Phổ Biến 4/2024 # Những Giống Chim Sơn Ca Ở Việt Nam # Top 7 Yêu Thích

Trước đây, có nhiều nghệ nhân đánh giá sai lầm về các giống Sơn Ca trong nước, cho rằng số lượng không nhiều, lại chỉ có trong một vài vùng nào đó; và vóc dáng, sắc lông cũng như giọng hót chỉ đạt ở mức tầm thường, vì vậy nên có ít người chịu nuôi… các giống chim “nội địa”.

Hơn nữa, do con chim Sơn Ca có thân mình nhỏ hon chim Sẻ lại quá nhút nhát, khó bắt, nên những người chuyên nghề săn bắt chim thịt cũng không màng nghĩ đến nó. Mặc dầu ai cũng biết giống chim nầy có giọng hót thật hay, và đặc biệt rõ vừa bay vừa hót, khiến tiếng hót vang xa đến nỗi người đứng cạnh đó vài trăm thước vẫn còn nghe…

Vì quan niệm sai lạc như vậy nên một thời, nhiều nghệ nhân nuôi chim Sơn Ca chỉ chuộng nuôi Sơn Ca Hồng Kông đã tốn nhiều tiền mà chưa chắc đã tôt hơn một số giống chim có sẵn trong nước!

Ngày nay thì không ai còn có tư tưởng “vọng ngoại” đó nữa. Ngay giống Sơn Ca vùng Hóc Môn, Bà Điểm trước đây nhiều người chê là xấu thì ngày nay lại được nhiều nghệ nhân chọn nuôi, và thường tâm tắc khen là nhiều con có giọng hót không thua gì giống chim Sơn Ca Hồng Kông nhập về trước đây nữa! Âu đó cũng là một điều mừng. Ai nghĩ “bụt nhà không thiêng” là sai lầm lớn, ít ra là trong trường hợp này.

Chim Sơn Ca là giống chim cảnh có giọng hót hay nổi tiếng mà trong nước ta, từ Nam chí Bắc gần như vùng nào cũng có.

Chúng sống rất nhiều dọc theo bờ biển, đồi núi, và các nương rẫy ruộng đồng. Noi nào có đồng cỏ, có trồng trọt hoa màu là lơi đó có Sơn Ca sinh sống. Nhiều người còn bắt gặp chúng ở những vùng có nước ngập, chúng qui tụ sinh sống và làm tổ ở những mô đất cao, và bờ đê, bờ đập…

Có điều do bản tính quá nhút nhát như các giống Đa Đa, Cút rừng, Mỏ nhát, Óc Cao… hễ thoáng thấy bóng người từ xa nó đã tìm cách chui nhủi mất tăm nên ít ai phát hiện được. Thỉnh thoảng người ta mới bắt gặp chúng từ một đám ruộng nào đó vụt bay lên cao, vừa bay vừa hót, hoặc từ đấu trên cao bất thân lao xuống và vội lủi mất!

Tuy khi hót thi bay lên trên độ cao tít, nhung đời sống của Sơn Ca lại ở ngay trên mặt đất, chứ không phải trên cây như nhiều giống chim rừng khác. Nó tìm kiếm sâu bọ trong các cánh đồng cỏ, những trảng tranh, khắp các ruộng đổng nương rẫy, nên Sơn Ca được đánh giá là giống chim có ích cho nhà nông.

Trước đây, người mình cũng biết Sơn Ca được phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng lại nghĩ rằng đây là giống chim định cư chỉ sống ở nhiều tỉnh miền Bắc và vào tới Đà Nẵng mà thôi. Sau này, thì chúng ta mới biết được rằng, từ Bắc chí Nam, nơi nào cũng có mặt giống chim nầy sinh sống cả, chỉ có nơi ít nơi nhiều mà thôi.

