Đề Xuất 5/2024 # Truyền Thuyết Thần Kỳ Về Chim Yến Và Lịch Sử Của Tổ Yến # Top 3 Yêu Thích

Vào tối ngày 5 tháng 10 năm 2013, ông Tuanku Abdul Halim, người đứng đầu nhà nước Malaysia tổ chức quốc tiệc tại Cung điện quốc gia để chiêu đãi hai vị khách đặc biệt. Hai vị khách đó không ai khác chính là đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Quyên.

Đồ ăn đêm ấy được xem là vô tiền khoáng hậu vì thực đơn chỉ xây dựng dựa trên một nguyên liệu chính duy nhất – tổ yến. Khi nhập tiệc, cả khách và chủ cùng ngồi vào bàn, họ đã nếm thử những món ăn tuyệt phẩm được chế biến từ những tổ chim yến hàng đầu Malaysia.

Trong chuyến thăm này, ngoài đại tiệc tổ yến ra, người đứng đầu nhà nước còn dùng tổ yến cao cấp làm quà tặng cho từng người trong đoàn quan chức cấp cao đến thăm. Số lượng khách trong đoàn Trung Quốc đến thăm Malaysia năm đó không dưới 100 người. Truyền thông quốc tế khi ấy đã có dịp há hốc mồm về độ chịu chơi của người Malaysia và cách họ đánh bóng cho sản phẩm của mình. Từ lâu, yến sào là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đảo quốc này sang Trung Quốc, mang lại một lượng ngoại tệ đáng kể.

Vào cuối Đông 2013, một đám mây kỳ lạ bao trùm từ phía Bắc đến tận phía Đông Nam và thậm chí tiến đến phía Tây Nam Trung Quốc. Có 25 thung lũng và hơn 100 thành phố lớn và trung bình bị phủ bởi sương mù. Sự u ám bao trùm một nửa Trung Quốc. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do ô nhiễm môi trường trầm trọng do tốc độ công nghiệp hoá quá nhanh.

Tổ yến được phát hiện ra như thế nào? Ai là người đầu tiên ăn yến sào?

Theo ghi chép, vào thời cổ đại, ở miền Trung đảo Java (nay là Indonesia) có một người đàn ông tên Sadoluo. Anh có một sở thích là ngắm nhìn bầu trời khi nhàn rỗi. Sadoluo thích những đám mây trên bầu trời, thích ngắm nhìn những chú chim bay. Một ngày nọ, anh bị thu hút bởi một đàn chim lạ vì cứ mỗi chiều, đàn chim ấy lại bay vào một hang động rất sâu trong núi. Lúc đó, trái tim anh đầy mâu thuẫn. Anh nghĩ thầm: “Có cái gì tốt lành trong hang động kìa mà thu hút những con chim bay vào?”

Vì vậy, anh đã nỗ lực để leo lên ngọn núi kia, cố gắng tìm đường vào tận hang động tối. Sau mấy ngày leo trèo vất vả, cuối cùng anh đã thoả được ước nguyện của mình. Tuy nhiên, không phải tốn quá nhiều thời gian để phát hiện ra rằng trong hang không có gì ngoài những tổ chim kỳ lạ. Có một chút thất vọng nhưng anh không cam lòng quay về trắng tay.

Sadoluo đã dùng gậy gõ vào vách đá, khiến một tổ chim rơi xuống đất. Anh nhặt tổ lên thì thấy đây là một loại tổ có hình bán nguyệt kỳ lạ, cấu trúc rất tinh tế lại có bề mặt mượt mà, và rất dễ thương, vì vậy anh ta đã mang một ít tổ về nhà.

Lúc đầu, anh chỉ chỉ định mang tổ chim về cất giữ. Tuy nhiên thời gian sau, anh nảy ra ý định táo bạo ăn thử chúng. Anh ấy quyết định nấu một số tổ chim lên và nếm thử. Điều bất ngờ là, anh ấy thậm chí còn thấy rằng hương vị của loại tổ này không tệ và có thể dùng làm thức ăn.

Không lâu sau đó, tin tức Sadoluo tìm được tổ chim lan truyền đến những người dân bản địa. Họ đi đến hang động để gõ tổ chim lạ này. Sau một thời gian dùng tổ chim, mọi người trong làng dần dần cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy sức sống, và họ nhận ra rằng những tổ chim đó là một kho báu từ tạo hoá. Kể từ đó, tổ của loài chim này đã được truyền từ đời này sang đời khác như một loại thần dược để cường thân, kiện thể.

