Xu Hướng 4/2024 # Nuôi Dưỡng Chim Sơn Ca Suy # Top 5 Yêu Thích

Người ta ở đời còn nay đau mai mạnh, không biết đâu mà lường trước được. Lúc mạnh thì sức khỏe dồi dào tưởng chừng vật trâu cũng nổi, nhưng khi ôm đau thi cơ thể yếu đuối, sức trói gà cũng không chặt, cả ngày chỉ nằm có một chỗ như người sắp chết đến nơi. Chim chóc cũng đâu khác chi nguòi, khi mạnh khỏe thì suốt ngày bay nhảy trong lồng, miệng hót líu lo ca hổ như không hề biết mệt, còn lúc ốm đau thì sức suy kiệt, xù lông đứng như trời trồng một chỗ đến nỗi thức ăn ngon dâng tận miệng cũng không màng.

Sơn Ca có nhiều lý do để suy. Ta nên cố gắng tìm hiểu cho được ngọn nguồn của nguyên do đó thì mới mong chừa trị cho chim chóng lành được.

Thường thì chim cảnh suy do những nguyên nhân chánh sau đây:

– Do thời tiết: Thời tiết thay đổi bất thường, nhâì là lúc giao mùa. Ngày thì nóng quá, đêm lại trở nên lạnh quá khiến chim trở nên bần thần, uể oải rồi lười biếng ăn uống nhiều ngày nên dễ sinh bệnh.

Ban ngày nên treo lồng vào nơi mát mẻ, đêm nên phủ kín áo lồng để chim được ngủ ấm áp. Khi thấy chim có triệu chứng bị suy lơ là trong việc ăn uống, thì ta nên tăng lượng cào cào hay sâu tươi nhiều hơn lên, vì đây là thức ăn rất thích khẩu của Sơn Ca. Khi suy, Sơn Ca có thể chê món kê trứng, nhưng không thể chê món cào cào và sâu tươi đâu. Cũng như người ta đau ốm thì chê cơm, nhung bánh trái lặt vặt thì ăn cũng thấy ngon miệng.

– Do ăn uống thất thường: Nhiều người dám bỏ tiền triệu ra mua chim, nhưng về nhà lại lơ là đến khâu cho chim ăn uống, đến nỗi bữa đói bửa no. Đừng tưởng cho ăn kê trộn trứng không thôi là đã đủ sức bổ dưỡng! Thức ăn của chim mà thiếu đạm động vật, tức là thức ăn tươi như cào cào, sâu tươi, trứng kiên thì sức khỏe không tốt. Tệ lắm mỗi tuần cũng nên cho chim ăn loại thức ăn nầy một đôi lần, thay vì hằng ngày mới tốt. Nếu vài ba tuần mới bổi bô cho chim một bữa, dù là thừa mứa thì kết quả cũng chẳng ra gì.

Với những chim do suy yếu thức ăn thì cũng không thể vực sức khỏe lên được, miễn là chim đừng ở trạng thái quá suy kiệt. Phải cố gắng bồi dường liên tục cho chim suốt một thời … gian dài. Đến khi nào thấy chim mập mạnh, có bộ lông mướt mát và nó siêng hót trở lại thì ta mói yên tâm.

– Do thiếu chăm sóc: nuôi chim Sơn Ca việc chăm sóc không đòi hỏi tốn nhiều công sức lắm. Cố gắng treo lồng ở noi yên tĩnh, đừng để chó mèo vồ chụp, và người lạ đến gần, khiến chim vốn nhát lại càng nhát thêm. Sơn Ca không tắm nước, nhưng hằng ngày thiếu tắm nắng là chim dễ bị suy. Trong khi các giống chim hót khác, mỗi sáng tắm nắng (đem lồng chim ra phơi nắng) độ nửa giờ đến bôn mươi lăm phút là nhiều, thì Sơn Ca cần gấp đôi thời gian đó, nghĩa là một giờ hay giờ rưỡi cũng được. Giống chin nầy có khả năng chịu nắng rất giỏi.