Tuy nhiên, số lượng thì không được nhiềụ, vì như quí vị đã biết, do giống chim nầy làm tổ dưới đất nên đa số trứng và chim non thường bị làm mồi cho các loài thú dữ ăn thịt khác.

Có điều kỳ thú là cùng một giống chim, nhưng mỗi nơi dân địa phương lại gọi nó bằng một cái tên khác, đôi khi nghe… xa lạ làm sao! Thường thì những người miền biển thì gọi nó là Sơn Ca, còn dân miệt đồng có nơi gọi là Thăng Ca. Có vài địa phương ở Thừa Thiên thì đặt cho nó cái tên là Bời Lời. Và cũng có nơi lại gọi nó bằng cái tên Chiền Chiện.

Thật ra chim Chiền Chiền là một giống chim khác, nó cũng là loại chim nhỏ, cũng đậu và kiếm ăn ả dưới đất như Sơn Ca, nhưng phần đuôi của Chiền Chiện thường nhấp lên nhấp xuống, chứ đuôi không xuội lơ như chim Sơn Ca. Mà người ta lầm cũng phải vì bộ lông Chiền Chiện cũng có sọc giống như lông chim của Sơn Ca vậy.

Sơn Ca thuộc họ nhà Sẻ (Passeriformes) mà nhìn sa thì vóc dáng nó cũng từa tựa như chim sẻ, có điều thân mình Sơn Ca nhỏ hơn và phần đuổi ngắn hơn.

Gần như chim mỗi vùng đều mang trên mình một sắc lông hai khác nhau. Nhưng nhìn chung thì ta thấy phần ức và bụng có bộ lông màu vàng lọt: các phần đầu, cổ, cánh, nổi lên nhiều sọc màu đen như lông chim Chiền Chiện, Mỏ nhát, Cúm Núm…

Đúng ra Sơn Ca có thần mình và sắc lông không đẹp, nếu không muôn nói là quá xâu, không tương xứng với giọng hót quá hay của nó. Mà so sánh với các giống chim hót khác kể cả Họa Mi vôn là con chim có bộ lông vàng cháy quê mùa thì Sơn Ca cũng không thể sánh bằng!

Nhiều nghệ nhân nuôi chim Sơn Ca lâu năm, do xuất phát từ lòng yêu quí con chím, nên họ thường đem chuyện này ra bàn cãi với nhau, và ai cũng lây làm tiếc…

Thật ra nếu Sơn Ca không được trời phú cho có giọng hót hay, lại nếu nó không biết biểu diễn hót kết hợp với múa khi đứng trên dù, hoặc không biết vừa hót trong lồng, thì chắc trước mắt mọi người Sơn Ca chỉ là con chim tầm thường nhất. Ngay cả việc bắt về nương chả chắc cũng không ai màng đến, vì đâu có bỏ bèn gì, vì chỉ vơi tí thịt trên mình chim thì chỉ ngại tốn công, tốn sức mà thôi.

Thế nhưng, khi con chim đã được nuôi thuần thuộc đã chịu lên dù đã biết múa và hót thật hay thì giá trị của nó lại tăng lên đến đỉnh cao khônc ai ngờ tới! Một con chim như vậy giá bán có thể suýt soát một lượng vàng.

Ai nuôi chim Scm Ca, chắn chắn cũng cùng nuôi nguồn hy vọng là có ngày mình sẽ có trong tay một con chim nổi tiếng như thế cả.

Có điều quí vị nên biết là không phải giống Sơn Ca nào trong nước cũng đều có giọng hót hay và đẹp mã cả đâu. vẻ đẹp và nét tài hoa của chim hình như cũng ảnh hưởng sâu nặng từ phong thổ của mỗi vùng. Thực tế, đã cho thấy các giống chim hót rừng khác cũng vậy. Cũng là Khướu, nhưng giống của Khe Sanh, của Lâm Đồng, Phú Giáo… lại có giọng hót hay hơn Khướu ở các nơi khác. Họa Mi cũng vậy, chỉ có chim ở vùng Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng không những đã đẹp mã lại hót hay nào thua kém chim của Hồng Kông. Chim Sơn Ca cũng không nằm ngoài “định luật” ấy.