Loại tổ chim được người Indonesia gọi là Sarang burung, người Việt ta gọi là tổ yến hay yến sào.

Mặc dù cư dân ở vùng biển Malaysia, Philippin, và Indonesia có thể là nhóm người đầu tiên phát hiện ra tổ yến, tuy nhiên loại sản vật này chỉ được cả phương Đông quý trọng khi nó được du nhập vào lãnh thổ Trung Hoa.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều cổ vật bằng gốm sứ thời nhà Đường bị thời gian vùi lấp ở Tây Bắc đảo Borneo (nay có thể thuộc phía Bắc Malaysia và Brunei ). Nhiều học giả cho rằng, từ thời Đường, người Trung Quốc đã đến khu vực này để trao đổi mua bán với người dân bản địa, trong đó tổ yến là một trong những mặt hàng chính.

Giả thuyết trên không phải là thiếu căn cứ, ở vương triều Đường và nhà Tống, nhờ vào sự ổn định chính trị và sự tiến bộ trong hàng hải, người Trung Quốc đã tìm đến các quốc gia ở vùng biển Nam Hải (hay Biển Đông) và Ấn Độ Dương để tìm kiếm cơ hội giao thương.

Nhắc đến yến sào, không thể không nhắc đến câu truyện của Thái giám Trịnh Hòa, tên khai sinh là Mã Tam Bảo (1371-1433). Mặc dù xuất thân là hoạn quan nhưng điều đó không ngăn cản Trịnh Hoà trở thành một đô đốc hải quân lỗi lạc, một nhà thám hiểm lớn, và nhà ngoại giao đại tài trong lịch sử nhân loại. Ông nhận lệnh Minh Thành Tổ Chu Đệ (thời nhà Minh) đi thám hiểm thế giới và mở rộng thông thương với các nước bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Sử Trung Quốc gọi sự kiện này “Tam Bảo Thái giám hạ tây dương” (三保太監下西洋) hay “Trịnh Hòa đến đại dương phía Tây” từ năm 1405 đến năm 1433. Khi ông đi đến Biển Tây, hạm đội của ông đã trao đổi hàng hóa với các nước Đông Nam Á, chủ yếu là vùng Malaysia, Brunei và Indonesia ngày nay.

Sau khi phát hiện ra yến sào là một nguyên liệu quý hiếm, có khả năng tăng cường sức khoẻ và chữa trị bệnh tật, Trịnh Hoà đã mang rất nhiều vàng bạc, đá quý để đổi lấy tổ yến mang về tỏ lòng tôn kính với Minh Thành Tổ Chu Đệ. Từ đó tổ yến được tiến cung, người Trung Hoa đã xem tổ yến là một loại thuốc bổ quý giá. Sau này, các vùng bờ biển thuộc Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều có sự hiện diện của thương nhân Trung Quốc đến trao đổi mua bán tổ yến.

Theo sử liệu ghi chép, vào cuối thế kỷ 17, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 4 triệu tổ chim yến từ Java Batavia (nay là Jakarta). Những con số này cũng khá tin cậy vì đây là khoảng thời gian chính trị Trung Quốc khá ổn định, vương triều nhà Thanh đang ở thời cực thịnh và cách thời gian Trịnh Hòa khám phá ra tổ yến vài thế kỉ.

Một truyền thuyết không kèm phần sử thi được kể lại như sau: Người cũng ta tin rằng Trịnh Hoà là người Trung Quốc đầu tiên mang tổ yến về Trung Quốc, tuy nhiên chi tiết lại có phần dị biệt.

Trong một lần đi xuống Nam Hải, hạm đội của ông gặp phải một cơn bão lớn và phải neo đậu trên một hòn đảo thuộc quần đảo Malay trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Thuỷ thủ và quân lính trong đoàn vừa bệnh tật, vừa đói khát. Trong lúc hiểm nguy ấy, Trịnh Hoà quyết định đi khảo sát địa hình xung quanh để tìm kiếm nguồn thức ăn, ông vô tình tìm thấy tổ của chim có hình dáng kì lạ nhưng đẹp mắt nằm trên vách đá vỡ. Ông ra lệnh cho cấp dưới nhặt những tổ chim ấy về rửa và hầm với nước để lấp đầy cơn đói.

