Đề Xuất 4/2024 # MÔNg Cổ Mươi Điều&Hellip; (Phần 4). # Top 2 Yêu Thích

.*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài.

.Phải tuân thủ luật Tác quyền Copyright.

MÔNG CỔ MƯƠI ĐIỀU…

(Phần 4). Nguyễn Xuân Quang. C. MIỀN TRUNG MÔNG CỔ (CENTRAL). -Thung Lũng Orkhon.

Thung Lũng Orkhon là nơi có các biến cố lịch sử lớn xẩy ra trong nhiều thế kỷ và được thừa nhận là một Địa Danh Di Sản Thế Giới UNESCO.

Đây cũng là đất có cố đô Karakorum của Đế Quốc Mông Cổ cũng như là phế tích của Uighur Khanate và Khar Balgas. Các nhà khảo cổ cũng đào tìm thấy vài lăng mộ hoàng đế Hung Nô trong thung lũng.

Trên đỉnh đồi có đài Tưởng Niệm của Đại Đế Quốc Mông Cổ gồm ba bức tường tưởng niệm ba đế quốc Mông Cổ lớn nhất: Đế Quốc Hung Nô (The Hunnu hay Xiongnu), Đế Quốc Thổ (Turkic Empire) và Đại Đế Quốc Mông Cổ (Great Mongolian Empire).

Đài tưởng niệm của Đại Đế Quốc Mông Cổ tại Thung Lũng Orkhon.

Ở giữa có điện thờ Ovoo.

Ta thấy rất rõ lều teepees mang hình ảnh Núi Vũ Trụ của điện Ovoo. Teepees là tiền thân của lều Ger vì thế cả teepees và lều gers đều mang ý nghĩa của vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo (Mông Cổ và Vũ Trụ Giáo).

-Cố Đô Korakorum.

Ở qua đêm tại trại lều Hoyor Zagal Lodge, cửa ngõ vào cố đô Karakorum.

Trại lều vũ trụ ger Hoyor Zadal, cửa ngõ vào cố đô Korakorum.

Hai bên cổng có hai vị thần nhân gác cổng.

Hai vị thần hình dạng nõ mang ý nghĩa vũ trụ vì trên người có khắc đĩa thái cực. Đây là một chứng tích sự hiện diện của vũ trụ giáo trong văn hóa Mông Cổ.

Trại lều ger này rất sang và thoải mái vì có đầy đủ tiện nghi, có phòng tắm và vệ sinh riêng ngay trong lều.

Lưu Ý. Có một điều cần phải cảnh giác là dù là lều năm sao hay hơn đi nữa thì cũng là lều loại du mục nằm giữa thảo nguyên cùng chung các chỗ ở với các loài sinh vật khác. Lều không có cửa sổ. Vì có lỗ hổng trên nóc và viền quanh đáy lều có thể mở ra cho mát khi trong lều nóng mà không có lưới che nên sâu bọ, côn trùng, ruồi muỗi, rắn rết, chuột dán… ra vào sống chia sẻ miễn phí cái tiện nghi văn minh của con người. Chúng cũng “đi cho biết đó, biết đây” và nếm thử ẩm thực thế giới của loài người. Vì vậy trước khi nằm xuống giường phải rũ chăn nệm cho kỹ. Nếu không, có thể bị sâu bọ cắn là chuyện thường xẩy ra nhưng đây là chuyện… nhỏ hay ngủ chung với rắn rết là chuyện cũng thường xẩy ra nhưng là chuyện… lớn. Lớn hơn cả ‘ngủ chung với kẻ thù” người. Hai bên lối vào lều ger chính ‘đại sảnh’ có hai phướn trắng (White banner), hình cây đinh ba làm bằng lông đuôi ngựa trắng biểu tượng cho hòa bình. Trong khi phướn đen biểu tượng cho chiến tranh. Khi vua Khan ra trận, nhà nhà dân Mông Cổ đều dựng phướn đen (ảnh của tác giả).

