Xu Hướng 4/2024 # Phương Pháp Nuôi Chim Sơn Ca Bổi # Top 4 Yêu Thích

Người mình làm việc gì cũng tính đến chuyện… “ăn chắc mặc bền”. Ngay cả việc nuôi chim để giải trí cũng vậy, ai cũng muốn chọn chim con mà nuôi, vì nghĩ rằng nuôi chim con thì được “hưởng lợi” vế lâu dài, vì dù sao tuổi thọ của chim cũng mươi lăm năm mới dứt. Mặc dù ai cũng dư biết là côns sức để gầy dựng một chú chim con nên dáng nên hình không phải là việc giản đơn, và tốn hao nhiều công của.

Trong khi đó, nuôi một con chim bổi, tuy giá cả không đáng bao nhiêu, nhưng con chim rừng này đã già, sợ “chơi” chưa được bao lâu thì con chim đã già nua mà chết!

Thật ra, người ta thích nuôi chim con và không muôn nuôi chim bổi còn do nhiều lý do khác, mà chắc không trình bày ra đây, quí vị đã biết rồi.

Nhưng dù nại ra nhiều lý do để chê bai đi nữa, thì rốt cuộc nhiều nghệ nhân cũng không ít thì nhiều chọn Sơn Ca bổi mà nuôi. Một lẽ dễ hiểu là muôn nuôi chim Sơn Ca con phải chờ đến mùa chúng sinh sản mới có, còn Sơn Ca bổi lại bắt được quanh năm. Do cái tính mê chơi sẵn có, đâu ai có thể chờ đợi qua mùa chim sinh sản được.

Sơn Ca bổi là chim đã trưởng thành, có thể là chim đã sinh sản được năm ba mùa, hoặc già hơn nữa. Những chim cảnh này do quen với đời sống hoang dã tự do, nên rất nhát. Sơn Ca vốn là giống chim nhút nhát, vừa thấy bóng người từ xa là chúng đã lủi trốn rất nhanh. Thứ chim bổi này đã bắt về nuôi thì quả khó khăn lắm mới trở thành chim thuộc được! Thế nhưng, nếu thuần hóa đúng phương pháp thì chim bổi cũng dễ thuần thuộc trong một thời gian ngắn, và chừng đó nó hót giọng rừng đôi khi chim con nuôi lên vài ba mùa chưa chắc đã… theo kịp! Đó là cái lý đo chính đáng khiến nhiều nghệ nhân dù thích nuôi chim con, cũng phải nuôi vài con Sơn Ca bổi trong nhà.

Sơn Ca bổi vốn là chim rất nhát có tài lủi trôn rất giỏi không thua gì Đa Đa hay Cút rừng, thấy bóng nguời từ xa nó đã… biến dạng, vì vậy, bắt được chim bổi không phải là chuyện dễ dàng gì, nhất là bắt trong ban ngày.

Bắt Sơn Ca bổi ban ngày người ta chỉ nhờ cậy vào lưới. Họ giăng lưới vào một góc ruộng, vười hay một cánh đổng có nào đó, rồi từ xa nhiều người cứ đi hàng ngang lùa chim tới. Chim thấy người sọ hãi cứ lủi trốn dần cho đến lúc mắc vào lưới lúc nào không hay!

Phản ứng của giống chim như quí vị đã biết, với chim sống ở trên tầng cao như Sáo, Cưỡng, Chích Chòe, Khướu chẳng hạn, dù đêm ban ngày, hễ thấy động là phản ứng tự nhiên của chúng cất cánh bay lên cao. Ngược lại, giống chim tự kiêm ăn ở tầng thấp nhất sát đất, khi bị động chúng chỉ biết chúi đầu vào bụi bờ lủi trốn. Ngay chim Son Ca là giống chim có khả năng bay cao nhất, thế mà gặp người đến gần chúng cũng không hề bay bổng mà chỉ lẩn trôn mà thôi.

Như vậy, bắt Sơn Ca bổi ban ngày rất khó, giới đi săn phải đi bắt vào ban đêm.

Trong mùa sinh sản thì chim có tổ để ngủ, nhưng ngoài mùa sinh sản thì chim đâu có đi đôi đi cặp, mà mỗi con tự lo sự sống cho riêng mình ngủ rải rác trên các mô đất thấp hay nép mình cạnh các bụi cỏ… Do chúng có nhiều kẻ thù nsày cũng như đêm lúc nào cũng rình rập vổ chụp, nên tội nghiệp, trong khi ngủ Sơn Ca cũng phải cảnh giác cao độ, hễ thấy động là choàng tĩnh rồi lẩn trốn ngay.

Săn bắt Sơn Ca bổi ban đêm thì nhờ vào đuốc hay đèn pin. Chim bị quáng đèn nên nằm im và người đi săn chỉ cần nhanh tay lẹ mắt đưa chiếc vợt lưới ra úp chụp và bắt được. Chiếc vợt lưới này có thể làm như cái vợt bắt cào cào của dân chuyên nghiệp, thay vì làm bằng vải thì thay thế lưới cước, và bề rộng của chiếc vợt nên làm rộng bằng vành nón lá mới tốt. Nếu đi đông người, ban đêm cũng có thể giăng lưới mà lùa cho chim lủi vào, nhưng nếu bắt theo cách này thi phải rành địa thế mới có kết quả tốt.

