Xem Nhiều 4/2024 # Tổng Hợp Các Loài Chim Biết Nói Trên Thế Giới # Top 1 Yêu Thích

CHIM NHỒNG GRACULA RELIGIOSA

Xuất xứ: Thích nghi với môi nường vùng rừng cao nguyên.

Thức ăn và chăm sóc: Nhồng thích ăn các loại trái cây chín đặc biệt là ớt hiểm chín, chuối cơm trộn ớt (ớt càng cay càng hợp khẩu) vào mùa không có ớt chín phải trộn ớt khô cho Nhồng ăn.

Nên nuôi Nhồng trong lồng cao, đặt chỗ khô ráo, nên nhớ Nhồng rất sợ gió và dễ chết vì trúng gió. So với các loài chim khác, tuổi thọ Nhồng không dài. Vì vậy người ta thường nuôi Nhồng con để được trò chuyện với Nhồng lâu hơn.

Nếu nuôi Nhồng chưa đứng vững ta nên chăm sóc kỹ, không lột lưỡi sớm, không cho Nhồng ở dưới đất để tránh bệnh cảm cúm, bại chân. Khi Nhồng bị cảm nấu nước gừng âm ấm dùng muỗng tưới lên thân nhồng, nhiều lần đến khi nhồng hết bệnh.

Nhồng còn nhỏ cho nhồng ăn thằn lằn, thịt bò để đủ dinh dưỡng Nhồng mau lớn đến 4 tháng rưỡi nhồng trưởng thành, lột lưõi mỗi tháng một lần.

Cách lột lưỡi nhồng: Rửa tay sạch, dùng móng tay khều lớp da dày đóng ở chót lưỡi (dùng móng tay cạo cho rách phần lưỡi dưới, kco chót lưỡi ra). Khi này lưỡi được bóc ra lưỡi Nhồng tròn lại ta cho nhồng ăn bình thường, có khi Nhồng bỏ ăn một vài hôm điều ấy không hề gì. Không nên cho nhồng ăn quá no dễ bị bệnh tiêu hóa chậm (Nhồm sẽ bị trúng thực).

Muốn dạy Nhồng nhanh biết nói, nên đặt nhồng nơi yên tĩnh để không bị chi phối và dạy nhồng những câu chào hỏi lịch sự, lễ phép. Nhồng biết nói rất vui nhà nên ai cũng thích.

Sự sinh sản: Nhồng đẻ từ 2-3 trứng, ấp 15 ngày nở con, đến 4 tháng rưỡi Nhồng con trưởng thành.

– Nhồng trống: Vòng mí mắt có gốc độ méo.

– Nhồng mái: Mi mắt tròn như hai hòn bi.

Nhồng là loại chim biết nói tiếng người sành sỏi nhất trong các loài chim biết nói ở Việt Nam.

CƯỠNG BÔNG PSIPETES MADAGASCARIENSIS

Thức ăn và chăm sóc: Chim cưỡng thích nhảy nhót trong lồng nên cần nuôi lồng lớn để chim đỡ tù túng.

Chim Cưỡng thuộc loại dễ nuôi, ăn gì cũng sống thậm chí cho ăn cơm trộn ớt cũng xong, chúng thích ăn cào cào, sâu bọ, ếch nhái, đậu mè, trái cây chín.

Đặc điểm: Chim cưỡng là loại chim siêne nói gió, nói được tiếng người, người ta thường nói “nói như cưỡng”. Nhờ vào cái tật nói suốt ngày nên chim tầm thường khắp đồng quê nội có được người ưa chuộng tìm nuôi lồng, chăm sóc tử tế như các loại chim cảnh đắt tiền khác.

Nên nuôi chim con mau khôn, mau thuần dưỡng và từ đó chim mới mau biết nói.

Cách nuôi dạy chim biết nói tiếng người cũng giống như loại chim trên.