Lều ger ở đây có thể được xếp vào lều ger ba, bốn sao. Thật ra có thể hơn vì ban đêm có thể thấy cả ngàn sao trời qua lỗ hở (hay che bằng lớp nylon như kiếng) ở chỏm nóc lều chỗ có ống khói.

Trại lều này có cả bãi tập bắn cung.

.Bảo Tàng Viện Karakorum.

……

Cố Đô Korakorum là thủ đô của Đế Quốc Mông Cổ vào thế kỷ thứ 13. Chengis Khan ban sắc lệnh lập Karakorum thành thủ đô vào năm 1220. Thành phố này được thiết lập vào thời Ogedei Khan và nở rộ vào thời Munkh Khan.

Đá hươu.

Bảo tàng nhỏ nhưng thiết kế và trưng bầy tuyệt hảo có phụ đề và trợ thính cụ bằng Anh ngữ. Ngoài các dữ kiện về Cố Đô Korakorum còn có các nơi khác. Cho phép trả tiền chụp ảnh.

Bảo Tàng Viện Korakorum. Tác giả mặc áo lá chữ T có tên Монгол (Mông Cổ) viết theo chữ truyền thống thẳng đứng từ trên xuống.

Đã nói ở trên.

Một phần tượng Galbinga bằng đất sét, Thời Đại Quốc Mông Cổ, thế kỷ 13-14 (ảnh của tác giả). (ảnh của tác giả).

Bia với biểu tượng Soyombo, Karakorum, năm 1341 (ảnh của tác giả).

/ Mặt sau bia khắc câu chú Om Ma Ni Pad Me Hum bằng ba ngôn ngữ: Phạn ngữ, Tạng ngữ và Mông Cổ ngữ (ảnh của tác giả).

Đây là biểu tượng Soyombo duy nhất còn giữ nguyên hình dạng nguyên thủy do giáo vương Zanabazar sáng tạo ra.

-Tu Viện Erdene Zuu.

Theo Phật giáo Galbinga là điểu nữ, nửa người nữ nửa chim. Galbinga bất tử và sống ở cõi cực lạc. Có giọng nói hay và giảng giáo lý Phật. Ở Mông Cổ là biểu tượng cho hạnh phúc.

Cây Bạc (Silver Tree) (ảnh của tác giả).

Cây Bạc là một thứ ‘giếng rượu’ do một tay thợ vàng người Paris, Pháp tên là William Boucher làm cho Đại Hãn Munkh vào năm 1245. Trên đỉnh cây có nữ thiên thần có cánh thổi kèn, quanh cây có bốn con rồng. Khi yến tiệc bắt đầu, nữ thiên thần thổi kèn báo hiệu và bốn con rồng phun rượu sữa ngựa cái (airag), rượu mật ong (mead), vodka và rượu vang vào các bồn chứa cho thực khách dùng.

……

Tu viện Erdene Zuu có lẽ là tu viện Phật giáo sớm nhất còn sống sót ở Mông Cổ nằm gần cạnh Korakorum, một phần của Địa Danh Di Sản Thế Giới Về Cảnh Quan Văn Hóa Thung Lũng Orkhon. Tu viện được Abtai Khan là ông của giáo vương, điêu khắc gia Zanabazar cho xây năm 1585. Tu viện làm theo môn phái Mũ Vàng Tây Tạng. Vị này tuyên bố Phật giáo Tây Tạng là quốc giáo của Mông Cổ. Quần thể tu viện có trên dưới 60 đền lớn nhỏ. Tường thành bao quanh có 108 tháp Phật.

Con số 108 là số thiêng liêng trong Ấn giáo, Phật giáo và truyền thống yoga. Chuỗi chàng hạt gồm có 108 hạt. Chuỗi có hạt đánh dấu lúc khởi đầu và lúc chấm dứt của một kỳ cầu nguyện, niệm chú, hát kệ… Có nhiều giải thích về con số này tùy theo tín ngưỡng. Người nữ hướng dẫn du lịch giả thích theo văn hóa Mông Cổ. Theo tôi thì con số này phải hiểu theo vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo là con số dịch học vì Ấn giáo, Phật giáo và các tín ngưỡng khác đều là con cháu của vũ trụ giáo.

