Xem Nhiều 5/2024 # Điều Trị Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Hiệu Quả # Top 1 Yêu Thích

1. Huyết khối tĩnh mạch sâu và triệu chứng của bệnh

Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng mà cục máu đông hiện diện trong một hoặc nhiều tĩnh mạch sâu trong cơ thể, thường là ở chi trên hoặc chi dưới, gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần dòng máu trong lòng tĩnh mạch.

Chứng bệnh này có tỉ lệ tử vong cao, và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để hạn chế những hậu quả không mong muốn, bệnh nhân cần biết được triệu chứng của bệnh để phát hiện kịp thời.

+ Sưng, đau, đỏ đoạn chi, nhất là bắp chân hoặc đoạn dưới đầu gối, có thể đau mắt cá chân hoặc cả bàn chân. Đau thường bắt đầu bên trong và có thể cảm thấy như chuột rút. Bệnh thường xảy ra ở một chân, song cũng có thể bị cả hai chân, cảm giác đau tăng khi co gập chân.

+Tăng cảm giác nóng tại chỗ.

+ Bắp chân sưng to

+ Đau hoặc sưng ở cánh tay hoặc cổ tay. Điều này có thể xảy ra nếu cục máu đông hình thành trong cổ hoặc cánh tay.

+ Trường hợp nặng có thể thấy lở loét ở bắp chân

Tuy nhiên ở một số bệnh nhân không có những dấu hiệu tại chỗ trong giai đoạn đầu. Bệnh chỉ được phát hiện khi đã gây biến chứng tắc nghẽn mạch phổi do hậu quả của huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân. Khi bị tắc nghẽn mạch phổi xuất hiện các triệu chứng: khó thở, đau ngực và ngất,…

2. Điều trị

Mục tiêu hàng đầu của điều trị viêm tắc tĩnh mạch là hạn chế khối máu đông lớn lên, ngăn chặn chúng tan vỡ ra di chuyển về phổi để tránh biến cố thuyên tắc mạch phổi, tránh biến chứng và tái phát. Mục tiêu lâu dài là tránh nguy cơ tái phát và giảm tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

a. Điều trị không dùng thuốc

– Về dinh dưỡng, người bệnh thường được khuyên tránh các thức ăn có thể gây táo bón. Điều quan trọng là chế độ ăn phù hợp với chế độ điều trị thuốc chống đông, hạn chế các thức ăn có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc dùng thuốc. Trong thời gian dùng thuốc chống đông, người bệnh được khuyên tránh các hoạt động thể lực mạnh, có nguy cơ gây chảy máu, tránh sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, aspirin, thuốc đông y do làm tăng nguy cơ chảy máu.

– Thông thường bệnh nhân viêm tắc tĩnh mạch chi dưới khi mới điều trị được yêu cầu nằm tại giường, nhưng chỉ sau 24 – 48 giờ và được đeo tất hay băng áp lực, bệnh nhân được khuyến cáo dậy đi lại nhẹ nhàng.

– Thường xuyên vệ sinh da chân, tránh nhiễm trùng ngoài da.

– Kê cao chân khi nằm ngủ: Khi ngủ dùng gối kê bàn chân và cẳng chân hơi cao hơn bắp chân, cẳng chân cao hơn đùi để giảm áp lực lên tĩnh mạch chân.

– Băng/Tất áp lực: góp phần làm ly giải cục máu đông, giảm nguy cơ di chuyển của cục máu đông, mặt khác, ngăn ngừa biến chứng suy tĩnh mạch mạn tính. Có thể dùng băng chun hoặc tất áp lực độ 2-3. Cần đi tất áp lực hoặc quấn băng chung trong suốt mấy ngày đầu, sau đó chỉ cần đi ban ngày.

– Sử dụng lưới lọc tĩnh mạch chủ nếu bệnh nhân không thể dùng được thuốc phòng chống huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc khi thuốc không có tác dụng giảm huyết khối. Lưới lọc tĩnh mạch chủ ngăn cản huyết khối bong ra từ các tĩnh mạch chi dưới không cho chúng về đến phổi.

– Phẫu thuật để loại bỏ huyết khối tĩnh mạch sâu. Thủ thuật này có tên gọi mở tĩnh mạch loại bỏ huyết khối. gọi là phlegmasia cerulea dolens, không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa.

– Cắt bỏ tĩnh mạch bị huyết khối: rất ít áp dụng, thưởng chỉ dùng khi bệnh đã trở nên rất nặng hoặc nếu có biến chứng suy tĩnh mạch nặng.

b. Điều trị bằng thuốc

+ Thuốc kháng đông đường tiêm Heparin. Thuốc kháng đông làm loãng máu khiến máu khó đông. Heparin giúp đề phòng huyết khối và ngăn cản huyết khối sẵn có tăng trưởng thêm. Heparin tác dụng nhanh, nhưng cần phải dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân thường được dùng Heparin trong giai đoạn đầu, sau đó, sẽ chuyển sang thuốc kháng đông đường uống. Trong thời gian dùng thuốc, cần xét nghiệm chức năng đông máu thường xuyên, đảm bảo nồng độ thuốc đủ để phòng chống huyết khối, nhưng không quá cao gây xuất huyết. Thuốc kháng đông sẽ gây xuất huyết nếu dùng quá liều lượng. Tuy nhiên, Heparin lại không thể làm tan huyết khối đã hình thành và thuốc có thể gây dị ứng, nhức đầu, nôn, gây nốt đau, hoại tử gân nếu tiêm dưới da dài ngày.

+ Thuốc kháng Vitamin K. Đây là thuốc chống hình thành cục máu đông dùng theo đường uống và có thể điều trị lâu dài cho người bệnh. Tác dụng của chúng kéo dài hơn của Heparin nhưng lại xuất hiện muộn.

+ Thời gian điều trị: Trong thời gian điều trị thuốc chống đông đường tiêm, bệnh nhân sẽ phải nằm viện, trung bình 7 – 10 ngày, nếu như không có biến chứng thuyên tắc phổi. Khi chuyển sang thuốc chống đông đường uống, bệnh nhân sẽ được theo dõi và điều trị ngoại trú. Thời gian điều trị thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

+ Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Nhóm này gồm các thuốc dùng theo đường uống như Aspirin, Clopidogrel, Ticlopidin,… Cơ chế tác dụng của nhóm này là: ngăn ngừa sự hình thành nút tiểu cầu nên có tác dụng chống đông máu từ giai đoạn cầm máu sơ cấp.

Việc điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu cần kết hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Tuy có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa hình thành và phá hủy cục máu đông nhưng nếu dùng thời gian dài các thuốc chống đông máu thông thường có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như dị ứng, đau hoặc hoại từ nơi tiêm, nghiêm trọng nhất là chảy máu, xuất huyết,…

* AVEN chứa Lumbrokinase – enzym thủy phân từ loài Lumbricus rubellus là kết quả nghiên cứu thành công của PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Dao- Phó viện trưởng Viện Công nghệ sinh học. Lumbrokinase có khả năng thủy phân rất mạnh Fibrin để làm tan cục máu đông trong các chứng bệnh huyết khối.

* Bên cạnh đó, AVEN còn chứa Resveratrol, Coenzym Q10, Rutin tạo nên công thức toàn diện, không chỉ giúp ngăn chặn hình thành và phá hủy cục máu đông, mà còn giảm Cholesterol xấu, chống viêm và làm bền vững thành mạch máu, từ đó hạn chế suy giãn tĩnh mạch chân với người lớn tuổi.

Để tìm mua sản phẩm AVEN, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY

Để được tư vấn về nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch vui lòng gọi về tổng đài miễn cước