CHIM SÁO AERDOT BERES TRISTTS

Xuất xứ: Ấn Độ sang Tích Lan rồi Úc Châu. Nam Phi và đảo Madagascar cùng Đông Dương ta Ngày nay bước chân sáo đã nhảy khắp nơi trên trái đất này.

Họ: Sturnidés

Màu sắc: Sáo gồm nhiều loại và màu sắc khác nhau

Có hộ áo lông nâu vàng, đầu đen xanh có túm lông rất mượt, chân và mỏ màu vàng, khóe mắt hai bên như hai vòng vàng trang điểm cho nó tăng phần xinh xắn. Sáo sậu có màu lông xấu xí hơn.

Có bộ áo lông màu đen đầu có túm lông dựng đứng, mỏ và chân cũng màu vàng trông đẹp mắt.

Sáo trâu miền Bắc Hà Nội có chân trắng và mỏ trắng.

Sáo trâu miền Nam có mỏ và chân vàng.

Thân hình Sáo nhỏ hơn chim Cưỡng

Thức ăn và chăm sóc: Sáo ăn cào cào, dế, trái cây chín, gạo, cơm, sâu bọ, đậu phụng trộn trứng, cho Sáo ăn đủ chất dinh dưỡng Sáo nhanh biết nói.

Dùng loại lồng tre, mây lưới kẽm (chim này đứng yên không thích nhảy nhót).

Sự sinh sản: Chúng thường đẻ từ 2 – 3 trứng, ấp 14 ngày nở con. Chim con nuôi đến 4 tháng rưỡi tuổi là trưởng thành bắt đầu nói gió. Đẻ lứa đầu tháng 2 lứa thứ 2 tháng,6

Nếu nuôi Sáo nói tiếng người, ta cũng lột lưỡi Sáo như chim Nhồng vậy, và cách dạy Sáo nói tiếng người cũng giống như Nhồng với sáo dùng áo lồng che bớt 50% để nơi yên tĩnh chim không bị chi phối, nhanh thu thập những lời dạy hơn.

Sáo nghệ,Sáo sậu, Sáo trâu, Sáo đen là nhừng loại Sáo biết nói tiếng người.

Từ 4 tháng 15 ngày sáo đã bất đầu nói gió, tập đến một năm sau sáo biết nói, sáo không nói sỏi bằng Vẹt Nhồng Cưỡng nhưng giọng rõ ràng, dễ nghe. Người ta còn nuôi Sáo để giữ nhà, không tập tự nhiên chúng cũng biết. Sáo quen người ta thả nó ra tự do và tự kiếm ăn xung quanh nhà.

Sáo là loại chim dễ nuôi và có nghĩa, ai cũng cảm mến. Còn có Sáo bông, Sáo đá, không nói được tiếng người.

KÉT BẢY MÀU

(Miền Bắc thường gọi là Vẹt)

Xuất xứ: Thích nghi với môi trường sống rừng già, cao nguyên Việt Nam.

Họ: Két (Psittacidés)

Màu sắc: Chim có bộ lông màu xanh, trên đầu màu xám hồng, dưới ngực có màu hồng phân, hai bên cánh có màu đỏ vàng xanh xen kẻ.

Chim mái: Mỏ đen (trưởng thành)

Chim còn nhỏ trông mái gì cũng có mỏ màu hồng đến 4 tháng tuổi thì chuyển sang màu đen lợt và đến 6 tháng tuổi mới chuyển rõ màu mỏ để phân định chim trống mái rõ rệt.

Thức ăn và chăm sóc: Nuôi chim lồng kim loại hoặc xích chân cho chim đứng vòng cung.

Nên nuôi chim con và nhớ cẩn thận, lúc chim tập bay dễ bay mất (giống chim này bay thẳng và bay xa, bay đi không nhớ đường trở về).

Chim ăn gạo rang trứng, lúa, bắp khi chim trưởng thành cho ăn khế (trong khế có hạt là vị thuốc tốt cho chim).