Con số 108 có số 1 nếu nhìn dưới dạng nhất thể là tổng thể (totality, oneness), vũ trụ (universe có uni- là 1 và -verse là quay về), thái cực. Nhìn dưới dạng lưỡng cực thì số 1 cực dương, là mặt trời (Anh ngữ solo, Pháp ngữ seul, Tây Ban Nha ngữ solamente, Việt ngữ son… là một mình ruột thịt với sol, soleil). Số 0 có một khuôn mặt là hư vô. Và con số 8 là số Khôn tầng 2 (0, 8) có một khuôn mặt là không gian, cực âm. Như thế con số 108 có cả hư vô, vô cực, thái cực, lưỡng cực mang ý nghĩa trọn vẹn của vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo, dịch học. Tất cả các giải nghĩa của con số 108 trong các tín ngưỡng khác nhau đều nằm trong nghĩa chính thức hay nghĩa suy diễn của vũ trụ giáo.

Theo truyền thuyết vào năm 1745, một đệ tử Phật giáo địa phương đã tìm cách bay bằng một cánh diều giống chiếc dù do anh ta sáng chế nhưng thất bại.

Vào thời cộng sản, lãnh tụ cộng sản Mông Cổ ra lệnh phá hủy tu viện, chỉ còn một phần nhỏ và vòng thành còn sót lại. May mắn Stalin ra lệnh giữ lại (cùng với Tu Viện Gandan ở UB) để “làm mặt hàng” tuyên truyền nói cho các quan khách thế giới như phó tổng thống Hoa Kỳ Henry Wallace đến thăm Mông Cổ là cộng sản vẫn tôn trọng tự do tôn giáo. Vì vậy tu viện được dùng làm bảo tàng viện. Sau năm 1990 được dùng làm nơi thờ phượng trở lại.

Thành phần cấu trúc của Tu Viện/Bảo Tàng Viện (ảnh của tác giả).

Rất tiếc không cho phép chụp ảnh bên trong.

Trong Đền Chính có tượng Phật A Di Đà, Sita Mahakala.

D. MIỀN NAM

Trong Đền Tây có tượng Phật Thích Ca và trong đền Đông có tượng Phật thời thiếu niên.

.Thung Lũng Kên Kên (Yolyn Am)

Trên một ngọn đồi ngoài vòng thành có một tượng đá dương vật được cho là dùng để nhắc nhở các tu sĩ phải diệt dục.

Thật ra theo tôi, nếu kể cả vật hình giống cái cối đá thì phải hiểu là linga và yoni, nõ nường. Đây cũng là một chứng tích của vũ trụ giáo trong văn hóa Mông Cổ.

…….

Miền Nam vớisa mạc Gobi nóng cháy và bão cát.

Trước đây có đá băng quanh năm nhưng những năm gần đây đá tan hết vào khoảng tháng 9.

Muốn tiếp cận phải dùng máy bay từ thủ đô UB tới tỉnh Gurvan Saikhan.

Ngay lối vào có Bảo Tàng Viện Thiên Nhiên, chi nhánh của Bảo Tàng Viện Tỉnh Nam Gobi vì vùng này có nhiều muông thú.

Dĩ nhiên bên trong có trưng bầy chim kên kên Yol nhồi bông.

Và cũng phải có các địa khai xương và trứng khủng long Gobi vì sa mạc Gobi là nhà của hàng trăm loài khủng long (xem dưới).

Trứng khủng long Gobi (ảnh của tác giả).

Đặc biệt có cả loài báo tuyết Gobi.

Báo tuyết Gobi (ảnh của tác giả).

Hiện giờ thung lũng không còn đá băng mà chỉ là một con lạch nhỏ, phía trong xa có một thác ghềnh nhỏ.

Dọc đường họng sông có rất nhiều chim thú.

-Chim kên kên, chim ưng.

Hiển nhiên tại Thung Lũng Kên Kên hay Chim Ưng này phải có chim kên kên hay chim ưng.