– Do bệnh: Tuy nuôi nhốt trong lồng, thức ăn nước uống đều tinh khiết bổ dưỡng, nhưng Sơn Ca cũng bị nhuốm nhiều thứ bệnh, bệnh nhẹ có mà hiểm nghèo cũng có:

– Bệnh cảm hàn (Ảnh hưởng đến thời tiết bất thường bên ngoài, thường hót giọng khàn).

– Bệnh táo bón hoặc tiêu chảy.

– Bệnh viêm phế quản (một hình thức hen suyễn) khiến chim thở khò khè, thỉnh thoảng vặc mạnh mỏ để ray nước bọt ứa ở mép.

– Bệnh suy nhược (thường thấy ở chim lớn năm tuổi) ca thể ốm yếu, bồi bổ cho lắm cũng không mập mạnh lên được.

– Bệnh ghẻ ở chân và các ngón chân (bảo vệ chân chim bằng cách giữ cát dưới nền lồng sạch sẽ, thây bẩn là thay ngay. Lâu lâu phải bắt Sơn Ca ra ngoài để rửa sạch đôi chân. Nêu bị ghẻ thì rửa vết thương bằng oxy già rồi bôi thuốc xanh vào một vài lần sẽ lành.

– Bệnh bọ chét: Nêu tắm nắng hằng ngày thì Sơn Ca ít có con bị bệnh rận mạt, trừ trường hợp nơi treo lồng gần nai gà ấp trứng hay chuồng nuôi bồ câu. Có thể dùng thuốc Frontline xịt thẳng vào bộ lông chim (tránh xịt vào mắt); nếu không thì nhúng chim vào nước muối, nhưng phải tắm như vậy nhiều ngày mới hết được.

Con chim bị suy là con chim đang bệnh, nó cần được sự chăm sóc chu đáo, cần được ăn uống no đủ và bổ dưỡng và được sống nơi yên tĩnh.

Chim đang suy không thể đem đi tập dượt, và cũng không nên treo lồng gần những chim đang căng lửa khác. Giống Sơn Ca khi mạnh thì không ngại chim khác hót đẻ, nó không chạy mặt theo cách nầy, nhưng khi suy thì vẫn bị ảnh hưởng.

Do thuốc men đặc trị bệnh của chim nuớc mình chưa có nhiều, cho nên gặp con chim suy ai cũng lo láng. Mà quả thật nếu lơ là trong việc chăm sóc nuôi nấng thì chim có thể tử vong dễ dàng.

Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nuôi chim ngay từ đầu ta phải có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho chim. Việc nầy làm tốt thì mọi tật bệnh cũng khó có cách để xâm nhập vào chim được.

– Nên cho chim ăn thức ăn thật tốt mỗi ngày: Kê trứng phải chế biến sạch sẽ với kê tốt, trứng tốt, và được bảo quản tốt không bị hôi mốc. Ngoài ra còn cho Sơn Ca ăn thêm cào cào, sâu tươi hoặc trứng kiến.

– Thỉnh thoảng nên cho chim đi tập dượt tại các tụ điểm chơi chim để nó đưọc sung sức lên, hăng hái lên.

– Nên cho tắm nắng sáng hằng ngày với thời lượng độ một giờ, và rắm khoảng tám giờ sáng mới tốt.

– Tối trùm kín áo lồng rồi treo lồng vào nơi yên lĩnh để chim được ngủ no giấc.

– Nên vệ sinh lồng nuôi cho sạch sẽ, và tránh cho chim phải sống nơi có môi trường ô nhiễm…

Nếu từ đầu, chủ nuôi biết cách “rào trước đón sau” chu đáo như vậy, thì ta đã cho chim tránh được nhiều bệnh, và ta cũng đỡ lo lắng và vất vả hơn.

Nuôi chim Sơn Ca không tốn nhiều công chăm sóc lắm, nhưng với người chưa kinh nghiệm thì cũng gặp nhiều khó khăn ít ra trong thời gian đầu.