Đặc điểm: Chim này nuôi đến 3 tháng tuổi chim tập nói tiếng người không cần lột lưỡi. Đến lúc này ta cho chim ở nơi yên tĩnh chim dễ thu thập học nói hữu hiệu hơn. Cho chim học những câu cần thiết bằng cách lặp đi lặp lại cho chim thuộc hoặc mở cassett cho chim học cũng có kết quả tốt. Đương nhiên trong băng cassett hoặc lời dạy chim là những câu, những từ cơ bản xã giao với người, không bao lâu ta sẽ có được kết quả xứng đángvới công lao của mình đó là được nghe chim đối thoại với mình một cách rành rọt, lịch sự đầy hứng thú.

Sự sinh sản: Chim đẻ 3 trứng, ấp 14 ngày trứng nở con, chúng sống từng đàn và đẻ tập thể.

CHIM KÉT CAMPUCHIA

Xuất xứ: giáp ranh hiên giới Campuchia và miền đông Việt Nam.

Màu sắc: Chim có bộ áo lông màu xanh lá cây, viền phớt hai bên cánh có điểm màu đỏ, mỏ đỏ và quập, đuôi dài trỏng rất đẹp.

Thức ăn và chăm sóc: Chim này ăn ngũ cốc với trái cây chín và trái cây có hột.

Nên nuôi chim non, nếu nuôi lồng phải dùng lồng kim loại còn không ta nuôi chim đứng vòng cung có xích chân đến 3 tháng tuổi, tập chim nói tiếng người cách thức dạy chim nói như các loại chim biết nói trên, người ta còn nuôi chim này làm cảnh.

Sự sinh sản: Chúng thường đẻ trong các bọng cây, một con đẻ từ 3-5 trứng, ấp 15 ngày nở. Chim mẹ mớm mồi cho con. 45 ngày chim con biết ăn, đến 60 ngày chim tập chuyền, tập bay và trưởng thành.

AGAPORNIS PULLARIA

Xuất xứ: Tây Phi Châu.

Họ: Két ( Psittacidés).

Két đầu đỏ rất đặc hiệt thuộc một loài két nhỏ nhưng có nhiều đặc tính rất giống loài yến phụng. Nên chú ý là loài này ít nhạy cảm với rét và sinh đẻ rất khó khăn.

Thức ăn giống như với loài Yến Phụng, trong đó có thêm ít hạt hướng dương, Rau xanh, và táo cắt nhỏ.

Do mỏ của chúng rất khỏe, chuồng hay lồng tốt nhất là bằng thép (hay kim loại khác). Vì khi bị nhốt trong một chỗ hạn hẹp, loài két này thích gậm các thứ bằng gỗ. Chúng là loại phàm ăn nên phải làm vệ sinh lồng và tắm rửa thường xuyên để chim được sạch sẽ và giữ bộ áo đẹp.

AGAPORNIS PERSONATA

Xuất xứ: Đông Phi (vùng Tanganyika)

Họ: Két (Psittacidés).

Đây là một loại két nhỏ cùng họ (groupe) được đưa vào Châu Âu từ 1927, chúng có nét đặc trưng là trong rất ngộ nghĩnh.

Ngoài vẻ đẹp, loài chim này rất được ưa chuộng do tính thuần phác, lại rất mắn, đẻ và không sợ lạnh.

Thức ăn và nuôi dưỡng như các loại két đã giới thiệu.

Trong hình kèm theo là loài két nguyên thủy, các dòng lai tạo sau đã cho ra dời nhiều giống két có màu trắng, xanh lơ (blue), xám tuyền hay trắng tuyền hay trắng rất đẹp.

Thức ăn và chăm sóc: Chúng ăn các loại ngũ cốc như: lúa, bắp non, kê, hạt hướng dướng, rau xanh.

Cần có lồng kim loại cứng cho chim cảnh này trú ngụ lâu đời.

Chúng thuộc loại phàm ăn nên làm vệ sinh thường để giữ màu lông đẹp óng ả.