-Dê Núi

Lưu ý ở hình trên các con dê núi gại sừng vào vách đá núi trên cao trông tưởng chừng như là các chữ viết trên đá (petroglyphs) (hình mầu trắng).

-Bò Himalaya.

-Chuột Thỏ (pika).

Chuột thỏ là một loài gậm nhấm có tai to như tai thỏ nhưng tròn hơn. Loài này thấy ở vùng lạnh và cao ở Á châu và Bắc Mỹ. Lần đi Alaska chúng tôi cũng đã gặp pika Mỹ châu. Từ pika có gốc từ piika trong ngôn ngữ Đông Quốc (Tungus) nằm trong ngữ tộcAltai. Tên khoa học là ochotona có gốc từ Mông Cổ ngữ ogdoi (tên gọi pika). Chuột thỏ có những đặc tính khác biệt là ăn lại phân lần đầu. Pika là loài ăn cỏ, phân lần đầu mềm và ướt chưa tiêu hóa hết nên chúng ăn lại. Phân lần sau cứng mới thật sự là chất bài thải.

Đặc thù thứ hai là pika thực sự có một thứ tiếng nói loài thú, thú ngữ (animal dialect) và biết hát. Chúng nói với nhau bằng những tiếng kêu, gọi (call) có âm thanh, âm độ, dài ngắn khác nhau để nhận diện, báo động, bảo vệ vùng đất sống và gọi tình. Khi chậy vào hang chúng báo động rít lên như thổi còi vì thế chuột thỏ còn có tên gọi là ‘thỏ thổi còi” (“whistling hare”). Thậm chí còn biết hát, nhất là vào mùa sinh sản. Con đực hát tỏ tình, gạ tình, đòi tình giống như các chàng hát “serenade” cho các nàng.

.Đụn Cát Hát Ca (Singing Sand Dunes).

Có một trùng hợp đồng âm dị nghĩa cũng nên biết là trong y học có từ pica chỉ chứng ăn bẩn, bạ gì ăn đó thường thấy ở trẻ em và bà bầu. Ví dụ trẻ em và bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt, khoáng chất… thường ăn đất sét (có sắt), bức vách (có vôi và khoáng chất…)… Từ pica này được cho là có nguồn gốc từ loài chim ác là magpie, một loài chim bạ gì ăn đó. Mổ bụng chim có khi thấy cả một bãi phế thải, đồ lạc son…

…….

Hiển nhiên đây là đất núi thiêng liêng nên có điện thời Thần Trời, Vũ Trụ, Đấng Tạo Hóa, Tổ Tiên Ovoo.

…….

Mặt trời mọc ở sa mạc Gobi, Mông Cổ (ảnh của tác giả).

.Thăm Một Gia Đình Du Mục Nuôi Lạc Đà.

Ngủ qua đêm tại trại Goviin (Gobi) Naran để dễ tiếp cận tới vùng Đụn Cát Hát Ca (Singing Sand Dunes).

Một ngày dài thấm mệt, rã rời, xe chạy trên đường không lối đi trên đất thảo nguyên ‘thổ mạc’ (!) sỏi đá chứ không phải là sa mạc thật sự. Nhồi lên, hụp xuống, lắc lư như ‘con tầu đi’ giữa biển sóng to gió lớn. Trong đoàn có người phải uống thuốc say sóng. Tôi nhặt được câu thơ “Yêu nàng Mông Cổ, Đau Mông và đau Cổ”. Tuy nhiên khi nghe nói đêm nay là đêm sa mạc Gobi đang mùa trăng non có dải Ngân Hà xuất hiện rõ nhất vào lúc một giờ đêm. Chúng tôi cũng cố thức chờ xem. Dải Ngân Hà quả đúng trông như một dòng Sông Bạc hay “Con Đường Sữa Trắng” (Milky Way) chẩy ngang qua bầu trời dát hàng tỉ ngôi sao kim cương lấp lánh. Từ trước tới giờ chưa bao giờ thấy dải Ngân Hà tuyệt đẹp đến như vậy. Rất tiếc chiếc máy ảnh thường không chụp được hình, trong khi chiếc iphone của bà xã lại chụp thấy được lờ mờ.

