Xem Nhiều 5/2024 # Những Lưu Ý Khi Bấm Khuyên Rốn, Cách Chăm Sóc Rốn Sau Khi Xỏ Khuyên # Top 0 Yêu Thích

XEM THÊM: Những lưu ý cần thiết trước khi bấm lỗ tai!

Trước khi xỏ khuyên rốn, con gái nên biết những điều này

1. Bấm khuyên rốn có đau không?

Đây là mối quan tâm chung của rất nhiều cô gái khi muốn làm đẹp cho chiếc rốn của mình. Trên thực tế thì bấm khuyên ở vị trí nào trên cơ thể cũng có mức độ đau nhất định và khi bấm khuyên rốn cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng nếu bạn tìm đến cơ sở uy tín, người bấm chuyên nghiệp, kỹ thuật tốt và tâm lý vững vàng thì nó cũng không hề đau đớn như nhiều người vấn tưởng. Với vị trí này thì mức độ bị “đổ máu” thường không nhiều vì thế các cô gái cũng đừng quá lo lắng.

2. Thời gian để vết bấm lành

Xỏ khuyên rốn là một trong những kiểu bấm khuyên lâu lành nhất vì vị trí nhạy cảm và phần da mỏng mảnh. Thông thường vết bấm sau một tháng thì dần ổn định, từ tháng thứ 3 bạn sẽ thấy thoải mái hơn nhưng cũng phải mất từ 4 đến 6 tháng thí vết bấm mới lành hẳn. Nhiều người có da “dữ”, nhạy cảm hoặc trong quá trình chăm sóc bị nhiễm trùng thời gian có thể lên đến cả một năm.

3. Chọn thời điểm bấm

Khi bấm khuyên rốn các bạn cũng lưu ý một chút đến thời điểm, vì sau khi xỏ khuyên các bạn không nên, gần như là không được mặc quá nhiều quần áo, quần áo quá chật trong thời gian dài, quần cạp cao vì sự đụng chạm sẽ khiến bạn bị đau, vết bấm bị tổn thương. Các bạn hãy cân nhắc kỹ thời gian, đừng bấm khi thời tiết quá lạnh phải thường xuyên mặc nhiều quần áo hay quá nóng vì mùa hè nhiều mồ hôi sẽ khiến vết bấm ngứa ngáy, nhiễm trùng. Mùa xuân và mùa thu luôn là hai mùa thích hợp để làm việc này.

4. Chăm sóc vết bấm

Sau khi bấm khuyên các bạn phải chăm sóc rất kỹ, không nên rửa bằng cồn vì có thể sẽ làm vết bấm bị sưng tấy, bỏng rát. Thay vào đó các bạn nên vệ sinh bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha hoặc mua tại các nhà thuốc). Cách rửa (nên rửa khi tắm cho tiện): tưới nước muối sinh lý vào khuyên đồng thời dùng bông chà nhẹ lên khuyên + khu vực xung quanh cho đến khi thấy sạch là được, nhớ là làm thật nhẹ nhàng thôi. Sau đấy bạn có thể bôi chút mỡ tetracylin vào. Cứ làm như thế cho đến khi vết bấm lành hẳn

Lưu ý là tay phải thật sạch khi tiếp xúc với khuyên và tuyệt đối ko được tháo khuyên hay xoay khuyên rốn khi chưa lành hẳn, vì lỗ bấm khuyên rốn giống như 1 vết thương, nếu mình cứ đụng chạm, quấy rầy nó thường xuyền thì nó sẽ ko thể lành được. Sau khi vết bấm đã lành rồi thì các bạn cũng đừng quên vệ sinh thường xuyên, mỗi lúc tắm nên tháo khuyên ra, rửa sạch, tắm xong mới đeo tiếp như vậy an toàn hơn.

5. Tháo khuyên

Các bạn không cần đeo khuyên rốn cả đời và có thể tháo bỏ ra bất kỳ khi nào mình muốn. Thời gian để vết bấm liền sẹo tỉ lệ thuận với thời gian bạn đeo khuyên. Hầu như sau khi tháo khuyên thì nó không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ, vì nó không phải là sẹo nồi.

Sau khi chán đeo khuyên các bạn có thể tháo bỏ và nó không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của vòng 2

6. Chọn khuyên rốn

Thông thường sau khi người thợ bấm khuyên rốn xong thì họ sẽ đeo cho bạn một chiếc khuyên bằng chất liệu niken không rỉ. Sau khi vết bấm lành các bạn có thể thỏa sức chọn đeo những chiếc khuyên rốn màu sắc, được thiết kế cầu kỳ, đẹp mắt tô điểm cho vẻ ngoài của mình. Nhưng phái đẹp không nên chọn đeo những chiếc khuyên bằng nhựa, chất liệu dễ hoen rỉ vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn. , chất liệu không rỉ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Các bạn cũng không nên đeo khuyên rốn thương xuyên, tháo ra khi không cần thiết.