Chim bổi bắt về nên loại bỏ những con bị thương tật và chọn nuôi những chim lớn con, dài đòn, ngực nợ, chân cao. Nếu có khả năng lựa được trống mái thì tốt, còn nếu không lựa được thì ta cứ nuôi riêng mỗi con một lồng. Nếu nuôi chim bổi đúng phương pháp thì nó rất mau chịu hót, chứ không quá lâu lắc như chim con nuôi lên… Ngược lại, nếu không biết cách nuôi thì chim bổi rất dễ chết vì bản tính nó rất nhát, thấy dáng người từ xa đã lo trốn chạy.

Thời gian vài tháng đầu, nên nuôi Sơn Ca bổi trong loại lồng thấp, sau đó mới sang lồng trung, và chiều cao của dù từ năm đến mười phân là vừa. Dưới đáy lồng phải có lớp cát mỏng, và bên trong luôn luôn có sẵn cóng thức ăn, nước uống.

Nếu nhà có đông người ở, nhất là có nhiều trẻ con và nuôi chó, mèo thì nên trùm kín áo lông cho chim, và treo lông vào nơi yên tĩnh nhất trong nhà như cách thuần dưỡng các giống chim boi Họa Mi, Chích Chòe vậy. Chỉ có cách này mới giúp chim Sơn Ca bổi mau hoàn hồn lại vía…

Dần dần, ta mới hé áo lồng ra, khi biết chim đã dạn dần, không còn lạ cảnh lạ người như lúc mới đem về nữa.

Nếu nhà ít người ở, lại rộng rãi, không có trẻ con nghịch ngợm, không có cho mèo rượt đuổi trúng thì cứ thả chim bổi vào lồng rồi treo lồng vào nơi yên tĩnh, cách xa lối đi lại trong nhà để chim bớt sợ hãi, và không cần phải trùm kín áo lồng.

Ông bà xưa còn truyền lại kinh nghiệm là nuôi Sơn Ca bổi trong thời gian đầu nên treo lồng vào noi vắng lặng nhất trong nhà và phải treo cao lên ngang tầm hay cao hơn tầm tay với. Ban đêm không được chong đèn dầu, vì đèn dầu sẽ hắt bóng người quạ lại lên vách khiến chim sợ hãi mà nhảy tứ tung; đôi khi vì sọ quá mà bỏ cả ăn uống để… chịu chết.

Nếu kinh nghiệm đó của ông bà xưa là đúng, thì tốt nhất ta nên phù áo lồng cho chim, rồi sau đó hé dần ra, như vậy, sẽ mà giúp chim bổi bớt sợ hãi hơn. Việc treo lông ở độ cao khoảng y hai thước trong giai đoạn đầu chim bổi mới bắt về là đúng, nhưng khi chim bắt đầu dạn dẩn thì nên hạ lồng thấp xuống để giúp chim tập tiếp xúc với chủ nuôi cho bớt nhát hơn.

Có nhiều nghệ nhân, khi thấy chim Sơn Ca đã thật sự dạn dĩ, mỗi ngày họ hạ lồng xuống sát đất độ vài giờ để chim được sống lại với cách sống tự nhiên trước đây của nó, hy vọng nó sẽ dạn dĩ hơn… Tất nhiên, khi thực hiện việc này cần phải canh chừng chó mèo, và nhất là Cò (nếu trong sân, trong vườn có nuôi Cò làm cảnh), Chó, mèo lại gần lồng Sơn Ca có thể đứng xa mà nạt nộ, chứ giống Cò mà thấy Sơn Ca xuất hiện nơi đâu là chúng không tha, chạy đến mổ cho bằng được!

Sơn Ca bổi vốn quen với thức ăn sâu bọ ở rừng, nên trong mấy ngày đầu ở trong lồng, lất ít con chiu ăn kê trộn trứng. Vì vậy những ngày đầu ta cho chim ăn cào cào và trứng kiến, hoặc sâu tươi. Những ngày kế tiếp, mỗi lồng cho độ năm con cào cào và một cóng đựng ít trứng kiến trộn với ít kê trứng, hoặc sâu tươi trộn ít kê trứng. Trứng kiến và sâu tươi là thức ăn Sơn Ca ưa nhất. Khi đến, cóng ăn những thức ăn khoái khẩu này, vô tình chim ăn luôn cả kê trứng, và như vậy nó quen dần với thức ăn mới do chù nuôi chế biến ra. Từ đó, ta thay cóng kê trộn trứng vào, và đáy là thức ăn chính để nuôi chim…

Sơn Ca bổi dù nuôi lâu năm cũng nhát, có điều không nhát bằng lúc mới bắt về. Đó là điều nghệ nhân nuôi chim nào cũng biết và chấp nhận. Bù lại, khi nuôi, chim mau biết hót và hót giọng rất hay nên ai cũng thích.

Tuy vậy, từ trước đến nay, chỉ những nghệ nhân nuôi Sơn Ca nhiều kinh nghiệm mới nuôi chim bổi mà thôi. Do có kinh nghiệm nên họ nuôi chim cảnh mới thành công…