(Lưu ý muốn chụp được ảnh Ngân Hà phải điều nghiên và trang bị các dụng cụ đặc biệt trước khi đi).

Đành mượn một tấm hình trên internet:

Ở đây có dịp học hỏi về đời sống du mục ở sa mạc nuôi lạc đà.

Lạc đà ở đây thuộc loài hai bướu Bactria có gốc bản địa Trung Á. Bướu lạc đà là chỗ dự trữ nước và mỡ vì sống trong sa mạc cần dự trữ nước và thức ăn. Mỡ cung cấp caloties khi nhịn ăn. Lạc đà có thể nhịn uống trong một tuần và nhịn ăn trong một tháng. Khi thiếu nước thiếu ăn bướu hết nước hết mỡ, trốngrỗng xẹp lép đổ xuống.

.Du Hành Lạc Đà Trong Sa Mạc Gobi. Lưu ý Cưỡi lạc đà phải lưu ý khi lạc đà đứng dậy thường rất đột ngột nên phải ngả người ra phía sau nếu không sẽ bị hất ra sau làm đau hay gẫy lưng hay có thể bị hất văng xuống đất và làm ngược lại khi xuống, lúc lạc đà quì hai chân trước xuống thì phải chúi đầu tới trước. Trong lần cưỡi lạc đà ở Ai Cập và ở đây hai du khách đã bị hất văng ra khỏi lạc đà. Phái nữ phải mặc quần dầy như quần Jean vì lông lạc đà thô và cứng như những sợi cước nhọn… chứ mặc theo mốt áo dài Việt Nam không quần hiện nay thì bị ngứa ngáy mà không còn tay… “gãi đúng chỗ ngứa”. Trong chuyến đi này có một nàng Mỹ bị nổi mần và nghi là do lông lạc đà gây ra vén bụng (trên!) cho tôi (thầy thuốc) chẩn đoán xem có đúng không! Cũng phải coi chừng lạc đà hay nhổ bậy. Chúng hay nhổ vào các mặt hoa da phấn hay mặt nham nhở. .Đụn Cát Hát Ca.

Một con lạc đà thiếu ăn và thiếu nước hai bướu trốngrỗng xẹp lép đổ xuống. Con vật kiệt sức nằm bẹp bất động trên mặt đất(ảnh của tác giả).

Leo lên được tới đỉnh rồi!

Lạc đà bactria có hai bướu có lẽ vì sống ở vùng sa mạc khắc nghiệt hơn ở vùng lạc đà một bướu vì vậy cần phải dự trữ nước và mỡ gấp đôi.

Dĩ nhiên ở đây cũng được ăn uống sữa, bơ, mỡ, bánh, kẹo sữa và khô lạc đà…

Gió thổi sáo vi vu, Ngủ trong tiếng hát ru, Của Đụn Cát Hát Ca. Cát Gobi bao la, .Vách Núi Rực Lửa (Flaming Cliffs) ở Bayanzag.

Sữa, bánh kẹo lạc đà (ảnh của tác giả).

Marco Polo là một trong các du khách đầu tiên nói tới các đụn cát hát ca này.

Leo lên đụn cát không khéo thì leo lên được một bước lại tụt xuống ba bước. Rất là khó nhọc mới lên được tới đỉnh.

Bão cát sa mạc Gobi có khi thổi tới tận Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đụn cát hát ca được đệm nhạc bằng tiếng sáo gió vi vu. Nằm xuống đỉnh đụn cát nghe tiếng cát hát rõ hơn, thấy du dương hơn và dỗ ngủ hơn.

……

Được gọi tên là vùng Vách Núi Rực Lửa vì vách đất đỏ có mầu lửa cam đỏ, rực rỡ nhất là vào lúc hoàng hôn.