Và điều kỳ diệu đã xảy ra, vài ngày sau khi được dùng canh tổ yến, tất cả các thành viên trên tàu đều hồng hào và đầy sinh khí. Vì vậy, khi hạm đội trở về nhà, Trịnh Hòa đã mang một ít đến dâng cho Minh Thành Tổ. Kể từ thời điểm đó, tổ yến đã trở thành một loại thực phẩm dành cho bậc đế vương.

Cho dù thực tế là thế nào đi nữa, thông qua hai truyền thuyết trên, ta có thể biết được tổ yến được du nhập vào Trung Quốc từ rất sớm. Và ngạc nhiên hơn thay, dưới trình độ khoa học kỹ thuật và y học còn hạn chế ở thời điểm ấy mà người xưa đã biết được công dụng tuyệt diệu của yến sào.

Theo truyền thuyết được lan truyền ở phía Bắc tỉnh Quảng Đông, có một vị vua sống vào thời cổ đại Trung Hoa. Ông vốn sinh ra với một cơ thể yếu nhược. Mặc dù hậu cung có ba ngàn giai lệ, nhưng không một ai có thể sinh cho ông một đứa con để nối ngôi.

Vị vua rất đau khổ, ông tìm biết bao nhiêu thầy thuốc giỏi trong thiên hạ nhưng không một ai tìm ra phương thuốc trị bệnh cho vua. Sau đó, có vị bề tôi khuyên rằng, hay là triều đình bố cáo thiên hạ cho toàn dân được biết, ai có được phương thuốc quý có thể chữa khỏi bệnh vô sinh cho hoàng đế. Người được thưởng một triệu lạng vàng và được phong tước hầu.

Ở Quảng Đông lúc ấy có một thôn họ Lưu, trong thôn có hai anh em tên là Lưu Tam Ca và Lưu Tam Muội đứng ra cam kết là có thể chữa hết bệnh hiếm muộn cho hoàng đế.

Họ đã dùng tổ chim yến, kết hợp với mười loại thảo dược khác nhau rồi sắc thành thuốc cho thiên tử uống. Sau nửa năm, sắc mặt nhà nhà vua trở nên rạng rỡ và tràn đầy sức sống. Sau một năm, ông đã sinh ra một hoàng tử, hoàng cung tràn ngập niềm vui.

Tin tức tổ yến có thể trị được bệnh hiếm muộn, nó trở thành hàng quý hiếm của trong nhân gian. Tuy nhiên, vị hoàng đế kia quyết định tự mình độc chiếm loại sản vật này. Và để ngăn cản việc người dân lấy trộm tổ yến, nhà vua đã cử một vị tướng cưỡi ngựa trắng đến để giám sát việc thu hoạch tổ yến của anh em nhà họ Lưu. Không biết vị tướng quân này tên họ là chi, nhân gian quen gọi ông là Bạch Mã Tướng Quân.

Việc thu hoạch tổ yến để tiến cung diễn ra không lâu thì người trong làng bổng không thấy anh em nhà họ Lưu lẫn vị tướng quân cưỡi ngựa ở đâu nữa. Kỳ lạ thay, những con chim yến xây tổ từ đấy cũng biến mất. Bây giờ, người ta vẫn hay đến Lưu Gia Thôn để tham quan địa điểm hai anh em họ Lưu thu hoạch tổ yến và nơi đóng của vị tướng quân cưỡi bạch mã.

Ở huyện Hoài Tập ( 怀集县), tỉnh Quảng Đông có một phong tục gọi là Lễ hội Cung Tử được tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch. Phong tục này xuất phát từ một văn hóa dân gian tươi đẹp. Truyền thuyết cho rằng, sau khi Hoàng Đế, một trong Ngũ Đế đến nhân gian để dạy con người trồng trọt, y thuật, và lễ nghi. Sau khi việc lớn đã hoàn thành, Hoàng Đế hoá thành một con chim yến màu vàng bay lên thiên đàng, đó là ngày mùng 6 tháng 6.

Do đó, những hình ảnh của chim yến màu vàng và ngày mùng 6 tháng 6 được kết nối với nhau trong tâm trí mọi người. Người ta nói rằng, những con chim yến màu vàng tượng trưng cho Hoàng Đế. Cho nên cứ mỗi tháng sáu âm lịch người ta lại tổ chức một nghi lễ hoành tráng để tưởng nhớ Hoàng Đế.