Chim nuôi mà được chăm sóc chu đáo thì đời sống của chim tránh được nhiều bệnh tật, đó là điều mà chủ chim nào cũng mong muốn cả.

Trong việc chăm sóc chim Sơn Ca, có nhiều điều cần làm sau đây:

– Tập chim dạn từ nhỏ: Sơn Ca vốn là giống chim rất nhát. Ngoài thiên nhiên ít ai có cơ may chạm trán gần với nó, vì nhác thấy bóng người từ xa chim đã trốn nhủi vào vạt cỏ um tùm rồi. Chim Sơn Ca con lúc còn non ngày tuổi thì khờ khạo thấy chủ lại gần là há mỏ đòi đút mồi, nhung lớn lên nêu không tạo dịp gần gũi thường xuyên thì nó vẫn nhát, vì vậy, tập cho chim Sơn Ca dạn dĩ với người coi như là một công khó, ít ai thực hiện được.

Muốn tập cho chim dạn thì người nuôi phải tìm dịp gần gũi với chim luôn. Lúc nhỏ thì tới bữa đút mồi và ôm chim vào tay để vuốt ve cho nó dạn. Chim lớn lên tập dạn bằng cánh thỉnh thoảng ghé lại bên lồng để đút từng con cào cào cho nó. Giống chim rất khôn, nếu cho ăn hằng ngày, con chim sẽ dễ dàng nhận ra được ai là người nuôi nó, và tỏ nhiều thiện cảm đôi với người đó. Nhưng đồng thời nó cũng chóng quên, nếu bẵng đi một thời gian khá lâu ta không gần gũi với nó.

Với những chim tương đối dạn người, mỗi lần cho chim ăn uống, hay làm một công việc gì có tính chăm sóc cho nó, ta nên cố tình nân ná thêm một thời gian. Đó là cách biểu tỏ tình cảm của mình đối với nó để nó dạn dĩ thêm.

Con chim Sơn Ca hót hay lại thêm dạn dĩ thì ai cũng quí mà đi thi hót cũng được thêm một số điểm.

– Tập chim lên dù: Sơn Ca chỉ bay cao lên trời xanh mỗi khi nó hót, còn kiếm ăn và làm tổ thì ngay sát mặt đất, và khi gặp động tĩnh gì thì lủi trốn vào cỏ, để thoát thân. Con nào dạn lắm mới dám đứng trên những mô đất thấp.

Nuôi nhốt trong lồng, nhiều con cùng chỉ quẩn quanh dưới sàn lổng, ít con chịu ỉeo lên dù mà đứng. Chim mà chỉ quanh quẩn ở sàn lổng không được ai ưa chuộng, vì vậy ta phải tập chim biết đứng trên đù.

Nếu lồng nuôi chim con tập thể, hễ thấy chim nào biết lên dù sớm, ta nên bắt nó ra nuôi riêng. Những chim còn lại thì tập cách lên dù bằng cách hạ thấp chiều cao của dù xuống một chút (khoảng bôn năm phân là vừa), đồng thời làm rộng mặt dù ra để chim đó là mặt bằng rộng mà nhảy lên.

Mặt dù nên bôi lớp hồ mỏng để rải cát lên cho dính để những con chim nhát nầy tin rằng trên dù cũng như dưới sàn cùng một “địa thế” như nhau. Để dụ chim dạn thêm, mỗi lần cho ăn cào cào ta rắc cào cào lên mặt dù cho chim lên đó mà ăn. Nếu có dịp bay lên bay xuống nhiều lần như vậy chim sẽ có một thói quen không còn cho việc lên dù là chuyện phải đắn đo bỡ ngỡ nữa!