Gobi là đất của khủng long, có cả trăm loài. Năm 1920 nhà thiên nhiên học người Mỹ Roy Chapman Andrew khám phá ra các địa khai (hóa thạch) loài khủng long Velociraptors, Tyrannosaurids và trứng khủng long. Tại đây cũng là chỗ ông tìm thấy nhiều địa khai khủng long.

E. MIỀN TÂY.

Theo dấu chân ông đi đào tìm địa khai khủng long.

Eureka! Eureka! Eureka! (ảnh của Michelle Mai Nguyễn).

Lần đầu tiên trong đời được sờ tận tay một địa khai khủng long thứ thật. Làm sao biết được đúng là xương khủng long thứ thật? Hãy làm thử nghiệm dính (stick test). Thấm nước bọt vào một đầu gẫy của một miếng xương nhỏ nghi là của khủng long hay vào đầu ngón tay rồi ấn vào chỗ vỡ của mảnh xương. Nếu quả đúng là hóa thạch khủng long thứ thiệt thì xương vẫn còn dính vào ngón tay sau khi đếm từ một tới mười. Còn là xương của các loài thú khác thì xương không dính vào ngón tay. Thử nghiệm dính là do tác dụng của các mao quản huyết (capillaries) ở đầu ngón tay tạo ra sức hút vào các ống rỗng của xương khủng long (có lẽ to hơn và khô hơn vì đã hóa thạch từ hàng ngàn năm so với các loài thú khác).

Nổi tiếng nhất và được coi là quốc bảo của Mông Cổ là địa khai của hai con khủng long đang đánh nhau thì bị cát chôn vùi chết ngay tức khắc. Có thể xem địa khai này tại American Museum of Natural History, NY.

(Nguồn: amnh.org)

…….

.Thú biểu quốc gia: Ngựa.

Miền Tây là miền núi xa xôi hoang vắng nhất của Mông Cổ với nhiều sắc dân theo Hồi giáo trong đó có người Kazakhs, Kyrgyz. Ở đây có rặng núi nổi tiếng là Altai mà như đã biết ngôn ngữ Mông Cổ được xếp vào tộc ngôn ngữ Altai.

Miền này nổi tiếng với săn thú bằng chim ưng.

Săn thú bằng chim ưng là một nét văn hóa truyền thống của các sắc tộc Miền Tây như Kazakhs, Kyrgyz. Tại vùng này hàng năm có lễ hội Săn Thú Bằng Chim Ưng. Nên đến đây vào mùa lễ hội này.

Chim ưng vàng Mông Cổ (ảnh của tác giả).

Chim biểu quốc gia.

Chúng tôi bỏ vùng này vì sẽ đi thăm Five Stans trong đó có Kazakhstan trong tương lai.

Một số chim thú đã nói ở trên.

Ngựa hoang takhi đã nói ở trên.

Báo tuyết Gobi như đã nói ở trên.

Thằn lằn, chút chít chụt chịt của khủng long Gobi (ảnh của tác giả).

Chó Mông Cổ (thuộc giống chó sư tử Tây Tạng)(ảnh của tác giả).

Chim thần Garuda của Ấn giáo và Phật giáo dùng làm biểu tượng trên cờ và biểu hiệu của thủ đô UB.

Lưu ý hai chân chim đang quắp con rắn giống hệt như ở lá cờ của Mễ Mexico có con chim ưng đang quắp con rắn. Có thể biểu tượng chim rắn này được giải thích khác nhau theo văn hóa Mông Cổ và Mexico. Con rắn mang ý nghĩa biểu tượng mang tính tiêu cực bị con chim ngự trị ở thời xã hội phụ quyền cực đoan. Tuy nhiên nguồn gốc nguyên thủy của chúng cũng phát nguồn từ biểu tượng lưỡng hợp đề huề Chim-Rắn, Tiên Rồng vào thời mẫu quyền còn được coi trọng.

Hoa biểu: không có.

Mùa này nhiều thảo nguyên trở thành những biển hoa dại.

Biển hoa dại (ảnh của tác giả).

Hình cận cảnh biển hoa dại. Hoa trông giống loài hoa cúc(ảnh của tác giả).

