt chim bố mẹ, chắc tỷ lệ sống tầm 10%. Đến đời F1 chắc sống tầm 15%. Bạn chịu khó thuần hoá, nhân đàn vậy, tầm vài chục, đến trăm năm may ra đủ số lượng chim thương mại. Nghề yến này mấy chục năm rồi. Cỡ Tung của mà chưa nuôi nhốt nổi, bạn không nên thử làm gì. Túm lại, qua bài này bạn có cái nhìn vĩ mô về dụ chim, biết cách chọn vùng chim, tôi cho là quyết định 80-90% khả năng thành công, biết khi nào bung sức, khi nào nghỉ ngơi, sao cho “mỗi ngày dụ yến là một niềm vui”. Vùng chim tốt, kỹ thuật chỉ sạch nước cản là chim đầy nhà.

(Nguồn: Kinh nghiệm nuôi yến)