Cách để Chăm sóc rốn sau khi xỏ khuyên

Hẳn là bạn rất thích thú với cái rốn vừa được xỏ khuyên của mình. Tuy nhiên, để khuyên rốn luôn đẹp và hấp dẫn, bạn phải giữ cho lỗ xỏ khuyên được lành và sạch. Mọi việc bạn cần làm bây giờ là áp dụng các biện pháp giữ vệ sinh cẩn thận trong suốt thời gian lỗ xỏ khuyên đang lành, đồng thời chú ý tránh những yếu tố gây kích ứng vốn có thể cản trở quá trình chữa lành.

1. Xỏ khuyên rốn ở cơ sở chuyên nghiệp. Bạn nên nghiên cứu để tìm một tiệm xỏ khuyên có uy tín với các chuyên viên được đào tạo bài bản. Bạn có thể hỏi bạn bè và người thân xem họ từng đến xỏ khuyên ở những đâu và nhờ họ giới thiệu.[1] Đừng hà tiện khi cân nhắc chất lượng của cơ sở hoặc thợ xỏ khuyên. Cơ sở càng chuyên nghiệp và nhân viên càng có chuyên môn thì bạn càng ít gặp rủi ro nhiễm trùng hoặc xảy ra các vấn đề khác khi xỏ khuyên. Thợ xỏ khuyên có kinh nghiệm cũng có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích về kích thước, trang sức và các vấn đề khác mà bạn thắc mắc trong khi xỏ khuyên.

Cơ sở xỏ khuyên an toàn và đáng tin cậy sẽ sử dụng trang sức chất lượng cao khi xỏ khuyên. Trang sức tốt thường được làm từ các chất liệu như thép không gỉ loại dùng trong phẫu thuật, titanium, niobi, vàng hoặc vàng trắng 14-karat (hoặc cao hơn) không chứa nickel.[2]

Thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp cũng sẽ sử dụng kim rỗng để xỏ khuyên thay vì dùng súng bấm khuyên. Nếu thấy thợ xỏ khuyên định dùng súng bấm khuyên, bạn nên tìm nơi khác. Súng bấm khuyên có thể gây tổn thương da đáng kể và rủi ro nhiễm trùng cũng cao hơn.

XEM THÊM: Bạc 925 là gì? Tác dụng của bạc 925 cần biết!

2. Đảm bảo tay phải sạch khi chăm sóc lỗ xỏ khuyên. Rửa tay kỹ với xà phòng diệt khuẩn và nước trước khi chạm vào lỗ xỏ khuyên.[3] Dầu và chất bẩn từ ngón tay có thể truyền sang lỗ xỏ khuyên (cũng là một vết thương hở), gây nguy cơ nhiễm trùng.

3. Rửa lỗ xỏ khuyên hàng ngày. Dùng đầu tăm bông nhúng nước ấm để lau và loại bỏ lớp vẩy đóng xung quanh vết thương. Bạn cần thao tác thật nhẹ tay, tránh xê dịch trang sức quá nhiều. Tiếp đó là rửa lỗ xỏ khuyên bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi sen. Bạn chỉ cần cho một ít xà phòng lên đầu ngón tay và xoa lên rốn trong khoảng 20 giây.[4] Xả sạch xà phòng thật kỹ bằng nước từ vòi sen. Dùng khăn giấy khô để lau rốn thay vì khăn tắm.

Nên rửa lỗ xỏ khuyên hai lần mỗi ngày với xà phòng. Bạn cũng có thể dùng đầu tăm bông nhúng nước muối để loại bỏ vẩy đóng trên vết thương. Tuy nhiên, bạn không nên lau rửa bằng tăm bông quá 3 lần mỗi ngày. Đừng lau rửa quá nhiều.

Bạn nên tắm vòi sen thay vì ngâm mình trong bồn tắm. Vòi sen tạo ra dòng nước sạch và ổn định, trong khi bồn tắm là nước tù đọng trộn lẫn mồ hôi, cặn bẩn và các sản phẩm vệ sinh còn sót.

Dùng khăn giấy lau khô rốn sẽ tốt hơn, vì khăn giấy luôn sạch và có thể vứt bỏ sau khi dùng.[5] Khăn tắm có thể tích tụ độ ẩm và vi khuẩn.

Tránh vặn hoặc xoay khuyên rốn quá nhiều khi rửa dưới vòi sen. Vết thương có thể bị kích ứng và chảy máu nếu bị đụng chạm quá nhiều.

4. Rửa lỗ xỏ khuyên bằng nước muối. Pha ¼ thìa cà phê muối biển với 240 ml nước đã đun sôi. Chờ cho nước chỉ còn ấm đến mức dễ chịu khi áp lên da. Rót dung dịch muối vào một chiếc cốc nhỏ, gập người (sao cho bụng tương đối thẳng góc với miệng cốc), úp chiếc cốc lên bụng và giữ chặt tại chỗ, đồng thời nằm ngửa xuống. Ngâm lỗ xỏ khuyên rốn với nước muối trong cốc khoảng 10-15 phút, mỗi ngày ít nhất một lần.[6] Nước muối rất công hiệu trong việc chống vi khuẩn và giúp loại bỏ vẩy đóng trên vết thương.

5. Uống vitamin. Nhiều thợ xỏ khuyên thấy rằng một số vitamin như Vitamin C, kẽm, hoặc viên đa vitamin cũng giúp lỗ xỏ khuyên rốn mau lành.