Ẩm thực cổ truyền Mông Cổ mang sắc thái du mục phần lớn là thịt như thịt bò, yak, cừu, ngựa, ngay cả lạc đà với nhiều món nướng lửa và các sản phẩm sữa, ít rau quả, ít cá (ngoại trừ vùng hồ phía bắc). Ẩm thực tân kỳ có pha chút ít ẩm thực Nga, Trung Quốc và Đại Hàn.

Những món phổ thông là:

-Thịt nướng Mông Cổ Khorkhog (The Mongolian Barbeque).

Thịt cừu nấu trong nồi trên lửa với cà rốt, hành và khoai tây. Trong nồi bỏ các hòn cuội nhẵn để giúp thêm tiến trình nấu nướng cho nhanh và có thêm mùi nướng thiên nhiên.

-Dê quay cổ truyền (Boodog – A traditional roast).

Món quay cổ truyền “nồi da nướng thịt” (nguồn: Mongolfood.Info).

-“Sủi cảo” Buuz (dumpling). -Bánh bột nhân thịt chiên dòn Khuushuur (một loại deep-fried meat pie). -Món mì nước bò yak (Guriltai Shul – The Mongolian soupy noodles).

Một món ăn du mục cổ truyền ngoài hoang dã là món dê quay đá nóng. Dê để nguyên con làm lông, đem thui, mổ bụng bỏ những phần không ăn được rồi bỏ rau quả và các cục đá nung nóng vào trong bụng và đem nướng trên lửa. Đây là món “nồi da… nướng thịt” (thay vì “nồi da sáo thịt”).

Có thể thay dê bằng loài sóc đất marmot (còn gọi là ‘heo đất” “groundhog”).

-Cơm Mông Cổ (Budaatai khuurga, An authentic Mongolian rice meal).

Thật ra nguyên thủy ở ngoài thảo nguyên hoang dã, không có cừu dê, không có rau củ khi săn được con thỏ hay con sóc chỉ cần mổ bụng bỏ phần không ăn được rồi nướng trên ngọn lửa. Trường hợp này giống ở Tây phương như dân Miền Viễn Tây Hoa Kỳ lúc Tây Tiến, món bíp tếc, steak lúc đầu ở ngoài hoang dã chỉ là món thịt xiên que (stick) nướng trên ngọn lửa. Món steak là món stick. Món thịt nướng que stick này giống món thịt nướng que, chả chìa của Việt Nam. Việt ngữ chìa là cái que, cái cây, thấy rõ qua từ c hìa vôi là cây que quệt vôi. Anh ngữ skewer, que xiên để nướng có /kiu/ = kèo (cọc nhỏ) ruột thịt với -ke- là kè, kẻ, que. Ta cũng có từ chìa khóa. Nguyên thủy chìa khóa chỉ là một cây que, một khúc cây để cài. Từ khóa cũng vậy, theo kh = qu như khuấy = quấy, ta có khóa = qua (que, gậy, gậy nhọn làm khí giới: can qua). Khóa nguyên thủy cũng chỉ là cây que, cây then cài. Ở vùng quê khóa cổng chỉ cài cây then cài. Anh ngữ key, chìa khóa. Theo k = c = ch, ta có key /ki/ = ki, cây = cài = chìa. Theo k=q (kuốn = quốn), key = que. Anh ngữ lock (khóa) ruột thịt với log (khúc cây), nog (then cài).

Tóm lại chả chìa là thịt nướng que họ hàng với steak, thịt nướng que.

-Món Ăn Chiều Ba Mươi Tết Truyền Thống Uuz (An ancient New Year’s Eve specialty).

Món chính là món hầm đuôi bò đặc biệt.

(Mongolfood.Info ).

Món này họ hàng với mì, hủ tíu.

Cơm nấu với thịt cừu hay bò thái nhỏ, hành, bắp cải, cà rốt, ớt chuông…

-Rượu Sữa Ngựa Airag.

Rượu sữa ngựa (cái) là thứ nước uống quốc hồn quốc túy Mông Cổ, dùng làm rượu tế, rượu lễ. Như đã nói ở trên các nhà sư Phật giáo cũng được uống rượu này.