– Cho chim đi dượt: Sống tù túng trong lồng cả chục năm, chim Sơn Ca (và cả những giống chim hót khác) vẫn chịu đuợc. Nhưng, nếu lâu ngày không cho chúng đi tập dượt ở các tụ điểm chơi chim (hoặc treo lồng gần những chim lạ khác) để nó có dịp đấu hót với chim lạ khác thì chim dễ bị suy. Bằng chứng cho thấy lâu ngày không đem lồng đi dượt, chim dù đang hót căng cũng dần biếng hót. Trái lại, những con biếng hót mà cho đi dượt về nó lại tỏ ra sung sức và hót căng hon. Con chim đi dượt như được bạn bè “hà hơi tiếp sức” cho nên trống mạnh dạn hẳn lên.

Việc dượt chim không tốn kém gì, nhưng mất nhiều thì giờ, nên phần đông nghệ nhân đểu… ngại, nhất là những người bận rộn nhiều công việc. Nhưng, dù sao thì quí vị cũng nên cho chim đi dượt mỗi tuần một lần mới tốt. Hoặc gởi chim đên nhà bạn bè thân quen (cũng nuôi Sơn Ca) vài ngày để chim có dịp học hỏi giọng hót của nhau.

– Cho chim tắm nắng: Sơn Ca rất thích tắm nắng và chỉ có tắm nắng chứ không hề tắm nước. Đây cũng là chuyện lạ. Giống chim cả đời chỉ biết lặn lội trên mặt đất để kiếm ăn, thế mà lại sợ nước đến nỗi không dám tấm như các loại chim trời khác. Nuôi nhốt trong lồng, mỗi sáng ta nên cho chim sưởi nắng khoảng một thời giờ hoặc hơn cũng được. Nếu lâu ngày không được tắm nắng chim sẽ bị suy.

– Vẫn cho Sơn Ca tăm nước: Tuy Sơn Ca không có thói quen tắm nước, nhưng thỉnh thoảng ta cung nên bắt chim rồi nhúng vào nước đủ để ướt lông, sau đó giũ nước cho khô rồi thả vào lồng cho chim thỏa thích rỉa lông rỉa cánh. Mục đích chính của việc tắm nầy là để rửa sạch chân cẳng cho chim khỏi bị dơ bẩn, khỏi bị bệnh nấm hay ghẻ tác hại.

– Thay cát hàng tuần: Lớp cát phủ dươi nền lổng chỉ dày khoảng năm đến bảy li. Ta có thể dùng cát ở sống hay biển cũng được, nhưng trước khi dùng phải rửa sạch, bỏ hết rác rên và phơi khô. Nhiều người còn bắc chảo rang lên để khử trùng. Chim đi, đứng và thích vùi mình vào cát nầy nhiều lần trong ngày, vì vậy ta nên thay luôn, trễ lắm là mỗi tuần một lần. Nếu để lâu cát sẽ dơ bẩn và lẫn lộn nhiều phân chim, lẫn cả thức ăn vương vãi.

– Cắt móng sau: Ngón chân của chim Sơn Ca rất dài nhờ đó mà chim đi đứng vững vàng trên mọi thế đất. Nếu để móng chân mọc quá dài (nhất là móng của ngón sau) thì chim đi đứng khó khăn. Trung bình vài ba tuần nên cắt bốt móng sau một lần. Khi cắt móng cần phải thận trọng, tránh phạm phải gân máu ở bên trong.

– Vệ sinh thức ăn, nước uống: Thức ăn của Sơn Ca là kê trộn trứng, đây là thức ăn khô, nhưng cũng đong lường sao chỉ cho chim đủ ăn trong một đến hai ngày mà thôi. Thức ăn còn dư nên đổ bỏ. Nước uống nên thay mỗi ngày, và mỗi lần thay nước mới nên rửa cóng cho sạch. Nên cho chim ăn lượng cào cào hay sâu tươi vừa đủ, cứ cho ăn từ từ nêu thiếu cho nó ăn thêm. Cuối ngày số cào cào còn dư nên lấy ra vứt bỏ…

Tóm lại, việc chăm sóc chim Sơn Ca không có gì gọi là nhiều khê và cũng không tốn nhiều công sức lâu lắm. Trừ việc dượt chim, mỗi ngày ta chỉ cần bỏ ra mươi lăm phút để chăm sóc cho chim quá đủ.