Tuy nhiên, thường thì những vùng nổi tiếng có chim hay, không có nghĩa là chim nào ở đó cũng hay. Cái hay, cái đẹp cũng ở từng con, đó là điều người mới vào nghề cần phải biết để khỏi bị các thương lái xấu bụng lừa phỉnh.

Nhiều thế hệ nghệ nhân đã nuôi, đã chịu khó chọn lựa từng giống một của nhiều vùng khác nhau, và cuối cùng chúng ta tạm có một kết quả như sau:

– Sơn Ca Bãi Cháy (Quảng Ninh) lớn con, lại đẹp và có giọng hót hay nhất so với các giống Sơn Ca trong nươc.

– Sơn Ca ở Huế cũng lớn con, lông màu vànẹ nghệ tươi tắn, trán nổi vân vảy cá, nuôi mau dạn và giọng hót cũng hay được nghệ nhân nuôi chim khen là “đẹp trai”…

– Sơn Ca Đà Nẵng, trán có vân khía, nuôi mau dạn, giọng hót khá hay, nên từ lâu đã được đa số nghệ nhân ưa chuộng.

– Sơn Ca Bà Điểm Hóc Môn rất nhát, nuôi lâu dạn, bộ lông chẳng khác gì chim sẻ, nhưng giọng hót thật hay, đáng được nhiều người chọn nuôi.

Với những giong Sơn Ca vừa kể, thiết nghĩ giới nghệ nhân nuôi chim Sơn Ca cùng đủ hài lòng rồi, chắc không ai còn tơ tưởng đến các giống chim ngoại nhập nữa, dù đó là chim Trung Quốc.

Biết đâu trong một ngày nào đó, các giống Sơn Ca nổi tiếng của ta cũng là một mặt hàng được nhiều nghệ nhân choi chim trên thế giới ưa chuộng.

Thật ra trên thế giới không phải chỉ có nước ta và Trung Quốc là có giống Sơn Ca mà nhiều quốc gia ở Châu Á cũng có, và số nghệ nhân nuôi giống chim nầy để nghe hót cũng càng ngày càng đông.

-Chim Sơn Ca Sẻ: Giống Sơn Ca (Chondestes Gramacus) có chiểu dài tính từ đầu đên chót đuôi khoảng 15 phân, và trên mình khoác bộ lông tương đốì sáng sủa. Nền lông đầu màu đen, lẫn lộn vơi nhiều đốm trắng và màu hạt dẻ. Bụng và ngực có lông nền màu trắng và nổi lên những châm đen. Phần đuôi màu đen, nhưng hai bên rìa lại màu trắng.

Giống này sinh sản từ British Columbia, Saskatchevan, và phía Bắc Minesota, theo hướng Nam đến California đến miền Bắc Mexico, Louisiana, và cả Alabana…

Đây là giống chim trú đông, vì đến mùa đông lạnh giá, Sơn Ca Sẻ về trú từ phía Nam Cali đến Florida.

Đến mùa sinh sản, thì giống chim nầy tụ tập lại thành đàn, sống chung một vùng với nhau. Nhưng, qua mùa sinh sản thì chúng lại phân tán ra mạnh con nào nấy sống.

Người ta từng chứng kiến thấy rằng nếu có một con mái nào lẻ bầy thì nó được nhập chung “gia đình” với một cặp khác, và trong trường hợp nầy một trống lại có hai chim mái làm tổ gần nhau. Con trống nầy bảo vệ cả hai tể, hằng ngày phải tìm mồi để nuôi hai chim mái đang ấp trong tổ.

Sơn Ca Sẻ có giọng hót dài và rất đu dương khiến ai nghe cũng thích.