-Bánh Boortsog.

( chúng tôi ).

Một thứ bánh bột mì chiên bơ dùng với bơ và mật ong, ăn gợi nhớ tới bánh tiêu, dầu cháo quẩy nhưng dĩ nhiên thơm, béo, ngậy hơn. Như đã nói ở trên chúng tôi thường ăn với trứng cá tầm caviar vào những bữa ăn sáng! Vì thích món ăn boortsog này nên để dễ nhớ tên tôi đặt tên theo âm của boortsog là bánh ‘bò tót’ (dĩ nhiên không phải là bánh bò xốp của Việt Nam).

-Phở Bò Yak.

Theo thói quen, đi tới đâu trên thế giới tôi cũng truy lùng tìm chữ nòng nọc vòng tròn-que và những nét văn hóa bản địa thấy trên trống đồng Đông Sơn [như ở đây nhà du mục ger mái hình vòm vũ trụ giống ngôi nhà nòng không gian trên trống Ngọc Lũ I (xem Mông Cổ và Vũ Trụ Giáo), nai chà cái có sừng giống như nai cái thấy trên trống Ngọc Lũ I…] và tìm phở Việt Nam. Đi tới đâu tôi cũng tìm ăn phở dù cho phở ở đó với giá cắt cổ (có nơi giá hơn hai mươi Mỹ Kim một tô) hay là… phở giả (phở fake, giống như tin giả fake new)!

Dù gì thì phở Mông Cổ cũng đã đánh dấu thêm một sự có mặt nữa của phở Việt Nam trên bản đồ thế giới.

….

Ngày về đúng vào ngày tổng thống Putin của Nga ghé thủ đô UB nhân ngày kỷ niệm 80 năm Nga giúp Mông Cổ đánh đuổi Nhật ra khỏi Mông Cổ. Chúng tôi phải ra phi trường sớm vì khách sạn ở ngay Quảng Trường Sukhbaatar. Các ngả đường quanh đó đều bị đóng lại.

Ra phi trường thấy đã có hình bóng vài chiếc máy bay Nga. Vào dịp này vì thế cũng mới có cơ hội thấy được các phản lự cơ của Không Lực Mông Cổ.

Như đã biết đi du lịch Mông Cổ không phải là một chọn lựa đứng vào hàng đầu của nhiều người. Vì sao?

-Vì Mông Cổ là một đất nước ‘hoang dã’ về địa lý và có khí hậu khắc nghiệt.

-Vì lối sống du mục hoang dã.

-Vì thiếu cơ sở hạ tầng thiếu tiện nghi, dễ mắc “bệnh du lịch”. Trong chuyến đi này có hai người trong đoàn bị sưng đường ruột hay bị trúng độc thực phẩm, một người sưng cổ họng cấp tính với sốt ớn lạnh, một người sưng da cấp tính và một người ngã lạc đà… Bác sĩ thảo nguyên moi tiền khách du lịch. Sưng cổ họng cho truyền nước biển và sưng ngoài da cũng đòi cho truyền nước biển!

-Vì cần phải có một thể lực tốt, có thể không thích hợp với những người có bệnh thấp khớp, đau cột sống, đau cổ, đau bàn tọa, có bệnh tim mạch….

Nên nhớ,

Đi Mông Cổ,

Đừng để khổ,

Vì đau mông, đau cổ.

Chúng tôi muốn cưỡi ngựa Mông Cổ, con cháu ngựa takhi, ngựa Genghis Khan nhưng ngại vì đã có… tuổi.

Phải có một tinh thần thích mạo hiểm, yêu thiên nhiên, yêu con người và học hỏi.

…..

Nếu khắc phục được những điều kể trên thì Mông Cổ có nhiều sắc thái văn hóa, lịch sử, thiên nhiên đặc thù với những kinh nghiệm sống tuyệt vời, nhớ đời. Mông Cổ, một dân tộc hào hùng…

(Đón xem Mông Cổ và Vũ Trụ Giáo).