Truyền thống tôn kính chim yến của người Hoài Cừ bắt nguồn từ văn hóa Đồ đằng (Tô-tem) cổ đại. Họ có niềm tin rằng con người có một mối liên kết tâm linh với thực vật hoặc động vật, những thứ này gọi là Tô-tem hay vật tổ. Ở trường hợp này, người Hoài Cừ được cho là có tương tác với chim yến và yến đóng vai trò biểu trưng cho họ.

Trước khi có nghề nuôi tổ yến lấy tổ, chim yến chỉ làm tổ ở những nơi có địa thế hiểm trở. Thường là trên những vách đá dựng đứng ở các vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á.

Tổ yến hay là yến sào là một món ăn quý và một loại thuốc quý được hình thành từ nước dãi của chim yến. Tổ yến hình bán nguyệt thường chỉ có đường kính 15-20cm nhưng đây kết quả của những nỗ lực miệt mài của một cặp chim.

Vào mùa sinh sản, chim yến sẽ bắt cặp và lên kế hoạch xây dựng tổ. Khi bắt đầu làm tổ, chim đực lẫn chim cái liên tục bay đến bức tường đá của nơi được chọn. Chim yến thường kiếm ăn vào ban ngày và xây tổ khi đêm đến. Theo các chuyên gia thì chỉ con đực đảm nhiệm vai trò xây tổ. Khi màn đêm buông xuống, tuyến nước dãi của chim yến phát triển mạnh, yến dùng lưỡi đẩy nước bọt lên mép tổ. Bất cứ nơi nào chim chạm vào, một lượng chất nhầy thần bí trong miệng chim được nhổ lên tường đá. Đây giống như một loại keo được tiết ra bởi tuyến nước bọt. Chất nhầy ấy nhanh chóng được làm khô bởi không khí và tạo thành những sợi chỉ nhỏ.

Sau vô số lần bay lượn và tạo ra vô vàn những sợi chỉ nhỏ, một đường viền hình bán nguyệt được vẽ từ bức tường đá, và sau đó một cạnh lồi dần dần được hiện lên để tạo thành một lớp tổ hình khuỷu tay theo từng lớp. Tổ có độ bền và độ bám dính cao và trông giống như một lớp keo trắng.

Lần đầu tiên chim yến làm tổ mất bốn tháng, những lần tiếp theo tốn ít thời gian hơn. Tổ làm xong cũng là lúc chim yến bắt đầu quá trình sinh nở. Xây tổ là một quá trình khó khăn và công phu. Cộng với nguồn dinh dưỡng dồi dào có trong tổ yến đã tạo nên giá trị to lớn cho loại sản vật này.

Y học cổ truyền có dạy rằng: “Đông lệnh tấn bổ, Xuân thiên đả hổ”. Câu này có nghĩa là vào mùa Đông tập trung tẩm bổ, bồi dưỡng cơ thể thì mùa hè có đủ sức khoẻ để chiến đấu với mãnh hổ trên núi cao.

Trên thực tế, tuyên bố trên hoàn toàn hợp lý. Con người có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phát huy được tối đa sinh lực trong cơ thể của mình. Tuỳ theo tiết trời trong năm mà người xưa điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh thời cũng cảm thán rằng:

Mùa nào thức nấy, sống dựa theo tự nhiên mới đúng là cái đạo dưỡng sinh tuyệt vời. Trong Đông y, dược và thực phẩm được phân làm bốn đặc tính chính là: lương (mát), nhiệt (nóng), hàn (lạnh), và ôn (ấm). Ngoài ra, ở giữa bốn tính vừa kể trên, còn có một tính khác gọi là bình (không nóng cũng không lạnh). Trong những loại thực phẩm đại bổ, thì tổ yến là loại thực phẩm có vừa tính bình, vừa có giá trị dinh dưỡng cực cao.

Thay lời kết: Với hơn 4000 năm lịch sử, người Á Đông đã biết tận dụng sự đa dạng của sản vật để bồi dưỡng cơ thể và đẩy lùi nhiều loại bệnh tật. Tổ yến đã cùng với nhân loại trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Chứng kiến biết bao nhiêu cuộc phát kiến địa lý, binh biến, và cả sự hưng suy của nhiều triều đại. Cho đến ngày nay, nhờ sự phát hiện của khoa học, người ta càng vững tin hơn về dược tính của loài thực phẩm quý hiếm này.

Tác Giả: Lưu Phong Trường.

Quý độc giả có thể xem qua catalogue sản phẩm của Lạc Yến:

Hotline tư vấn: 0912142211

Trang sản phẩm và đặt hàng tại: – giao hàng miễn phí toàn quốc.