Nơi cư ngụ của giống Sơn Ca nầy là các đồng cỏ, những vùng có bụi cây thấp và nó cũng làm tổ ở ngay mặt đất như giống Sơn Ca của ta. Trong mùa sinh sản giống Sơn Ca sẻ nầy đẻ được vài ba lứa, mỗi lứa được từ ba đến năm trứng. Trứng màu trắng, có đốm to màu đen và nâu sẫm như trứng cút. Tổ của chúng làm ngay mặt đất chỉ to bằng miệng chén, nhưng dùng cỏ và cành cây nhỏ kết lại rất chắc chắn và đẹp.

– Chim Sơn Ca sS đất: Giống Sơn Ca Sẻ đất (tên khoa học là Calamospiza Melanocorys) là giống Sơn Ca lớn con hơn giống Sơn Ca sẻ vừa nói trên. Chiều dài tính từ đầu đến chói đuôi của nó dài khoảng 18 phân. Giống chim nẫy có điều lạ là đổi sắc lông theo mùa.

Vào mùa sinh sản thì bộ lộng chim trong là màu đen hai cánh có đốm trắng lớn. Nhưng qua mùa đông giá lạnh thì trêr mình nó lông trắng làm nền, và bên trên có nhiều sọc vàng sẫm như màu da bò. Riêng chim mái và chim con thì có màu lông như lông chim trống trong mùa đông. Chót đuôi của Sơn Ca Sẻ đất màu trắng. Điều đặc biệt là giống chim này có đường viền trắng quanh mắt, và ở mép mỏ có một hàng ria nhung không rõ nét lấm.

Sơn Ca Sẻ đất được phân bô ở các đồng cỏ vùng Trung du Canada và Hoa Kỳ. Vào mùa đông chúng tránh rét nên về phía Tây nam đến tận Mexico. Chờ đến mùa ấm áp năm sau chúng lại kéo về nơi ở cũ.

Sơn Ca Sẻ đất có giọng hót rất hay. Giọng hót của nó như giọng chim Yến với những chuỗi ngân nga thật là dài, xen kẽ vào đó có những nốt hơi khàn như tiếng còi vậy. Khi hót con trống bay vút lên thật cao, và thường hót xong thì “rơi” trở lại vào điểm xuất phát ban đầu. Chính cái cách “biểu diễn” nầy của nó khiến nhiều người ưa thích.

Người ta thường gặp chúng sống trong các cánh đồng cỏ rộng lơn, hay những vùng đồng bằng khô ráo, nơi có trồng trọt hoa màu.

Trong mùa sinh sản chúng làm tổ ngay mặt đất. Tổ làm bằng cỏ khô, nhưng rất thô sơ, và chim phải cố tha những mãng cỏ tương đối lơn để chắn chắn chung quanh tổ để bảo vệ cho chắc chắn.

Mỗi mùa sinh sản, mỗi cặp chim có thể đẻ được ba bôn lứa, mỗi lứa được bốn năm trứng màu xanh nhạt.

Đây là loài chim đẹp lại có giọng hót thật hay… Hai giống San Ca kể trên nếu bắt thuần dưỡng và tập luyện hy vọng cũng sẽ trở thành giống chim hót có hạng.

Có điều cần nói đến là không những hai giống chim Sơn Ca vừa kể trên mà cả chim trong nước mình, hình như trong mùa sinh sản chúng không có ý thích làm chủ một lãnh địa rộng ỉớn như các giống chim hót khác. Các chú chim trống chỉ loanh quanh lo bảo vệ khu vực tổ của mình mà thôi chứ không có ý tranh giành đất đai đến nỗi phải đâu đá lẫn nhau như Họa Mi, Chích Chòe vậy.

Vì vậy, khiến nhiều người có cảm tưởng như Sơn Ca thích sống thành bầy đàn, thích tụ tập đông đảo để chúng sống với nhau, ít ra cũng trong mùa chúng sinh sản…